Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)

Câu 1 : ( 5 điểm )

 a) Tiêu hóa ở trùng giày và trùng biến hình như thế nào? (về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thải bã) ?

 b) Sinh sản nhân đôi ở trùng giày khác nhau với trùng roi xanh và trùng biến hình ở điểm nào là cơ bản ?

Câu 2 : ( 6 điểm )

 a) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người ? Qua đó trình bày các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?

 b) Giun đất phân biệt được sáng tối, nhận biết được các kích thích cơ học và tìm được nguồn thức ăn nhờ bộ phận nào của cơ thể ?

Câu 3 : ( 4 điểm )

 a) Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?

 b) Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 HUYỆN CHÂU THÀNH NĂM HỌC: 2013 - 2014 
 	 MÔN: SINH HỌC - LỚP 7 
	 Thời gian: 90 phút (Không kể phát đề) 
Câu 1 : ( 5 điểm )
	a) Tiêu hóa ở trùng giày và trùng biến hình như thế nào? (về cách lấy thức ăn, quá trình tiêu hóa và thải bã) ? 
	b) Sinh sản nhân đôi ở trùng giày khác nhau với trùng roi xanh và trùng biến hình ở điểm nào là cơ bản ? 
Câu 2 : ( 6 điểm )
	a) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người ? Qua đó trình bày các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? 
	b) Giun đất phân biệt được sáng tối, nhận biết được các kích thích cơ học và tìm được nguồn thức ăn nhờ bộ phận nào của cơ thể ? 
Câu 3 : ( 4 điểm )
	a) Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?
	b) Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ? 
Câu 4 : ( 5 điểm ) 
a) Hãy nêu đặc điểm chung của các lớp cá ? 
b) Tại sao nhiều loài cá thường có màu sẫm phía lưng và màu nhạt phía bụng ? 
---------------------------- Hết --------------------------
PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
 NĂM HỌC : 2013 – 2014
MÔN THI : SINH HỌC – KHỐI 7
CÂU 
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
1
a)*Cách lấy thức ăn: 
+ Trùng giày: thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng và hầu.
+ Trùng biến hình: khi chạm thức ăn hình thành hai chân giả bao lấy mồi.
*Quá trình tiêu hóa: 
+ Trùng giày: thức ăn được vo viên ở không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển theo quỹ đạo nhất định và thức ăn được hóa lỏng bởi enzim tiêu hóa, rồi được ngấm vào chất nguyên sinh.
+ Trùng biến hình: không bào tiêu hóa được hình thành bao lấy mồi rồi được tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa.
*Cách thải bã: 
+ Trùng giày: chất thải được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
+ Trùng biến hình: chất thải được thải ra ngoài ở bất kì vị trí nào của cơ thể.
( 3,5 điểm )
0,5
0,5
0,75
0,75
0,5
0,5 
b) – Trùng giày: phân đôi theo chiều ngang.
- Trùng roi xanh: phân đôi theo chiều dọc.
- Trùng biến hình: phân đôi theo chiều bất kì.
( 1,5 điểm )
0,5
0,5
0,5
2
a)- Ấu trùng của giun đũa có thể có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể người (tim, gan, phổi,) gây đau bụng, ho.
- Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu, hoặc sự có mặt của giun đũa với số lượng cao sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với người, làm tắc ruột, tắc ống mật,gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng làm suy kiệt cơ thể.
* Các biện pháp: 
- Giữ vệ sinh ăn uống.
- Không dùng phân bắc tươi để bón cây.
- Uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng 1 lần.
- Tìm hiểu rõ vòng đời và tập tính của chúng để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
- Phải có ý thức bảo vệ môi trường sống (không phóng uế bừa bãi,..) 
( 5 điểm ) 
1
1
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
b) Giun đất không có giác quan riêng nhưng nhờ có các tế bào cảm giác giúp chúng thực hiện được chức năng phân biệt sáng tối, nhận biết kích thích cơ học và tìm được nguồn thức ăn.
( 1 điểm ) 
1
3
a) Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu hoặc sâu bọ là: 
- Cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân, thường có 2 đôi cánh.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Di chuyển rất linh hoạt và có cơ quan miệng phát triển.
( 2 điểm ) 
0,75
0,5
0,75
b) - Tôm hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực khí oxi và khí cacbonic được trao đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
- Châu chấu hô hấp được thực hiện qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp cơ thể và là nơi thực hiện trao đổi khí ở các tế bào.
( 2 điểm ) 
1
1
4
a) Đặc điểm chung của các lớp cá: 
- Là những động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn dưới nước.
- Bơi bằng vây.
- Hô hấp bằng mang.
- có một vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt. 
( 3 điểm ) 
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
b) Nếu kẻ thù của cá ở phía trên cá nhìn xuống sẽ thấy khối nước có màu sẫm, lưng cá màu sẫm phù hợp màu môi trường, kẻ thù khó phát hiện nó.
- Ngược lại khi kẻ thù ở phía bên dưới cá nhìn lên, do phía trên có ánh sáng nên khối nước có màu sáng hơn, phía bụng cá cũng màu nhạt dễ hòa lẫn với môi trường, kẻ thù cũng khó phát hiện. vậy màu sắc đậm phía lưng nhạt phía bụng là đặc điểm thích nghi của cá giúp cá dễ tồn tại.
( 2 điểm ) 
1
1

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_20.doc