Đề thi học kỳ I Hóa học 9 thời gian 45 phút năm học 2006 - 2007
Câu 1. Định nghĩa: dung dịch là hỗn hợp
A. Chất rắn trong chất lỏng. B. Chất khí trong chất lỏng.
C. Đồng nhất của chất rắn trong dung môi. D. Đồng nhất của chất tan trong dung môi.
Câu 2. Nồng độ phần trăm của dung dịch là:
A. Số gam chất tan có trong 100g dung môi. B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
C. Số gam chất tan có trong 1lít dung dịch. D. Số gam chất tan có trong 1lít dung môi.
Câu 3. Mồng độ mol/lít của dung dịch là:
A. Số gam chất tan có trong 1lít dung dịch. B. Số mol chất tan có trong 1lít dung môi.
C. Số mol chất tan có trong 1lít dung dịch. D. Số gam chất tan có trong 1lít dung môi.
Câu 4. Một dung dịch có chứa 1g NaOH trong 100ml dung dịch. Hãy cho biết nồng độ mol/lít của
dung dịch là bao nhiêu?
A. 0,5M B. 0,01M C. 0,15M D. 0,2M E. 0,25M
PHÒNG GD HUYỆN KRÔNG NÔ ĐỀ THI HỌC KỲ I HÓA HỌC 9 Trường THCS TT Đắk Mâm Thời gian 45’ Năm học 2006 - 2007 Trắc nghiệm khách quan: Câu 1. Định nghĩa: dung dịch là hỗn hợp A. Chất rắn trong chất lỏng. B. Chất khí trong chất lỏng. C. Đồng nhất của chất rắn trong dung môi. D. Đồng nhất của chất tan trong dung môi. Câu 2. Nồng độ phần trăm của dung dịch là: A. Số gam chất tan có trong 100g dung môi. B. Số gam chất tan có trong 100g dung dịch. C. Số gam chất tan có trong 1lít dung dịch. D. Số gam chất tan có trong 1lít dung môi. Câu 3. Mồng độ mol/lít của dung dịch là: A. Số gam chất tan có trong 1lít dung dịch. B. Số mol chất tan có trong 1lít dung môi. C. Số mol chất tan có trong 1lít dung dịch. D. Số gam chất tan có trong 1lít dung môi. Câu 4. Một dung dịch có chứa 1g NaOH trong 100ml dung dịch. Hãy cho biết nồng độ mol/lít của dung dịch là bao nhiêu? A.. 0,5M B. 0,01M C. 0,15M D. 0,2M E. 0,25M Câu 5: (0,4 điểm) Hòa tan 40g NaCl trong 100g nước ở 100oC thu được dung dịch có nồng độ là: A. 28,57% B. 40% C. 30% D. 25,50% E. 28,67% Câu 6. Dung dịch BaCl2 có nồng độ 2M. Để có 0,5 mol BaCl2 cấn lấy một thể tích dung dịch là: A. 25ml B. 250ml C. 400ml D. 450ml E. 500ml Câu 7. Hợp chất nào sau đây là Bazơ: A. Đồng (II) nitrat. B. Kali clorua. C. Sắt (II) sunfat. D. Lưu huỳnh điôxit. E. Canxi hiđrôxit. Câu 8. Phương pháp nào sau đây có thể điều chế được Đồng (II) sunfat? A. Thêm dung dịch natri sunfat vào dung dịch Đồng (II) clorua. B. Thêm dung dịch axit sunfuric loãng vào đồng (II) ôxit. C. Cho đồng kim loại vào dung dịch natri sunfat. D. Cho đồng kim loại vào dung dịch axit sunfuric loãng. Câu 9. Trong các thuốc thử sau. Thuốc thử nào có thể nhận biết được natri sunfat? A. Dung dịch Bari clorua. B. Dung dịch axit clohyđric. C. Dung dịch Đồng (II) sunfat. D. Dung dịch axit sunfuric loãng. Câu 10. Các cặp chất nào sau đây không xãy ra phản ứng hoá học: A. Na2O và dung dịch HCl. B. CO2 và dung dịch NaOH. C. CaO và dung dịch KOH. D. SO2 và dung dịch Ca(OH)2. E. Các cặp chất trên đều xãy ra phản ứng hoá học. Câu 11(0,4 điểm): Phản ứng nào sau đây có xuất hiện chất kết tủa? A. Dung dịch Natri clorua với dung dịch Đồng (II) sunfat. B. Dung dịch Natri cacbonat với dung dịch Axit clohyđric. C. Dung dịch Bạc nitrat với dung dịch Natri clorua. D. Dung dịch Đồng(II) sunfat với dung dịch Bari clorua. E. Cả C và D. Câu 12(0,4 điểm): Khi nung nóng CaCO3 thấy có chất khí bay ra. Chất khí đó làm cho: A. Dung dịch Đồng (II) sunfat mất màu. B. Dung dịch nước vôi trong hoá đục. C. Nước có tính Bazơ. D. Tất cả đáp án điều sai. Câu 13(0,4 điểm): Trong các phản ứng sau. Phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? A. Cho dòng điện đi qua dung dịch NaCl. B. Nung nóng Canxi cacbonat. C. Lưu huỳnh cháy trong oxi. D. Cho sắt vào dung dịch HCl. Câu 14(0,4 điểm): Cho 5,6g Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Thể tích H2 thu được là: A. 1 lít B. 1,12 lít C. 1,5 lít D. 2,24 lít E. 2,15 lít. Câu 15(0,4 điểm): Nguyên tố kim loại X có hoá trị III. Công thức hoá học của muối sunfat như sau: A. X2(SO4)3 B. X(SO4)3 C. X2(SO4) D. X3(SO4)2 E. XSO4 Câu 16(0,4 điểm): Trong hình vẽ dưới đây. sản phẩm X là chất gì? Hình 1 A. Cu(OH)2 B. H2 C. CuO D. H2O. Câu 17(0,4 điểm): Sản phẩm thu được trong ống nghiệm (Hình 1) là gì? A. Cu(OH)2 B. Cu C. Cu2O D. CuO2 E.Cu2O2 Câu 18(0,4 điểm): Chọn câu trả lời đúng nhất. Ngâm một lá sắt trong dung dịch Đồng (II) sunfat. A. Không có hiện tượng gì xãy ra. B. Đồng được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi. C. Không có chất mới sinh ra, chỉ có Fe tan. D. Tạo ra kim loại mới là đồng và sắt (III) sunfat E. Đồng sinh ra và một phần sắt bị tan đi. Câu 19(0,4 điểm): Tính chất nào sau đây thuộc tính chất hóa học của kim loại? A. Tác dụng với oxi tạo ra ôxit. B. Tác dụng với dd muối tạo ra muối mới, kim loại mới C. Tác dụng với dung dịch axit giải phóng H2. D. Cả 3 đáp án điều đúng. Câu 20(0,4 điểm): Trong các phản ứng sau. Phản ứng nào thuộc phản ứng Trao đổi? A. Sắt tác dụng với Axit HCl. B. Ngâm thanh đồng vào dd bạc nitrat. C. Cho dd BaCl2 vào dd H2SO4 loãng. D. Sụ khí CO2 vào dd Ca(OH)2. Câu 21(0,4 điểm): Một hỗn hợp gồm: sắt, đồng, kẽm. Cho hỗn hợp trên tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, người ta thu được một dung dịch A và chất rắn B. chất rắn B là: A. Đồng B. Kẽm C. Sắt D. Đồng và Kẽm E. Sắt và kẽm. Câu 22(0,4 điểm): Tính chất hóa học riêng của Nhôm là: A. Tác dụng với dung dịch axit giải phóng H2. B. Không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội. C. Tác dụng vớ dung dịch muối của kim loại đứng sau. D. Tác dụng được với dung dịch kiềm giải phóng khí H2. Câu 23(0,4 điểm): Gang là hợp kim của sắt với cácbon. Trong đó cacbon chiếm: A. Từ 2-5%. B. Tư 3- 6% C. dưới 2% D. trên 5% Câu 24(0,4 điểm): Quá trình nào sau đây không phải là phản ứng hóa học? A. Than cháy trong không khí. B. Nung đá vôi trong lò nung. C. Thanh sắt bị han gỉ. D. Muối ăn bị kết tinh. Câu 25(0,4 điểm): Ngâm một lá sắt trong dung dịch đồng (II) sunfat một thời gian thấy có 3,2g Cu được sinh ra. Khối lượng sắt tan đi là: A. 2g B. 2.3g C. 2.5g D. 2,8g E. 3g ĐÁP ÁN HÓA 9 Đáp án Câu A B C D E 1 ´ 2 ´ 3 ´ 4 ´ 5 ´ 6 ´ 7 ´ 8 ´ 9 ´ 10 ´ 11 ´ 12 ´ 13 ´ 14 ´ 15 ´ 16 ´ 17 ´ 18 ´ 19 ´ 20 ´ 21 ´ 22 ´ 23 ´ 24 ´ 25 ´
File đính kèm:
- de thi hk I.doc