Đề thi học kì I môn thi: hóa học 12 nâng cao thời gian làm bài: 45 phút

Câu 2: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được hỗn hợp hai sản phẩm đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este đó là:

A. CH3 – COOCH=CH2 B. H-COO-CH2-CH=CH2 C. H-COO-CH=CH-CH3 D. CH2=CH-COOCH3

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì I môn thi: hóa học 12 nâng cao thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
Mã đề thi 357
ĐỀ THI HỌC KÌ I
Môn thi: HÓA HỌC 12Nâng cao
Thời gian làm bài: 45phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Cho chuỗi phản ứng sau:
A
E
B + D
B + F
+H2
+H2O
+H2O
+H2
	Biết rằng A là một este có 4 nguyên tử C và F có 2 nguyên tử C.
A. A: HCOOCH2-CH=CH2; B. HCOOH; D: CH2=CH-CH2OH; E: HCOOC3H7; F: CH3-CH2CH2OH
B. A: CH3COOCH=CH2; B: CH3COOH; D: CH3CHO; E: CH3COOC2H5; F: C2H5OH
C. CH3-CH(OH)=CH; E: HCOOC3H7; F: CH3-CH2-CH2OH
	D. A: CH3-CH2-COOCH3; B: CH3-CH2-COOH; D: CH3OH; E: CH3-CH2-COOCH3; F: CH3OH
D. A: HCOO-CH=CH-CH3; B. HCOOH;
Câu 2: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được hỗn hợp hai sản phẩm đều không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este đó là:
A. CH3 – COOCH=CH2 B. H-COO-CH2-CH=CH2 C. H-COO-CH=CH-CH3	D. CH2=CH-COOCH3.
Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự độ âm điện tăng dần: Na, Mg, Al, B.
A. B < Al < Mg < Na.	B. Mg < Al < B < Na	C. Na < Mg < B < Al	D. Na < Mg < Al < B
Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24gam chất béo cần vừa đủ 0,06mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng Xà phòng là:
A. 16,68	B. 18,38	C. 17,80	D. 18,24
Câu 5: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là:
A. Nilon-6,6	B. Tơ tằm	C. Tơ capron	D. Tơ Visco
Câu 6: Từ metan điều chế metyl fomiat ít nhất phải qua mấy phản ứng:
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 7: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh được gọi là:
A. Sự ăn mòn kim loại	B. Sự khử kim loại	C. Sự ăn mòn hóa học	D. Sự ăn mòn điện hóa
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. glucozơ, fructozơ, mantozơ bị oxi hóa bởi Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ khi đun nóng.
B. Ở nhiệt độ thường glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
C. Xenlulozơ luôn có ba nhóm OH.
D. glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, t0) cho poliancol
Câu 9: Cho các loại hợp chất : aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin(Z), este của aminoaxit (T). Dãy gồm các hợp chất đều tác dụng được cả dung dịch NaOH và dung dịch HCl là:
A. X, Y, Z	B. X, Y, Z, T	C. Y, Z, T	D. X, Y, T
Câu 10: Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa:
A. Xenlulozơ	B. Saccarozơ	C. Glucozơ	D. Tinh bột
Câu 11: Hòa tan 11,2 lít CO2(đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 1M. Nồng độ mol/l của chất trong dung dịch tạo thành là:
A. 0,375M	B. 0,25M	C. Cả A và B	D. 0,625M 
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một aminoaxit A thì thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4:1. Biết phân tử A chỉ chứa một nhóm amin bậc I. Vậy công thức đúng của A là:
A. CH3CH(NH2)COOH	B. H2N-CH2-CH2-COOH
C. NH2-CH2-COOH	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 13: Số đipeptit có thể tạo ra từ hai aminoaxit là anilin (kí hiệu Ala) và glixin (kí hiệu Gli) là:
A. 3	B. 1	C. 2	D. 4
Câu 14: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. CH2=CHCOOCH3 C. C6H5CH=CH2	D. CH3COOCH=CH2
Câu 15: Cho 8,5gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp của HTTH tan hết trong nước. Để trung hòa dung dịch thu được sau khi hòa tan X cần 0,3 lít dung dịch H2SO4 0,5M. 
A, B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X(cho Li = 7, Na = 23, K = 39) là:
A. Li, Na, mLi = 1,4g, mNa = 8,1g	B. Na, K, mNa = 6,9g, mK = 1,6g
C. Na, K, mNa = 2,3g, mK = 6,2g	D. Na, K, mNa = 4,6g, mK = 3,9g
Câu 16: Điện phân 100ml dung dịch CuSO4 0,1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catot thì ngưng điện phân. pH dung dịch ngay khi ấy với hiệu suất 100% (thể tích dung dịch được xem như không đổi) là:
A. pH = 1,0	B. pH = 1,3	C. pH = 0,7	D. pH = 2,0
Câu 17: Cho 0,448 lít khí CO2(đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,970	B. 3,940	C. 1,182	D. 2,364
Câu 18: Một hợp chất có công thức phân tử là C4H11N. Đồng phân ứng với công thức này, trong đó số đồng phân amin bậc 1, bậc 2, bậc 3 là:
A. 6 đồng phân, 3 amin bậc 1, 2 amin bậc 2, 1 amin bậc 3
B. 8 đồng phân, 4 amin bậc 1, 3 amin bậc 2, 1 amin bậc 3
C. 9 đồng phân, 3 amin bậc 1, 3 amin bậc 2, 3 amin bậc 3
D. 7 đồng phân, 3 amin bậc 1, 3 amin bậc 2, 1 amin bậc 3
Câu 19: Este X (C4H8O2) thỏa mãn điều kiện:
	X: Y1 + Y2 ; 
	X có tên là:
A. Metyl propionat	B. n-propyl fomiat	C. Isopropyl fomiat	D. Etyl axetat
Câu 20: Trong các phát biểu sau về độ cứng của nước:
	1) Đun sôi ta chỉ loại được độ cứng tạm thời
	2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả hai độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu 
	3) Có thể dùng dung dịch HCl để loại độ cứng của nước 
	4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước 
	Phát biểu đúng là:
A. Chỉ có 1,2	B. Chỉ có 1, 2, 4	C. Chỉ có 2	D. Chỉ có 4
Câu 21: Cho 24,4gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2, thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam muối clorua khan. Giá trị của m là:
A. 26,6	B. 22,6	C. 2,62	D. 2,66
Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa: Metan → X1 → X2 → X3 → X4 → anilin
	Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ X2, X3, X4 lần lượt là:
A. C6H6, C6H5Cl, C6H5ONa.	B. C6H6, C6H5NO2 C6H5NH3Cl
C. C6H12O6, C6H6, C6H5NO2	D. CH≡CH; C6H6; C6H5NO2
Câu 23: Có ba thanh kim loại là: sắt nguyên chất(X), kẽm nguyên chất (Y), kẽm có lẫn sắt (Z) Trong không khí ẩm thì:
A. Thanh X dễ bị ăn mòn nhất	B. Thanh Y dễ bị ăn mòn nhất
C. Thanh Z dễ bị ăn mòn nhất	D. Các thanh bị ăn mòn như nhau
Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp A gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp A với H2SO4đặc ở 1400C, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là:
A. 4,05	B. 18,00	C. 8,10	D. 16,20
Câu 25: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng:
A. Tráng gương	B. Hòa tan Cu(OH)2	C. Trùng ngưng	D. Thủy phân
Câu 26: Điện phân Al2O3 nóng chảy với cường độ I = 9,65A, trong thời gian 30.000s thu được 22,95g Al. Hiệu suất điện phân là:
A. 85%	B. 100%	C. 80%	D. 90%
Câu 27: Cho 20 gam hỗn hợp gồm ba amin no đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,6M, rồi cô cạn dung dịch thu được 31,68gam hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 200 ml	B. 160 ml	C. 320 ml	D. 250 ml
Câu 28: Đốt cháy hết a mol một aminoaxit A thu được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. A là:
A. A chứa 2 nhóm COOH trong phân tử	B. H2N-CH2-COOH
C. H2N -CH2-CH2-COOH	D. A chứa 2 nhóm NH2 trong phân tử
Câu 29: Cho A là một aminoaxit. Biết 0,01mol A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835gam muối khan. Còn 0,01mol A tác dụng vừa đủ với 25gam dung dịch NaOH 3,2%. Công thức cấu tạo của A là:
A. H2NC3H5(COOH)2	B. H2NC3H6COOH	C. H2NC3H4(COOH)2	D. (H2N)2C5H10COOH
Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Tinh bột có trong tế bào động vật	B. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên
C. Tinh bột là polime mạch phân nhánh	D. Để nhận ra tinh bột người ta dùng dung dịch I2.

File đính kèm:

  • docde thi hoa hoc ki 1nang cao nam 2010 2011.doc