Đề thi học kì I lớp 9 năm học :2010 – 2011 môn : hóa học
Câu 1 :Dung dịch bazơ tác dụng với chất chỉ thị màu, làm dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu gì?
A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu. D. Màu đỏ rồi hóa xanh.
Câu 2 : Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ đều cho sản phẩm là:
A. muối và bazơ mới. B. axit và bazơ mới.
C. Muối và nước. D. muối và muối.
ĐỀ THI HỌC KÌ I LỚP 9 NĂM HỌC :2010 – 2011 MÔN : HÓA HỌC THỜI GIAN : 45 Phút Họ và tên : ..Lớp : . I. Trắc Nghiệm ( 4 điểm). Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D trước đáp án đúng. Câu 1 :Dung dịch bazơ tác dụng với chất chỉ thị màu, làm dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu gì? A. Màu đỏ. B. Màu xanh. C. Không đổi màu. D. Màu đỏ rồi hóa xanh. Câu 2 : Dung dịch axit tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ đều cho sản phẩm là: A. muối và bazơ mới. B. axit và bazơ mới. C. Muối và nước. D. muối và muối. Câu 3: Cho 17,6 g hỗn hợp Fe , Cu tác dụng với dd HCl dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là: A. 3,2 g B. 6,4 g C. 12,8 g D. Kết quả khác Câu 4 : Kim loại nào sau đây có thể được dùng để làm sạch dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là FeSO4? A. Al b. Fe. C. Zn. D. Cu. Câu 5 : Theo chiều giảm dần độ hoạt động hóa học của kim loại, dãy nào sau đây không đúng? A. K, Na, Fe, Pb. B. Na, Fe, Cu, Ag. C. Fe, Zn, Cu, Au. D. Al, Fe, Cu, Ag. Câu 6 :Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây? A. K2SO3 và HCl. B. K2SO4 và H2SO4. C. KOH và Na2SO3. D. CuCl2 và Na2SO3. Câu 7: Để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và Na2SO4 ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây: A. BaCl2. B. HCl. C. NaOH. D. KNO3. Câu 8 : Người ta điều chế nhôm bằng cách A. dùng than chì khử Al2O3 ở nhiệt độ cao. B. Điện phân dung dịch muối nhôm. C. Điện Phân Al2O3 nóng chảy xúc tác criolit. D. Dùng kim loại Na đẩy Al ra khỏi dung dịch muối. II. Tự luận: 6 điểm. Câu 1(1,5 điểm). Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): Fe2O3 Fe FeCl3 Fe(OH)3 Câu 2(1,5 điểm). Có bốn lọ hóa chất mất nhãn đựng các dung dịch sau :NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.Chỉ được phép dùng quỳ tím hãy phân biệt các lọ hóa chất trên. Viết các phương trình hóa học xẩy ra (nếu có) Câu 3 (3,0 điểm). Cho 22 gam hỗn hợp 2 muối K2CO3 và KCl tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl thu được 2688 ml khí ( đktc). Viết PTHH xảy ra. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng? Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. ĐÁP ÁN I. Trắc Nghiệm ( 4 điểm). Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C, D trước đáp án đúng. Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C B C C A B C II. Tự luận: 6 điểm. Câu 1 (1,5 điểm). Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, điều kiện phản ứng (nếu có): Mỗi PTHH đúng 0,5 điểm. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3(r) + 3NaCl Câu 2(1,5 điểm). B1. Trích 4 chất trên làm 4 mẫu thử. Nhỏ lần lượt các mẫu thử trên vào giấy quỳ tím, mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ là H2SO4( nhận biết), mẫu không làm quỳ tím đổi màu là NaCl( nhận biết), 2 mẫu làm quỳ tím đổi sang màu xanh là Ba(OH)2 và NaOH. 0,5 đ B2: Lấy dd H2SO4 nhỏ vào 2 mẫu làm quỳ tím hóa xanh. Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng là mẫu chứa Ba(OH)2. Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaOH. 0,5 đ B3: PTHH Ba(OH)2 + H2SO4 à BaSO4 (r) màu trắng + 2H2O 0,25 đ NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + H2O. 0,25 đ Câu 3(3,0 điểm). = 0.12 mol. PTHH: K2CO3 + 2HCl 2KCl + CO2 + H2O 1 mol 2 mol 2 mol 1 mol 1 mol 0,12 mol 0,24 mol 0,24 mol 0,12 mol = 1,2 M n.M = 0,12.1138 = 16,56 gam = 22 – 16,56 = 5,44 gam. mKCl tạo thành = n.M = 0,12.74.5 = 17,88 gam mKCl thu được sau phản ứng = 5,44 + 17,88 = 23,32 gam. (HS có thể giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa) HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN : ĐÀM ANH TUẤN ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT TĨNH TÚC
File đính kèm:
- DE THI HOC KI I LOP 9 2010 2011.doc