Đề thi học kì 2 năm học 2009 - 2010 môn hóa học lớp 12 – ban cơ bản

Câu 1. Có thể loại trừ độ cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì:

A. Nước sôi ở 1000C

C. Khi đun sôi các chất khí bay ra B. Khi đun sôi đã làm tăng độ tan các chất kết tủa

D. Cation Ca2+ và Mg2+ kết tủa d¬ươí dạng hợp chất không tan

Câu 2. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch HCl thì sắt bị ăn mòn chậm. Nếu thêm vào giọt dung dịch CuSO4 thì sắt bị ăn mòn nhanh hơn. Thí nghiệm trên chứng tỏ

A. Sắt bị ăn mòn.

B. Đây là hiện tượng ăn mòn hoá học C. Sắt bị ăn mòn điện hoá sau đó bị ăn mòn hoá học

D. Đây là hiện tượng ăn mòn điện hoá

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học kì 2 năm học 2009 - 2010 môn hóa học lớp 12 – ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TUYÊN QUANG
TRƯỜNG THPT HÒA PHÚ
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN HÓA HỌC LỚP 12 – BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 138
Họ và tên thí sinh:  Lớp 12C
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Thí sinh hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng nhất.
Câu 1. Có thể loại trừ độ cứng tạm thời của nước bằng cách đun sôi vì: 
A. Nước sôi ở 1000C
C. Khi đun sôi các chất khí bay ra 
B. Khi đun sôi đã làm tăng độ tan các chất kết tủa
D. Cation Ca2+ và Mg2+ kết tủa dươí dạng hợp chất không tan 
Câu 2. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch HCl thì sắt bị ăn mòn chậm. Nếu thêm vào giọt dung dịch CuSO4 thì sắt bị ăn mòn nhanh hơn. Thí nghiệm trên chứng tỏ
A. Sắt bị ăn mòn.	 
B. Đây là hiện tượng ăn mòn hoá học
C. Sắt bị ăn mòn điện hoá sau đó bị ăn mòn hoá học
D. Đây là hiện tượng ăn mòn điện hoá
Câu 3 (0,5). Ngâm một lá Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc khối lượng lá Zn thay đổi như thế nào?
A. Tăng
B. Không xác định được 
C. Giảm
D. Không thay đổi
Câu 4. Từ dung dịch MgCl2 làm thế nào để điều kim loại Mg?
A. Điện phân dung dịch MgCl2 
B. Cô cạn dung dịch sau đó điện phân MgCl2 nóng chảy
C. Dùng phương pháp thuỷ luyện 
D. Dùng phương pháp nhiệt luyện
Câu 5. Phản ứng nào sau đây dùng để giải thích hiện tượng tạo thành thạch nhũ trong các hang động, sự tạo thành lớp cặn đá vôi trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng? 
A. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + 2H2O 
B. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O 
C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O	 
D. CaO + CO2 → CaCO3 
Câu 6(0,5). Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi được 1 mol oxit sắt. Công thức phân tử của oxit sắt này là:
A. Fe3O2
B. Fe3O4
C. FeO 
D. Fe2O3
Câu 7. Phần ngập nước của vỏ tàu biển được bảo vệ bằng phương pháp:
A. dùng hợp kim không rỉ.	
B. điện hoá.
C. dùng chất chống ăn mòn.	
D. cách li vỏ tàu với nước biển bằng sơn.
Câu 8. Liên kết trong kim loại được đặc trưng bởi
A. Tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt	 
B. Có tính ánh kim
C. Sự chuyển động tự do của electron trong tinh thể 
D. Sự góp chung những cặp electron 
Câu 9. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 đến dư?
A. Tạo ra kết tủa	
B. Tạo ra kết tủa rồi tan, có khí bay ra.
C. Tạo ra kết tủa và không thay đổi	
D. Tạo ra kết tủa rồi tan
Câu 10 (0,5). Hấp thụ hoàn toàn 4.48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH thu được 17.90 g muối. Nồng độ mol/l của dung dịch NaOH là:
A. 1M
B. 0.15M
C. 0.25M
D. 0,5M
Câu 11. Chỉ dùng 2 chất nào sau đây để nhận biết 4 chất rắn Na2CO3, CaSO4, CaCO3, Na2SO4 đựng trong 4 lọ riêng biệt? 
A. Nước, dung dịch HCl	
B. Dung dịch H2SO4, phenolphtalein
C. Nước, dung dịch AgNO3.	
D. Dung dịch HCl, quỳ tím
Câu 12. Câu trả lời nào sau đây sai?
A. Dung dịch muối MgSO4 không có khả năng tạo kết tủa với dung dịch BaCl2.
B. Nhôm thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
C. Khí Cl2 có khả năng oxi hoá muối Fe2+ thành Fe 3+. 
D. Nhôm thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
 Câu 13(0,5). Hoà tan hoàn toàn A(g) hỗn hợp X gồm Cu và CuO trong 200ml dung dịch HNO3 4M. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí NO2(đktc). Khối lượng A (g) của hỗn hợp X là
A. 9,75g
B. 17,6g
C. 9,6g
D. 12g
Câu 14(0,5). Cho 31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, thu được 13,44l H2(đktc). Khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
A. Kết quả khác
B. 10,8g và 20,4g
C. 9,8g và 21,4g
D. 11,8g và 19,4g
Câu 15(0,5). Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al, Al2O3, MgO, H3PO4, MgSO4 	
B. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3, ZnO
C. H2SO4, CO2, SO2, FeCl2, FeCl3 .	
D. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3, NH3 
Câu 16. Để điều chế Fe từ pirit sắt bằng phương pháp nhiệt luyện thì số phản ứng tối thiểu là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 17. Nêu hiện tượng xảy ra khi: Cho từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư, đun nóng dung dịch thu được
A. Ban đầu dung dịch hoá đục sau đó trong trở lại
B. Dung dịch chỉ tạo ra kết tủa đục
C. Ban đầu dung dịch hoá đục sau đó trong trở lại, đun nóng dung dịch lại hóa đục
D. Không có hiện tượng gì
Câu 18. Có thể phân biệt 3 chất rắn trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt: Mg, Al, Al2O3 bằng hoá chất nào sau đây? 
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch HCl
C. H2O
D. Dung dịch HNO3 đặc
Câu 19(0,5). Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, thì thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8g. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 là: 
A. 0,75 mol/lít
B. 0,1 mol/lit
C. 0,5 mol/lít
D. 0,2mol/lít
Câu 20. Để thu được kết tủa Al(OH)3 người ta dùng cách nào sau đây?
A. Cho nhanh dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 
B. Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư 
C. Cho nhanh dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư
D. Cho từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH dư
 Câu 21(0,5). Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ mol là 1 : 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96l H2 (đktc) và chất rắn, khối lượng chất rắn là bao nhiêu?
A. 2,7g
B. 10,8g
C. 8,1g
D. 5,4g
Câu 22. Câu nói sai về tính chất của Al(OH)3 là:
A. Là hợp chất lưỡng tính.	
B. Là bazơ lưỡng tính.
C. Là hiđroxit lưỡng tính.	
D. Là chất có cả tính axit và tính bazơ.
Câu 23. Công thức của Criolit là:
A. Na3F.AlF3.
B. AlF3.3NaF.
C. NaF.3AlF3.
D. Al3F.NaF3.
Câu 24. Kim loại M có Z = 19 cấu hình electron của cation M+ là:
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s22s22p63s23p5	
C. 1s22s22p63s23p54s2
D. 1s22s22p63s23p64s1
Câu 25. Để điều chế NaOH người ta dùng phương pháp:
A. điện phân NaCl (dung dịch)
B. NaCl (nóng chảy)
C. Na2SO4 (dung dịch)
D. KCl (dung dịch)
Câu 26. Cho vài giọt Phenolphtalein vào dung dịch Na2CO3. Hiện tượng xảy ra là:
A. dung dịch không đổi màu. 	
B. dung dịch chuyển thành màu vàng nhạt.
C.	 dung dịch chuyển thành màu xanh. 	
D.	 dung dịch chuyển thành màu hồng.
Câu 27. Điện phân dung dịch NaCl khi không có màng ngăn thì:
A.	 không xảy ra sự điện phân.	
B.	 thu được dung dịch NaOH.
C.	 thu được dung dịch có cả NaOH và NaCl.	
D.	 thu được nước Javen.
Câu 28. Cho các kim loại và các ion sau: Cu, Zn, Fe, Fe2+, Cu2+, Fe3+, Zn2+. Có thể có bao nhiêu cặp oxi hóa khử?	
A. 2	.
B. 3	.
C. 4.	
D. 5.
Câu 29 (0,5). Sục 5,6 lít CO2 (đo ở đktc) vào 800ml nước vôi trong 0,25M. Khối lượng CaCO3 thu được là:
A. 15g.
B. 30g.
 C.	25g.	 
D. 20g.
Câu 30 (0,5). Thể tích dung dịch KOH 1M ít nhất cần để hấp thụ hết 4,48 lít SO2 (đo ở đktc) là:
A. 100ml.
B.200ml.
C. 150ml.
D. 250ml.
(Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn. Cho khối lượng nguyên tử của các nguyên tố theo đvC: C = 12, O = 16, H = 1, Al = 27, Mg = 24, N = 14, Fe = 56, Cu = 64, S = 32, Ag = 108, Na = 23, K = 39, Ba = 137, Ca = 40, Ba = 137, Zn = 65, Br = 80 và Cl = 35,5)
----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docMa de 138.doc
Giáo án liên quan