Đề thi giao lưu học sinh giỏi năm học 2010-2011 môn: hóa học 8

Câu 1: (2,75 điểm)

1) Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ biến hóa sau:

KClO3 (A) (B) (C) (D) CaCO3

(Trong đó (A), (B), (C), (D) là các chất riêng biệt).

2) Cho các chất rắn sau ở dạng bột: BaO, MgO, P2O5, Na2O, CuO, Fe2O3. Nêu cách làm để nhận ra mỗi chất. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

Câu 2: (1,25 điểm)

Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và N2 (ở đktc) có tỉ khối đối với khí oxi là 1,225.

1) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.

2) Tính khối lượng của 1 lít hỗn hợp khí X ở đktc.

Câu 3: (2 điểm)

Để đốt cháy hết 1,6 (g) hợp chất Y cần dùng 1,2.1023 phân tử oxi, thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol là 1: 2.

1) Tính khối lượng khí CO2 và hơi nước tạo thành?

2) Tìm công thức phân tử của Y, biết tỉ khối của Y đối với H2 bằng 8.

Câu 4: (2,25 điểm)

Hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al có khối lượng bằng 20 (g).

Cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư, lọc phần kết tủa rửa sạch đem nung trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm có khối lượng 16(g). Cho thêm dung dịch NaOH vào phần nước lọc đến dư. Lọc kết tủa rửa sạch nung ở nhiệt độ cao thu được sản phẩm có khối lượng 8(g).

Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi giao lưu học sinh giỏi năm học 2010-2011 môn: hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2010-2011
Môn: Hóa học 8 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1: (2,75 điểm)
1) Viết phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ biến hóa sau:
KClO3 (A) (B) (C) (D) CaCO3
(Trong đó (A), (B), (C), (D) là các chất riêng biệt).
2) Cho các chất rắn sau ở dạng bột: BaO, MgO, P2O5, Na2O, CuO, Fe2O3. Nêu cách làm để nhận ra mỗi chất. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 2: (1,25 điểm)
Cho hỗn hợp khí X gồm CO2 và N2 (ở đktc) có tỉ khối đối với khí oxi là 1,225.
1) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
2) Tính khối lượng của 1 lít hỗn hợp khí X ở đktc.
Câu 3: (2 điểm) 
Để đốt cháy hết 1,6 (g) hợp chất Y cần dùng 1,2.1023 phân tử oxi, thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol là 1: 2.
1) Tính khối lượng khí CO2 và hơi nước tạo thành?
2) Tìm công thức phân tử của Y, biết tỉ khối của Y đối với H2 bằng 8.
Câu 4: (2,25 điểm)
Hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al có khối lượng bằng 20 (g).
Cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch HCl dư, lọc phần kết tủa rửa sạch đem nung trong không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm có khối lượng 16(g). Cho thêm dung dịch NaOH vào phần nước lọc đến dư. Lọc kết tủa rửa sạch nung ở nhiệt độ cao thu được sản phẩm có khối lượng 8(g).
Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Câu 5: (1,75 điểm)
Cho 0,2 (mol) CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 10oC. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4 (g).
(Cho NTK : H = 1; O = 16; C = 12; Mg = 24; S = 32; N = 14; Cu = 64; Al = 27)
……….HẾT………..
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
Môn : Hóa học 8
(HDC này gồm 3 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,75đ
1) 2KClO3 2KCl + 3O2
	(A)
 O2 + 2Ca 2CaO 
	(B)
	CaO + H2O Ca(OH)2
	 (C)
 	Ca(OH)2 + 2HCl CaCl2 +2H2O
	 (D)
 CaCl2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaCl
 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2) Lấy một ít các chất trên cho vào các ống nghiệm khác nhau đã đánh số thứ tự.
- Cho nước lần lượt vào các ống nghiệm rồi lắc đều ta thấy :
+ Ba chất rắn không tan là : CuO, MgO, Fe2O3.
+ Ba chất rắn tan ra là : BaO, Na2O, P2O5.
BaO + H2O Ba(OH)2
Na2O + H2O 2NaOH
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Cho giấy quỳ tím vào 3 dung dịch trên, dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là H3PO4 Chất ban đầu là P2O5.
Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là : NaOH, Ba(OH)2.
Cho dung dịch H2SO4 vào 2 dung dịch trên, dung dịch nào có kết tủa trắng là Ba(OH)2 Chất ban đầu là BaO.
Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O
Dung dịch còn lại là NaOH Chất ban đầu là Na2O.
 - Cho dung dịch HCl đủ vào 3 chất rắn không tan trên, sau đó cho tiếp NaOH vào 3 dung dịch trên, ta thấy :
+ Ống nghiệm có kết tủa xanh là CuCl2 Chất rắn ban đầu là CuO.
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
CuCl2 + 2NaOH Cu(OH)2+ 2NaCl
 xanh
+ Ống nghiệm có kết tủa trắng là MgCl2 Chất ban đầu là MgO.
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2+ 2NaCl
 Trắng
+ Ống nghiệm có kết tủa nâu đỏ là FeCl3 Chất ban đầu là Fe2O3.
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
 Nâu đỏ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
1,25đ
1) Xét 1 (mol) hỗn hợp X.
Gọi số mol CO2 là x (mol) số mol N2 là : (1-x) (mol)
Ta có : 44x + 28.(1-x) = 1,225.32
 x = 0,7 (mol).
 %VCO= 70%
 %VN= 30%.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2) 22,4 lít hỗn hợp X có khối lượng : 1,225.32 = 39,2 (g)
 1 lít hỗn hợp X có khối lượng : 
0,5 đ
3
2đ
 1) Sơ đồ phản ứng : Y + O2 CO2 + H2O 
Ta có : + = = 
Gọi số mol CO2 là x (mol) số mol H2O là : 2x (mol)
 Ta có phương trình : 44x + 18.2x = 8
 x = 0,1 (mol)
2) Ta có : 
 Hợp chất Y chỉ chứa 2 nguyên tố C và H.
Gọi CTTQ của Y là : CxHy x : y =
Công thức đơn giản nhất của Y là : (CH4)n
Ta có : 16n = 8.2 = 16 n=1 
Vậy công thức phân tử của Y là CH4.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
4
2,25đ
Các PTHH :
 Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1)
 2 Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2)
 2Cu + O2 2 CuO (3)
 MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (4)
 AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl (5)
 Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O (6)
 Mg(OH)2 MgO + H2O (7)
Theo phản ứng (3) : nCu = nCuO = 
Do đó khối lượng của đồng là: 0,2 . 64 = 12,8 ( g) 
Suy ra : %Cu = 
Theo các phản ứng (1), (4), (7) ta có : nMg= nMgO = 
 Khối lượng Mg là : 0,2 . 24 = 4,8 (g)
 %Mg = 
 %Al = 100% - ( 64% + 24%) = 12% 
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
5
1,75đ
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
0,2(mol) 0,2(mol) 0,2(mol)
Khối lượng dung dịch CuSO4 : 0,2.80 +(0,2.98).=114(g)
Trong 114 (g) dung dịch CuSO4 nóng có chứa : 0,2.160 = 32 (g) CuSO4 và : 114 - 32 = 82 (g) H2O
Khi hạ nhiệt độ xuống 10oC : 
 Gọi tách ra là x (mol).
 Khối lượng CuSO4 trong dung dịch bão hòa là : 32 - 160x (g)
 Khối lượng H2O trong dung dịch bão hòa là : 82 - 90x (g)
Độ tan của CuSO4 ở 10oC là 17,4 (g) 
 x 0,123 (mol) 
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Lưu ý: 
 - Thí sinh có thể giải nhiều cách , nếu đúng vẫn được điểm tối đa.
 - Nếu thí sinh giải đúng trọn kết quả của 1 ý theo yêu cầu đề ra thì cho điểm trọn ý mà không cần tính điểm từng bước nhỏ, nếu từng ý giải không hoàn chỉnh, có thể cho một phần của tổng điểm tối đa dành cho ý đó. Điểm toàn bài chính xác đến 0,25đ.

File đính kèm:

  • docDe HDC thi HSG Tam Duong.doc