Đề thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 6 năm học 2007-2008 - Phòng giáo dục huyện Đoan Hùng

Câu 1: (2,0 điểm) Trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với các dụng cụ sau: Cân Rôbécvan và hộp quả cân; bình chia độ ( GHĐ 250 cm3, ĐCNN 1cm3); 15 viên sỏi sạch lọt bình chia độ; khăn lau; nước.

 

Câu 2. ( 2,0 điểm). Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp (không bị thủng), khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Cách giải thích trên là đúng hay sai? Vì sao? Em hãy đưa ra một ví dụ chứng tỏ cách giải thích của mình.

Câu 3: ( 2,0 điểm) Để đưa một vật có trọng lượng 60N lên độ cao một mét, khi dùng các mặt phẳng nghiêng có chiều dài l khác nhau thì độ lớn của lực kéo F cũng thay đổi và có giá trị trong bảng sau:

Chiều dài l (m) 1,5 2,0 2,5 3,0

Lực kéo F (N) 40 30 24 20

a) Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa F và l

b) Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m thì lực kéo là bao nhiêu?

c) Nếu chỉ dùng lực kéo là 10N thì phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu?

Câu4: ( 2,0 điểm) Một thanh ray bằng sắt dài 10m, khi nhiệt độ tăng thêm 100C thì chiều dài tăng thêm 0,12mm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi môn Vật lý Lớp 6 năm học 2007-2008 - Phòng giáo dục huyện Đoan Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thanh ray bằng sắt dài 10m, khi nhiệt độ tăng thêm 100C thì chiều dài tăng thêm 0,12mm.
a) Nếu nhiệt độ tăng thêm 300C thì chiều dài tăng thêm bao nhiêu?
b) Vào mùa hè đường sắt dài 100km sẽ tăng thêm chiều dài là bao nhiêu so với mùa đông nếu nhiệt độ mùa hè là 350C, mùa đông là 50C?
Câu5: ( 2,0 điểm) Điền các thông tin A; B; C; D; E; F; G; H trong bảng sau để được bảng kết quả đúng
Khối lượng vật
Trọng lượng vật
0,5kg
A
5 tạ
B
2,5 tấn
C
50gam
D
E
150N
F
2N
G
1250N
H
0,8N
phòng GD & ĐT đoan hùng
hướng dẫn chấm lớp 6
Năm học: 2007 – 2008
(Đáp án gồm 2 trang)
Yêu cầu nội dung
điểm
Câu1: (2,0 điểm) Trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với các dụng cụ sau: Cân Rôbécvanvà hộp quả cân; bình chia độ ( GHĐ 250 cm3 , ĐCNN 0,1cm3); 15 viên sỏi sạch lọt bình chia độ; khăn lau; nước.
2đ
Giải
Bước 1: Chia 15 viên sỏi thành 3 nhóm mỗi nhóm 5 viên (Ngẫu nhiên)
0,5đ
Bước 2: Xác định khối lượng m1 của 5 viên sỏi ở nhóm 1 bằng cân Rôbécvan
0,25đ
Bước 3: Xác định thể tích V1 của 5 viên sỏi ở nhóm 1 bằng bình chia độ như sau:
+ Đổ nước vào bình đến thể tích V, thả 5 viên sỏi ở nhóm 1 vào, nước dâng lên thể tích V/
0,25đ
+ Thể tích 5 viên sỏi ở nhóm 1 là: V1 = V/ – V
0,25đ
Bước 4: Xác định khối lượng riêng của sỏi bằng công thức: D1 = 
0,25đ
Đối với 5 viên sỏi ở nhóm 2 và nhóm 3 làm tương tự và tính được D2 và D3.
0,25đ
Bước 5: Khối lượng riêng trung bình của sỏi là: D = 
0,25đ
Câu 2. ( 2.0 điểm). Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp (không bị thủng), khi được nhúng vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra và bóng phồng lên. Cách giải thích trên là đúng hay sai? Vì sao? Em hãy đưa ra một ví dụ chứng tỏ cách giải thích của mình.
Đáp án chấm
Biểu điểm
Cách giải thích trên là sai, thực tế quả bóng bàn phồng lên là do chất khí trong quả bóng gặp nóng, nở ra, thể tích khí tăng lên đẩy vỏ quả bóng phồng lên.
1.5
Ví dụ: nếu quả bóng bàn bị thủng 1 lỗ nhỏ thì khi thả vào nước nóng không xẩy ra hiện tượng trên
0.5
2đ
Câu3: ( 2,0 điểm) Để đưa một vật có trọng lượng 60N lên độ cao 1m, khi dùng các mặt phẳng nghiêng có chiều dài l khác nhau thì độ lớn của lực kéo F cũng thay đổi và có giá trị trong bảng sau:
Chiều dài l (m)
1,5
2,0
2,5
3,0
Lực kéo F (N)
40
30
24
20
a, Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa F và l
b, Nếu dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m thì lực kéo là bao nhiêu?
c, Nếu chỉ dùng lực kéo là 10N thì phải chọn mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu?
Giải
a, Khi chiều dài l tăng bao nhiêu lần thì lực F giảm đi bấy nhiêu lần. Nhận thấy trong bảng kết quả tích F.l = 60 là một hằng số. 
1,0đ
b, Khi l = 4m thì F = 15N ( F = 60/4 = 15N)
0,5d
c, Khi F = 10N thì l = 6m ( l = 60/10 = 6m)
0,5đ
Câu4: ( 2,0điểm) Một thanh ray bằng sắt dài 10m, khi nhiệt độ tăng thêm 100C thì chiều dài tăng thêm 0,12mm.
a, Nếu nhiệt độ tăng thêm 300C thì chiều dài tăng thêm bao nhiêu?
b, Vào mùa hè đường sắt dài 100km sẽ tăng thêm chiều dài là bao nhiêu so với mùa đông nếu nhiệt độ mùa hè là 350C, mùa đông là 50C?
Giải
a, Chiều dài thanh ray tăng thêm là: 3.0,12 = 0,36mm
1,0đ
b, Chiều dài thanh ray tăng thêm là: 3.0,12.10000 = 3600mm = 3,6m
1,0đ
Câu5: ( 2,0 điểm) Điền các thông tin vào bảng sau để được bảng kết quả đúng
Khối lượng vật
Trọng lượng vật
0,5kg
5N
5 tạ
5000N
2,5 tấn
25000N
50gam
0,5N
15kg
150N
0.2kg
2N
125kg
1250N
0,08kg
0,8N
Mỗi ý điền đúng cho 0,25đ
Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Đoan Hùng
Kiểm định chất lượng học sinh giỏi
 Năm học 2007 – 2008
Môn : Vật Lý - lớp 7
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
___________________________________________
B
A
M
N
K
h
h
H
Câu1: (2 điểm) Cho hình vẽ gương phẳng có giới hạn MN = 1m, HM = HN = 0,5m NK = MN =1m. Hai người đứng ở hai vị trí A và B sao cho AH = BK= h. Bằng hình vẽ hãy cho biết hai người có nhìn thấy nhau không? Vì sao?
Câu2: (2,5 điểm) Vận tốc ánh sáng trong không khí là 3.108m/s. Vận tốc âm trong không khí là 0,34km/s. Một người quan sát đứng cách nơi xảy ra sấm, chớp 5km.
a) Thời gian truyền của ánh sáng đến chỗ người quan sát là bao nhiêu?. Vì sao người ta nói rằng có thể nhìn thấy chớp tức khắc?
b) Thời gian âm truyền từ đó tới chỗ người quan sát là bao nhiêu?
c) Thời gian kể từ khi người nhìn thấy chớp cho đến khi nghe thấy sấm là bao nhiêu?
Câu3: (2,0 điểm). Cầm trực tiếp một thanh kim loại( Đồng, thép, nhôm) cọ xát vào mảnh len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì không thấy các mẩu giấy bị hút. Có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ xát hay không? Hãy giải thích câu trả lời của em?
Câu4: (1,5 điểm)Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 3 pin; khoá k; bóng đèn sợi đốt; một đèn đi ốt phát quang; một am pe kế mắc nối tiếp ( Sao cho mạch kín các thiết bị hoạt động bình thường)
*A
G1
G2
 	Câu5: (2 điểm). Cho hệ gương như hình vẽ A là điểm sáng. 
a) Bằng hình vẽ xác định số ảnh của A qua hệ hai gương.
b) Nếu một người đứng đúng ở A thì quan sát thấy gì trong hệ gương?
phòng GD & ĐT đoan hùng
hướng dẫn chấm lớp 7
Năm học: 2007 – 2008
(Đáp án gồm 2 trang)
Yêu cầu nội dung
Biểu điểm
Câu1: (2 điểm) Cho hình vẽ gương phẳng có giới hạn MN = 1m, HM = HN = 0,5m NK = MN =1m. Hai người đứng ở hai vị trí A và B sao cho AH = BK= h.B
A
M
N
H
K
h
h
 Bằng hình vẽ hãy cho biết hai người có nhìn thấy nhau không? Vì sao?
Giải
Vẽ đúng hình 
1đ
B
A
M
N
H
K
h
h
A/
B/
Vì người đứng ở A nằm ngoài vùng 
nhìn thấy của người đứng ở B và ngược lại
1đ
Câu2: (2,5 điểm) Vận tốc ánh sáng trong không khí là 3.108m/s. Vận tốc âm trong không khí là 0,34km/s. Một người quan sát đứng cách nơi xảy ra sấm, chớp 5km.
a, Thời gian truyền của ánh sáng đến chỗ người quan sát là bao nhiêu. Vì sao người ta nói rằng có thể nhìn thấy chớp tức khắc?
b, Thời gian âm truyền từ đó tới chỗ người quan sát là bao nhiêu?
c, Thời gian kể từ khi người nhìn thấy chớp cho đến khi nghe thấy sấm là bao nhiêu?
a, Thời gian truyền ánh sáng là: 
Vì thời gian truyền của ánh sáng chớp là rất ngắn nên ta cảm thấy nhìn thấy chớp ngay tức khắc 
1,0đ
b, Thời gian âm truyền đến chỗ người quan sát là: 
0,75đ
c, Thời gian từ khi nhìn thấy chớp đến khi nghe thấy sấm xấp xỉ bằng 14,7 s 
( vì thời gian truyền của ánh sáng chớp là rất ngắn)
0,75đ
Câu3: (2,0 điểm). Cầm trực tiếp một thanh kim loại( Đồng, thép, nhôm) cọ xát vào mảnh len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì không thấy các mẩu giấy bị hút. Có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ xát hay không? Hãy giải thích câu trả lời của em?
2,0đ
Giải
Không. Vì kim loại cũng như các chất khác khi cọ xát với len đều bị nhiễm điện. Tuy nhiên kim loại dẫn điện tốt cho nên các điện tích xuất hiện liền truyền đến tay người làm thí nghiệm rồi truyền xuống đất nên ta không thấy chúng nhiễm điện (không hút các mẩu giấy vụn)
2,0đ
Câu4: (2,0 điểm)Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện 3 pin; khoá k; bóng đèn sợi đốt; một đèn đi ốt phát quang; một am pe kế mắc nối tiếp ( Sao cho mạch kín các thiết bị hoạt động bình thường). Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch
A
A
X
+
-_
K
Giải
1.5 đ
Câu5: (2 điểm). 
*A1
A2 *
a,Có ba ảnh của A qua hai gương
G1
b, Nếu người đứng ở A sẽ nhìn thấy ba 
*A
 3 *
A .
ảnh của mình qua hai gương
G2
1,5đ
Chú ý: Học sinh có thể giải hoặc lập luận theo cách khác mà vẫn đảm bảo tính chính xác và khoa học thì vẫn cho điểm theo thang điểm trên.
	.....................................................Hết......................................................... 
Phòng Giáo dục và đào tạo Huyện Đoan Hùng
Kiểm định chất lượng học sinh giỏi
 Năm học 2007 – 2008
Môn : Vật lý - lớp 8
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
___________________________________________
Câu1:(3 điểm) Một chiếc xe đạp phải đi từ điểm A đến điểm B trong một thời gian qui định t. Nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v1= 48km/h thì sẽ đến B sớm hơn dự định 18 phút, nếu xe chuyển động từ A đến B với vận tốc v2= 12km/h thì sẽ đến muộn hơn dự định 27 phút.
a) Tìm chiều dài quãng đường AB và thời gian qui định t.
b) Để xe chuyển động từ A đến B đúng giờ qui định t, xe chuyển động từ A đến C với vận tốc v1= 48km/h ( C thuộc đoạn AB) rồi tiếp tục chuyển động trên đoạn C đến B với vận tốc v2= 12km/h. Tính chiều dài quãng đường AC?
Câu 2: ( 2.5 điểm) Một bếp dầu đun 1lít nước trong ấm bằng nhôm khối lượng m2=300g thì sau thời gian t1= 10phút nước trong ấm sôi. Nếu dùng bếp và ấm nói trên để đun 2lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước trong ấm sôi? Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là c1= 4200j/kg.K, c2= 880j/kg.K, nhiệt do bếp cung cấp một cách đều đặn.
Câu 3 (2 điểm) Lấy một cốc nước đầy và từ từ cho vào đó một thìa con muối tinh. Nước trong cốc có tràn ra ngoài không? Giải thích.
Câu4: ( 2,5 điểm) a) Khi đưa một vật lên cao 2m bằng mặt phẳng nghiêng người ta phải thực hiện công là 3000J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,8. Tính trọng lượng của vật. 
b) Cho biết chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 20m. Tìm công để thắng ma sát khi kéo vật lên và độ lớn lực ma sát khi đó.
phòng GD & ĐT đoan hùng
hướng dẫn chấm lớp 8
Năm học: 2007 – 2008
(Đáp án gồm 2 trang)
Yêu cầu nội dung
Biểu điểm
Câu 1.
Giải
a, Ta lấy đơn vị thời gian là phút, do đó v1= 0,8km/phút, v2= 0,2km/phút. ta có chiều dài đoạn đường AB là S = v2( t + 27 ) = v1(t- 18) suy ra:
 t = phút
1.0đ
Tính được S = 0,8(33-18) = 12km
0,5đ
b, Đặt s1t1là quãng đường và thời gian đi từ A đến C, vậy thời gian đi từ C đến B là t-t, vậy ta có:
v1t1 + v2(t-t1) = 12 => t1= 9phút.
1.0đ
Tính được AC: s1= v1t1= 0,8.9 = 7,2km
0,5đ
Câu 2: ( 2.5 điểm) Một bếp dầu đun 1lít nước trong ấm bằng nhôm khối lượng m2=300g thì sau thời gian t1= 10phút nước trong ấm sôi. Nếu dùng bếp và ấm nói trên để đun 2lít nước trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước trong ấm sôi? Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là c1= 4200j/kg.K, c2= 880j/kg.K, nhiệt do bếp cung cấp một cách đều đặn.
Giải
Gọi Q1và Q2 là nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước trong hai lần đun, m1và m2

File đính kèm:

  • docLY.doc
Giáo án liên quan