Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 2 tỉnh an giang

Bài 1: (5đ)

1. Propen phản ứng với Brom có hòa tan một lượng nhỏ NaI có thể tạo thành bao nhiêu sản phẩm ? Viết phương trình phản ứng và giải thích.

2. a. Có hai lọ đựng HCOOH và HCHO mất nhãn. Chỉ được dùng phản ứng tráng bạc để nhận ra mỗi lọ (nêu cách làm).

b. Bằng cách nào loại nước ra khỏi cồn 96 độ.

 

docx3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 2 tỉnh an giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 2 TỈNH AN GIANG
Ngày thi: 3/12/2005
Bài I:
Bài 1: (5đ)
1. Propen phản ứng với Brom có hòa tan một lượng nhỏ NaI có thể tạo thành bao nhiêu sản phẩm ? Viết phương trình phản ứng và giải thích.
2. a. Có hai lọ đựng HCOOH và HCHO mất nhãn. Chỉ được dùng phản ứng tráng bạc để nhận ra mỗi lọ (nêu cách làm).
b. Bằng cách nào loại nước ra khỏi cồn 96 độ.
Câu II: (5đ).
Trôn a mol Ch3COOH với b mol C2H50H sau một thời gian sinh ra c mol este, tới lúc lượng este không đổi. 
a. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng K
Tính K với a = b = 1 ; c = 0.667
b. Tính khối lượng este tạo thành khi cho 60 gam CH3C00H tác dung với 184 gam rượu C2H5OH. Nếu cho 57 ml axit axetic tác dụng với 244 ml rượu etylic 95 độ 5 thì lượng este thu được tăng hay giảm so với trên ? Tại sao ? Biết d CH3C00H = 1.053 g/ml và D C2H50H = 0.79 g/ml
Câu III: (5đ)
Từ một loại hợp chất hữu cơ người ta tinh chế được chất A chứ 76.92% C, 12.82% H và 10.26 % O trong phân tử. Cho M A = 156 đvc. A còn được điều chế bằng cách hidrô hóa có xúc tác 2 - Isopropyl - 5 - metylphenol (chất B).
1. Xác định công thức cấu tạo của A
2. Viết các công thức đồng phân Cis- Trans của A
3. Đun nóng A với H2S04 đặc thu được hai chất có cùng công thức phân tử C10H18. Viết CTCT của 2 chất đó và viết cơ chế phản ứng
4. So sánh tính axit của A và B. Giải thích
Câu IV: (5đ)
Một hợp chất hữu cơ A có chứa các nguyên tố C, H , O trong đó C chiếm 40 % và H chiếm 6.67 % về khối lượng. Cho A thực hiện các phản ứng sau :
* Phản ứng 1: Cho A vào dd NaOH thu được hai hợp chất hữu cơ B và C.
* Phản ứng 2: Cho thêm HCl vào B thì tạo thành chất D.
* Phản ứng 3: Oxi hóa C cũng thu được D
a. Xác đinh đơn giản của A.
b. Xác định CTCT của A . Viết các Phương trình phản ứng và gọi tên từ A đến D theo danh pháp IUPAC
c. Trình bày cơ chế phản ứng 1
d. Viết phương trình của D với axit H2S04 đặc nóng.
Bài II:
Câu 1: (5đ)
1. Cation Fe3+ là axit, phản ứng với nước theo phương trình sau :
Fe3+ + 2H20 Fe(0H)2+ + H30+
Ka của Fe3+ là 10^-2.2. Hỏi nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(0H)3. Tính pH của dung dịch đó biết Fe(0H)3 có Ksp = 10^-38
2. a. Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và cấu trúc không gian , dạng hình học của các phân tử S02, NH3, PCl3, SF6
b. Áp dụng thuyết lai hóa giải thich kết quả thực nghiệm xác định đuệoc BeH2, C02 là phân tử thẳng
Câu 2: (5đ) 
1. Trung hòa 100 cm3 dung dịch Ch3C00H 0.1 M (Ka = 2.10*-5) bằng dung dịch NaOH 0.1 M. Tính pH của dung dịch:
a. Trước khi thêm dung dịch NaOH
b. Khi đã cho thêm 50 cm3 dd NaOH
c. Khi đã cho thêm 100 cm3 dd NaOH
2. Hòa tan 2.84 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm A và B kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 120 Ml dung dịch HCl 0.5 M thu được 0.896 l CO2 (54.6 độ c và 0.9 atm) và dd X.
a. Xác định hai kim loại A và B và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X.
b. Tính % khối lượgn mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
c. Nếu cho toàn bộ lượng khí C02 hấp thu bởi 200 Ml dd Ba(0H)2 thì nồng độ của Ba(0H)2 là bao nhiều để thu được 3.94 gam kết tủa.
d. pha loãng dung dịch X thành 200 Ml, sau đó thêm 200 Ml dung dịch Na2S04 0.1 M. Biết rằng khi lượng kết tủa BSO4 không tăng thêm nữa thì tích số nồng độ các ion B2+ và S042- trong dung dịch bằng Q = [B2+][SO42-] = 2.5.10*-5. Hãy tính lượng kết tủa tạo ra.
Câu III: (5đ)
Người ta dự định làm kết tủa CdS từ một dung dịch có chứ Cd2+ ([Cd+2] = 0.02M) và Zn2+ ([Zn2+] = 0.02M) bằng cách là bão hòa một cách liên tục dd với H2S.
1. Người ta phải điều chỉnh pH của dd trong khoảng nào để có thể làm kết tủa một lượng tối đa CdS mà không làm kết tủa ZnS
2. Tính [Cd2+] còn lại khi ZnS bắt đầu kết tủa. Biết dung dịch [H2S] = 0.1 M
Cho H2S có Ka1 = 10*-7 ; Ka2 = 1.3.10*-13
CdS có Ksp = 10*-28; ZnS có Ksp = 10*-22
Câu IV: (5đ).
Cho 291.2 ml hỗn hợp khí A gồm : C02; C0; H2 và N2 qua dung dịch NaOH dư thì thể tích khí còn lại là 268.8 ml hõn hợp B. Đun nóng hh khí B với hơi nước dư có xúc tác thu được hh khí C, hiệu suất phản ứng là 50%.
Cho hỗn hợp khí C qua dung dịch Ba(0H)2 dư thấy xuất hiện 0.2955 gam kết tủa và hỗn hợp khí D có thể tích 268.8 ml. Lấy 1/10 thể tích hh khí D trộn với thể tích tương đương khí 02, đem đốt rồi đưa về 0 độ C thì thể tích khí còn lại là 30.24 ml. Xác địinh phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A.

File đính kèm:

  • docxDE THI CHON HOC SINH GIOI VONG 2 TINH AN GIANG.docx
Giáo án liên quan