Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp tỉnh môn thi: Hóa học 9; năm học 1998 - 1999

Câu 2: (4đ) Trình bày cách nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch: HNO3; CaCl2; Na2CO3 và NaCl bằng pphh mà không dùng thêm chất thử nào khác?

Câu 3:(4đ) Đem 17,2 gam hh 2 kim loại Cu, Ag tác dụng vừa đủ với V ml dd H2SO4 96% (d = 1,84g/ml) thì có 3,36 lít khí SO2 thoát ra ở đktc. Tất cả pư xảy ra hoàn toàn. Hãy tính:Khối lượng từng kim loại trong hh đầu?V ml dd H2SO4 đã pư?

Câu 4: (4đ) đem đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hh CH4 và C2H4; khí CO2 sinh ra được dẫn vào 200ml dd Ca(OH)2 aM, sau pư thu được 10g CaCO3 và 16,2g Ca(HCO3)2. tất cả các pư xảy ra hoàn toàn. Hãy tính:

a. Số mol khí SO2 tạo thành?

b. Khối lượng CH4; C2H4 lúc đầu và aM?

Câu 5: (4đ) Đặt 2 cốc A, B có khối lượng bằng nhau trên 2 đĩa cân, cân thằng bằng. bỏ vào cố A một quả cân nặng 1,056 gam; bỏ vào cốc B 1000 gam dd HCl 7,3% thì cân mất thăng bằng.Phải thêm vào cốc B m gam CaCO3 để cho cân thăng bằng trở lại, biết rằng khi cân thăng bằng trở lại thì trong cốc B không còn CaCO3.Tính m gam CaCO3 và nồng độ % chất tan trong cốc B sau khi cân thăng bằng trở lại.

 

doc35 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi THCS cấp tỉnh môn thi: Hóa học 9; năm học 1998 - 1999, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I CHỌN HỌC SINH GIỎI – NH: 1999 – 2000
	Môn: Hóa học 9 – Thời gian: 150 phút.
Bài 1: (5đ)
Viết các PTHH theo sơ đồ biến hóa sau:
 Fe2(SO4)3 	 Fe(OH)3
	FeCl3
b.Để một mẩu Na trong không khí, một thời gian sau người ta thấy có một lớp mỏng xốp bám ở ngoài. Hãy dự đoán các chất tạo thành và viết các PTHH?
Bài 2: (5đ)
Cho hh gồm 6,2g CaCO3 và CuSO4 t/d vừa đủ với 200 ml dd HCl người ta thu được 0,448 lít khí ở đktc.
Tính tỉ lệ % về k.l của mỗi muối trong hh?
Tính nồng độ mol của dd HCl?
Bài 3: (5đ)
Dùng 50ml dd NaOH 1M tác dụng vừa đủ với dd Cu(NO3)2 thì được chất kết tủa A và dd B. nung A cho tới k.l không đổi thì thu được chất rắn màu đen C. dùng khí hidro khử hoàn toàn chất C thì thu được chất màu nâu đỏ D.
Hãy viết các PTHH xảy ra?
Tính k.l chất rắb D thu được nếu hiệu suất của quá trình là 80%?
Bài 4: (5đ)
Hai miếng kẽm có cùng k.l 100g. miếng thứ nhất nhúng vào 100 ml dd CuSO4 dư, miếng thứ 2 nhúng vào 500ml dd AgNO3 dư. Sau một thời gian lấy 2 miếng kẽm ra khỏi dd nhận thấy miếng thứ nhất giảm 0,1% k.l, nồng độ mol của các muối kẽm trong 2 dd bằng nhau. Hỏi k.l của miếng kẽm thứ 2 thay đổi ntn? Giả sử các kim loại thoát ra đều bám vào miếng kẽm?
Phòng GD- ĐT An Nhơn	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – NH: 2000 – 2001
	Môn: Hóa học 9 – Thời gian: 150 phút.
Bài 1: (4đ)
Xác định các chất A, B, C, D và viết đầy đủ các PTHH xảy ra theo sơ đồ sau đây:
ZnS + O2 –t0--> A + B
A + H2S -> C + H2O
C + O2 –t0--> A
B + HCl -> D + H2O
b. Hãy chọn những chất thích hợp để khi t/d với 1 mol axit H2SO4 thì thu được 11,2 lít; 5,6 lít khí SO2 ở đktc. Viết các PTHH xảy ra?
Câu 2: (6đ)
Viết các PTHH theo sơ đố pư sau:
Na2CO3 -> CO2 -> NaHCO3 -> Na2CO3 -> BaCO3
Cu 	CuO
	Cu(NO3)2
Cu	Cu(OH)2
Hãy viết các PTHH thực hiện các quá trình chuyển hóa sau:
Fe 	Fe(OH)3
Câu 3: (6đ)
Nhận biết 4 dd sau đây bằng pphh: HCl; BaCl2; K2CO3 và KCl.
Cho 0,896 lít khí CO2 ở đktc dẫn qua 2 lít dd Ba(OH)2 0,018M. Tính k.l từng muối BaCO3 và Ba(HCO3)2 thu được?
Cho một oxit của kim loại M chưa rõ hóa trị, trong đó k.l oxi chiếm 20%. Xác định tên kim loại M?
Câu 4: (4đ)
Cho 6g hh gồm Mg, Fe vào 200ml dd HCl 1M, toàn bộ khí H2 thoát ra dẫn qua ống sứ chứa 6g CuO nung nóng, sau pư trong ống có m gam chất rắn. giả sử pư giữa H2 và CuO xảy ra với hiệu suất 80%.
Tính thể tích H2 thu được ở đktc?
Tính m?
Phòng GD- ĐT An Nhơn	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – NH: 2001 – 2002
	Môn: Hóa học 9 – Thời gian: 150 phút.
Lý thuyết:
Câu 1: (2đ)
Các cặp hóa chất sau có thể tồn tại trong cùng một ống nghiệm chứa nước cất không? Tại sao?
NaNO3 và KOH; NaCl và AgNO3; KOH và HNO3; Na2CO3 và HCl; KOH và FeCl2; FeCl2 và K2SO4.
Câu 2: (2đ)
Có 5 lọ mất nhãn đựng các dd sau:
NaCl; CuSO4; H2SO4; MgCl2 ; NaOH. Không dùng thêm thuốc thử nào khác, cho biết cách nhận ra từng chất?
Bài tập:
Bài 1: (2đ)
Khi nung hh CaCO3 và MgCO3 thì k.l chất rắn thu được sau pư chỉ bằng ½ k.l ba đầu. xác định tp% k.l các chất trong hh ban đầu?
Bài 2: (2đ)
Người ta cho 0,3g một kim loại có hóa trị không đổi, tác dụng với nước được 168ml Hidro ở đktc.
Xác định tên kim loại đó? Biết rằng kim loại nói chung có khả năng t/d với nước có hóa trị tối đa là III.
Bài 3: (2đ)
Cho hợp kim gồm Mg và Fe t/d với H2SO4 loãng, dư thu được 2,24 lít khí ở đktc. Nếu hợp kim này t/d với dd FeSO4 có dư thì k.l hợp kim tăng lên 2g. tìm k.l mỗi kim loại trong hợp kim?
Phòng GD- ĐT An Nhơn	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – NH: 2002 – 2003
	Môn: Hóa học 9 – Thời gian: 150 phút.
Bài 1: (4đ)
Biết A, B, C, D, E là những chất khác nhau. Em hãy hoàn thành các PTHH sau:
Cu + .. -> A + BÓ + H2O
A + NaOH -> CÔ + Na2SO4
C -> D + H2O
D + H2 -> .. + H2O.
B + NaOH -> E + H2O.
Bài 2: (4đ)
Một hh gồm Cu, Fe, Ag. Hãy trình bày pphh tách riêng từng kim loại. viết các PTHH minh họa?
Bài 3: (4đ)
Hòa tan 286g Na2CO3 .xH2O vào 744g H2O thì thu được dd có nồng độ 10%. Tính x?
Bài 4: (4đ)
Cho 5,6g một oxit kim loại t/d vừa đủ với axit HCl thu được 11,1g muối clorua của kim loại đó. Hãy cho biết tên của kim loại?
Bài 5: (4đ)
Nhúng một lá Al vào dd CuSO4. sau pư, lấy lá Al ra thì thấy k.l dd nhẹ đi 1,38g. Tính k.l Al đã tham gia pư?
Phòng GD- ĐT Phù Mỹ	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI – NH: 2006 – 2007.
	Môn: Hóa học 9 – Thời gian: 150 phút.
Trắc nghiệm khách quan: (6đ)
Trong mỗi câu hỏi sau có kèm theo 4 phương án trả lới a, b, c, d. em hãy lựa chọn một phương án trã lời đúng:
Dãy bazo bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit bazo và nước:
a. Fe(OH)3, NaOH, Ba(OH)2 , Cu(OH)2	b. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Fe(OH)3; Al(OH)3
c. Cu(OH)2, NaOH, Mg(OH)2; Al(OH)3 	d. Cu(OH)2; NaOH; Mg(OH)2; Fe(OH)3
2. Cho các phân bón sau: NH4NO3; KCl; NH4Cl; Ca3(PO4)2; (NH2)2CO; (NH4)2HPO4. Muốn có hh phân NPK ta cần trộn:
a. NH4NO3; KCl; NH4Cl.
b. NH4Cl; Ca3(PO4)2; (NH4)2HPO4.
c. (NH2)2CO; KCl; Ca3(PO4)2;
d. Ca3(PO4)2; (NH2)2CO; (NH4)2HPO4
3. Cho các oxit sau: K2O; H2O; NO; CO2; N2O5; CO; SO2; P2O5; CaO. Số oxit axit và oxit bazo tương ứng là:
a. 3 và 4	b. 4 và 2	c. 5 và 4	d. 7 và 2.
4. Để làm khô khí CO2 có lẫn hơi nước, người ta dẫn khí này đi qua:
a. Al2O3 hay P2O5	b. NaOH khan.	c. H2SO4 đặc hay NaOH khan	d. P2O5.
5. Hòa tan 2,52g một kim loại X bằng dd H2SO4 loãng thu được 6,84g muối sunfat. X là :
a. Fe 	b. Zn 	c. Mg	d. Ba.
6. Khi cho luồng khí H2 có dư đi qua ống nghiệm chứa Al2O3; FeO; CuO; MgO nung nóng đến khi pư xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
a. Al2O3; FeO; CuO; Mg	b. Al2O3; Fe; Cu; MgO.
c. Al; Fe; Cu; Mg	d. Al; Fe; Cu; MgO.
7. Bột Ag có lẫn Cu và Fe. Dd dùng loại bỏ tạp chất là:
a. FeCl2	b. CuCl2	c. AgNO3	d. KCl.
8. Trình tự tiến hành để phân biệt 4 oxit Na2O, Al2O3, Fe2O3 và MgO là:
a. Dùng nước, dd NaOH, dd HCl, dd NaOH.
b. Dùng nước, dd NaO, dd HCl; dd AgNO3.
c. dd HCl; khí CO2.
Dd NaOH; dd HCl; khí CO2.
9. Một dd chứa x mol KAlO2 t/d với dd chứa y mol HCl. Điều kiện để sau pư thu được lượng kết tủa lớn nhất là:
a. x > y	b. y < x	c. x = y	d. x < 2y.
10. Có 3 kim loại Ba, Al, Ag. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng thì nhận biết được:
a. Ba	b. Ba, Ag	c. Ba, Al, Ag	d. Không xác định.
11. X là nguyên tố có cấu hình electrong cuối cùng là 2p4, số khối của X là 16 thì:
a. X có 8e và 8p	b. X có 4e và 8p	c. X có 16n và 8e	d. X có 4e và 16p.
12. HH X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. để đốt cháy hoàn toàn lít khí CH4 cần 2,8 lít hh X, biết thể tích các khí đo ở đktc. V là:
1. 1,65 lít	b. 1,55 lít	c. 1,45 lít	d. 1,75 lít.
Tự luận: (14đ)
Câu 1: (2,5đ) Viết các PTHH khi cho các cặp chất sau đây t/d với nhau:
a.dd NaHSO4 và dd Ba(CO3)2.
b.Ca và dd NaHCO3.
c.Dd KOH và dd AlCl3
d. Dd Na2CO3và dd FeCl3.
Câu 2: (3,5đ)
Hòa tan m gam kim loại M bằng dd HCl dư thu được V lít khí H2. Cũng hòa tan m gam kim loại M ở trên bằng dd HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO. cho rằng các khí đo ở cùng đk.
a.Viết các PTHH.
b.Hỏi M là kim loại gì? Biết rằng k.l muối nitrat tạo thành gấp 1,905 lần k.l muối clorua?
Âcu 3: (4 đ)
Hòa tan 38,4 g hh gồm Fe và Fe2O3 bằng 250ml dd H2SO4 2M thu được V lít khí H2 ở đktc, dd A và còn lại 5,6g Fe dư. Cô cạn dd A thu được a gam muối ngậm nước, biết rằng mỗi phân tử muối ngậm 7 phân tử nước.
Tính V.
K.l của mỗi chất trong hh ban đầu.
Tính a?
Câu 4: (4đ)
Hòa tan hh canxicacbonat và canxi oxit bằng dd H2SO4 loãng dư thu được dd A, khí B. Cô cạn dd A thu được 3,44g thạch cao CaSO4.2H2O. cho tất cả khí B hấp thụ vào 100 ml dd NaOH 0,16M sau đó thêm BaCl2 dư vào thấy tạo ra 1,182g kết tủa.
Viết các PTHH.
Tính k.l mỗi chất trong hh?
UBND HUYỆN AN NHƠN	ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Phòng GD- ĐT 	 NĂM HỌC: 2008 – 2009
	Môn: Hóa học 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4đ) 
Bằng phương pháp hóa học, em hãy tách hỗn hợp khí gồm H2, CO2, H2S và O2 thành từng khí riêng biệt. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Đặt lên hai đĩa cân, rót dung dịch HCl vào hai cốc, khối lượng axit hai cốc bằng nhau, hai đĩa cân ở vị trí thăng bằng. Thêm vào cốc thứ nhất một lá sắt, cốc thứ hai một lá nhôm, khối lượng hai kim loại bằng nhau. Hãy giải thích và cho biết vị trí của hai đĩa cân trong mỗi trường hợp sau:
Hai lá kim loại đều tan hết.
Thể tích hidro sinh ra ở mỗi cốc bằng nhau (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).
Câu 2: (4đ)
Cho hai chất khí AOx và BHy. Biết dAOx/BHy = 4. Thành phần % khối lượng của oxy trong AOx là 50% và thành phần hidro trong BHy = 25%. Xác định công thức hợp chất trên.
Cho dòng khí hidro dư đi qua 3,54 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 được đốt nóng. Sau khi phản ứng xong còn lại 2,94 gam Fe. Nếu cho 3,54 gam hỗn hợp ban đầu trên tác dụng với dung dịch CuSO4 cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy chất rắn, sau khi làm khô chất rắn cân nặng 3,72 gam. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Câu 3: (4đ)
Một hỗn hợp X gồm hai kim loại: một kim loại có hóa trị II và một kim loại vừa có hóa trị II, vừa có hóa trị III có khối lượng là 1,84 gam. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thì X tan hết cho ra 1,12 lít H2 (đktc). Còn nếu cho X ta hết trong dung dịch HNO3 thì thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Tìm hệ thức liên hệ giữa hai khối lượng của hai kim loại, suy ra các kim loại trên. (Biết rằng kim loại vừa có hóa trị II vừa có hóa trị III có thể là Fe hoặc Cr).
Hòa tan 14,4 gam Mg vào 400cm3 dung dịch HCl chưa rõ nồng đô, thu được V1 thể tích khí H2 và còn lại một phần chất rắn không tan. Lọc lấy phần không tan và cho thêm vào 20 gam Fe, tất cả cho hòa tan vào 500cm3 dung dịch axit ở trên thấy thoát ra V2 thể tích khí H2 và còn lại 3,2 gam chất rắn không tan. Tính V1, V2 (các khí đo ở đktc).
Câu 4: (4đ)
	Hòa tan m1 gam kim loại A (hóa trị I) vào nước thu được dung dịch X và V1 lít khí bay ra. Cho V2 lít khí CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa m2 gam chất tan. Cho dung dịch Y tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra V3 lít khí. (Biết các thể tích khí ở đktc).
Viết các phương trình phản ứng.
Cho V2 = V3. Hãy biện luận thành phần các chất tan trong dung dịch Y theo V1 và V2.
Cho V2 = 5/3V1. Lập biểu thức tính m1 theo m2 và V1.

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi hoa hoc 9.doc