Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 Trung học Cơ sở cấp tỉnh - Năm học 2007-2008
Câu 1.
1.1. Thế nào là phép lai phân tích ? Dựa vào kết quả của phép lai phân tích, người ta có thể kết luận được điều gì ? (Không yêu cầu cho thí dụ minh họa)
1.2. Ở một loài thực vật lưỡng tính, tính trạng hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa màu trắng. Giả định loài thực vật này chỉ sinh sản bằng cách tự thụ phấn.
Làm thế nào để biết được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ ? (Không yêu cầu minh họa bằng sơ đồ lai)
Câu 2. Xét 5 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có 2n = 10. Trong 5 tế bào này có :
* 3 tế bào nguyên phân 5 lần.
* 2 tế bào còn lại chỉ nguyên phân 3 lần.
Tính tổng số nhiễm sắc thể tự do do môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 5 tế bào nói trên.
Câu 3. 3.1. Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết ?
3.2. Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn–có tua cuốn và hạt nhăn–không có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn–có tua cuốn. Tiếp tục, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ :
3 hạt trơn–có tua cuốn : 1 hạt nhăn–không có tua cuốn.
Khi xem xét quy luật di truyền đã tác động đến phép lai nói trên, ta thấy :
A) Ở thế hệ F2, từng cặp tính trạng đều phân ly theo tỷ lệ 3 : 1
B) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập
C) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết
D) Ở thế hệ F2 không có sự tổ hợp lại các tính trạng của P (không có sự xuất hiện biến dị tổ hợp)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞCẤP TỈNH --[-- Năm học 2007 - 2008 Môn : SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề): Câu 1. 1.1. Thế nào là phép lai phân tích ? Dựa vào kết quả của phép lai phân tích, người ta có thể kết luận được điều gì ? (Không yêu cầu cho thí dụ minh họa) 1.2. Ở một loài thực vật lưỡng tính, tính trạng hoa màu đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa màu trắng. Giả định loài thực vật này chỉ sinh sản bằng cách tự thụ phấn. Làm thế nào để biết được chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ ? (Không yêu cầu minh họa bằng sơ đồ lai) Câu 2. Xét 5 tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật có 2n = 10. Trong 5 tế bào này có : * 3 tế bào nguyên phân 5 lần. * 2 tế bào còn lại chỉ nguyên phân 3 lần. Tính tổng số nhiễm sắc thể tự do do môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của 5 tế bào nói trên. Câu 3. 3.1. Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết ? 3.2. Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn–có tua cuốn và hạt nhăn–không có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn–có tua cuốn. Tiếp tục, cho F1 giao phấn với nhau được F2 có tỷ lệ : 3 hạt trơn–có tua cuốn : 1 hạt nhăn–không có tua cuốn. Khi xem xét quy luật di truyền đã tác động đến phép lai nói trên, ta thấy : A) Ở thế hệ F2, từng cặp tính trạng đều phân ly theo tỷ lệ 3 : 1 B) Hai cặp tính trạng di truyền độc lập C) Hai cặp tính trạng di truyền liên kết D) Ở thế hệ F2 không có sự tổ hợp lại các tính trạng của P (không có sự xuất hiện biến dị tổ hợp) a/ Chọn những câu đúng. b/ Hai cặp tính trạng nói trên được di truyền theo quy luật nào ? Giải thích. (Không yêu cầu biện luận thí nghiệm và kiểm chứng bằng sơ đồ lai) Câu 4. 4.1. Khi nói về cấu trúc của ARN, người ta có các câu khẳng định sau đây : A) Có khối lượng và kích thước lớn hơn nhiều so với ADN B) Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân C) Chỉ gồm có một mạch đơn D) Đơn phân cấu tạo nên ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G và X Chọn câu không đúng. 4.2. ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào ? Trình bày những nguyên tắc ấy. 4.3. Cho biết trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung với mạch khuôn của một đoạn gen như sau : A – T – T – X – A – G – X – G – A – T Làm thế nào để xác định được ngay (xác định nhanh) trình tự các nuclêôtit tương ứng trên đoạn phân tử ARN được tổng hợp từ đoạn gen nói trên ? Viết ra trình tự ấy. Câu 5.Trong tế bào và cơ thể, enzim là một loại prôtêin có chức năng : A) cấu tạo nên các thành phần của tế bào/cơ thể B) xúc tác các quá trình trao đổi chất C) điều hòa các quá trình trao đổi chất D) bảo vệ cơ thể chống các tác nhân lạ xâm nhập 5.1. Chọn câu đúng. 5.2. Trình bày và cho một thí dụ về chức năng đúng đã chọn ở câu 5.1. Câu 6. 6.1. Hãy giải thích tại sao các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật. Do những nguyên nhân nào mà một đột biến gen từ có hại lại có thể trở thành có lợi ? 6.2. Cho biết tổng số nuclêôtit của một đoạn gen (gen ban đầu) bằng 120 nuclêôtit. Đoạn gen này bị đột biến (gen đột biến) làm mất đi 3 cặp nuclêôtit. Cho biết kích thước của một nuclêôtit bằng 3,4 Å. a/ Tính chiều dài của đoạn gen đột biến. b/ Khi đoạn gen đột biến tự sao 3 lần thì số nuclêôtit tự do do môi trường cung cấp sẽ giảm đi bao nhiêu so với đoạn gen ban đầu (cũng tự sao 3 lần) ? Câu 7.Cha (ký hiệu bằng số 1) có mắt màu nâu và Mẹ (số 2) có mắt xanh sinh được hai con gái : con gái thứ nhất (số 3) mắt xanh và con gái thứ nhì (số 4) mắt nâu. Người con gái số 4 có chồng (số 5) cũng có mắt nâu sinh được một cháu trai (số 6) mắt xanh. 7.1. Vẽ sơ đồ phả hệ minh họa sự di truyền tính trạng màu mắt của gia đình nói trên. (Yêu cầu vẽ tính trạng mắt nâu bằng ký hiệu bôi đen hoặc có gạch chéo, tính trạng mắt xanh thì để trắng) 7.2. Xác định tính trội – lặn trong cặp tính trạng màu mắt. 7.3. Xác định kiểu gen của cá thể số 1. Câu 8. 8.1. Để nhận được mô non, cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh giống hệt cơ thể gốc, người ta phải tiến hành thực hiện : A) công nghệ tế bào B) công nghệ gen C) công nghệ sinh học D) kỹ thuật gen Chọn câu đúng. 8.2. Xét cặp gen dị hợp Aa trong một cơ thể thuộc thế hệ xuất phát Io (thế hệ đầu tiên) của một loài thực vật lưỡng tính. Nếu cơ thể này chỉ sinh sản bằng cách tự thụ phấn thì tỷ lệ các cá thể con có kiểu gen đồng hợp lặn ở thế hệ I2 sẽ là bao nhiêu ? Câu 9. 9.1. Quan hệ đối địch là mối quan hệ : A) giữa động vật ăn thịt với con mồi B) giữa thực vật với các loài côn trùng C) giữa các sinh vật khác loài mà một bên có lợi, một bên có hại D) giữa các sinh vật khác loài mà một bên có lợi, một bên có hại hoặc cả hai bên đều cùng bị hại Chọn câu đúng nhất. 9.2. Nêu điểm giống nhau và gọi tên cụ thể hai mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật được mô tả như sau đây : * Nai và ngựa cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. * Thỏ và chó sói cùng sống chung trong một khu rừng. 9.3. Những nguyên nhân nào làm xuất hiện sự cạnh tranh giữa các cá thể động vật cùng loài ? Quan hệ cạnh tranh này có thể đưa đến những hậu quả gì ? Câu 10. 10.1. Nêu định nghĩa giới hạn sinh thái. (Không yêu cầu cho thí dụ) 10.2. Điểm cực thuận trong giới hạn sinh thái là gì ? (Không yêu cầu cho thí dụ) 10.3. Bảng sau đây cho biết vài thông tin về giới hạn sinh thái của một số loài sinh vật đối với nhân tố nhiệt độ : STT Loài Ký hiệu loài Giới hạn dưới (oC) Giới hạn trên (oC) 1 Một loài thân mềm A 1 60 2 Cá rô phi B 5 42 3 Một loài giáp xác C 45 48 4 Một loài cá sống ở Nam cực D – 2 2 Dựa theo bảng trên, hãy chọn câu đúng : a/ Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất (loài rộng nhiệt nhất) đối với nhân tố nhiệt độ là : A) loài A B) loài B C) loài C D) loài D b/ Loài có giới hạn sinh thái thuộc loại hẹp nhiệt thấp là : A) loài A B) loài B C) loài C D) loài D
File đính kèm:
- tiengiang0708.doc