Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD & ĐT Huyện Thủy Nguyên

Câu 1. (1 điểm) So sánh động mạch và tĩnh mạch (ở người) về cấu tạo và chức năng.

Câu 2. (1 điểm) Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ?

Câu 3. (1 điểm) Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống và hiện tượng ưu thế lai.

Câu 4. (2,5 điểm)

Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.

Câu 5. (2 điểm)

Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?

b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

Câu 6 .(2,5 điểm)

Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.

Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :

a/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?

b/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Đề 1 - Phòng GD & ĐT Huyện Thủy Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (1 điểm) So sánh động mạch và tĩnh mạch (ở người) về cấu tạo và chức năng.
Câu 2. (1 điểm) Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống ? 
Câu 3. (1 điểm) Nêu nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống và hiện tượng ưu thế lai.
Câu 4. (2,5 điểm)
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.
Câu 5. (2 điểm) 
Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?
b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?
Câu 6 .(2,5 điểm)
Ở lúa, tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài(D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập.
Cho ba thứ lúa di hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai (hoặc kẻ bảng) hãy xác định :
a/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?
b/ Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?
----------------HẾT-------------------
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN HSG 
MÔN: SINH HỌC 9
Câu
Nội dung
Điểm
1
So sánh động mạch và tĩnh mạch (ở người) về cấu tạo và chức năng.
-Giống nhau:
+ Đều cấu tạo 3 lớp: màng trong, mô liên kết và lớp cơ
+ Tham gia vận chuyển máu
-Khác nhau:
Động mạch: 
+ Cấu tạo thành dày, nhiều sợi đàn hồi.
+ Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.
Tĩnh mạch:
+ Cấu tạo thành mỏng, ít sợi cơ, ít đàn hồi.
+ Vận chuyển máu từ các cơ quan vào tim.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm hai quá trình: Đồng hoá và dị hoá. Đây là hai mặt đối lập nhưng thống nhất với nhau và là bản chất của sự sống 
- Đồng hoá là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể và tích luỹ năng lượng.
 - Dị hoá là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động.
0,5
0,25
0,25
3
- Nguyên nhân thoái hoá: Do sự thụ phấn hoặc giao phối gần (giao phối cận huyết) nên qua thế hệ tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm, đồng hợp tử tăng trong đó có cả kiểu gen đồng hợp tử lặn biểu hiện nhiều tính trạng xấu gây hiện tượng thoái hoá. 
- Hiện tượng ưu thế lai là con lai có kiểu gen dị hợp nên biểu hiện nhiều tính trạng tốt hơn so với bố mẹ
0,5
0,5
4
- Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là TC hay không TC.
- VD: ở đậu Hà Lan; A: hạt vàng; a: hạt xanh; B: hạt trơn; b: hạt nhăn.
- Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn (lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai T/chủng.
 - Ngược lại nếu con lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai không T/chủng.
Sơ đồ minh hoạ:
* Nếu cây vàng trơn T/C: AABB
- P: AABB x aabb
	GP: AB	 ab
	F1: 	 AaBb ( 100% vàng trơn )
* Nếu cây vàng trơn không T/C: AABb, AaBB, AaBb
-	P: AABb x aabb
	GP: AB, Ab	 ab
	F1: 	 AaBb và A abb( vàng trơn và vàng nhăn )
-	P: AaBB x aabb
 GP: AB, aB	 ab
	F1: 	AaBb và aaBb( vàng trơn và xanh trơn )
-	P: AaBb x aabb
	GP: AB,Ab aB,ab	 ab
	F1: 	AaBb, A abb, aaBb, aabb (vàng trơn, vàng nhăn, xanh trơn, xanh nhăn )
0.25
0.25
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
5
a/ Tế bào đang ở kỳ giữa của lần phân bào 2 của giảm phân.
 Vì: số lượng NST kép trong tế bào lúc này đã giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và các NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
b/ Tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân có
Chỉ tiêu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Số tâm động
8
16
Số cromatit
16
0
Số NST đơn
0
16
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
6
a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 :
 - Kiểu gen của P : AaBbDd ( Cao, muộn, dài ) x AABbdd ( cao, muộn, tròn )
- Số kiểu gen ở F1 : 12
- Tỉ lệ kiểu gen ở F1 : (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1) = 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1
b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 :
- Số loại kiểu hình ở F1 : 4
- Tỉ lệ kiểu hình ở F1 : (1) ( 3 : 1 ) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1
0, 5
0, 5
0,5
0,5
0,5
----------------HẾT-------------------

File đính kèm:

  • docSinh 9_HSG_1.doc
Giáo án liên quan