Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 năm học 2014-2015 - Trường THCS Ấm Hạ

Câu 1:(4,0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, cho biết nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền. So với các nước có cùng vĩ độ như ( Bắc Phi, Tây Nam Á) nét độc đáo của khí hậu nước ta là gì?

Câu 2:(2,0 điểm)

 Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?

Câu 3:(5,0 điểm)

 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Phân tích các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta?

b. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 4:(5,0 điểm)

 Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng?

b. Đồng bằng sông Hồng có những nguồn lực gì để phát triển sản xuất lương thực?

c. Nêu vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng?

Câu 5:(4,0 điểm)

 Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta

Năm 1990 1993 1995 1998 2000

Diện tích (nghìn ha) 6403 6560 6760 7360 7666

Sản lượng ( nghìn tấn) 19225 22800 24960 29150 32530

a. Tính năng suất lúa từng năm (tạ/ha)

b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa của nước ta thời kì 1990 – 2000.

c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 năm học 2014-2015 - Trường THCS Ấm Hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã học, cho biết nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền. So với các nước có cùng vĩ độ như ( Bắc Phi, Tây Nam Á) nét độc đáo của khí hậu nước ta là gì?
Câu 2:(2,0 điểm)
	Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
Câu 3:(5,0 điểm)
	Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
Phân tích các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta?
Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 4:(5,0 điểm)
	Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:
Cho biết điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thuận lợi khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng?
Đồng bằng sông Hồng có những nguồn lực gì để phát triển sản xuất lương thực?
Nêu vai trò của vụ đông trong sản xuất lương thực vùng Đồng bằng sông Hồng?
Câu 5:(4,0 điểm)
	Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa nước ta 
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
Diện tích (nghìn ha)
6403
6560
6760
7360
7666
Sản lượng ( nghìn tấn)
19225
22800
24960
29150
32530
a. Tính năng suất lúa từng năm (tạ/ha)
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa của nước ta thời kì 1990 – 2000.
c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.
CÂU
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
* Từ Bắc – Nam, Đông – Tây chia ra 4 miền khí hậu:
 + Miền khí hậu phía Bắc: Từ Hoành Sơn trở ra, có mùa đông rất lạnh tương đối ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Vùng núi cao thường có băng tuyết, sương muối, sương giá.(Miền này còn có sự phân hoá ra 2 miền khí hậu là Đông Bắc, Tây Bắc)
 + Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn tới mũi Dinh: Cũng có một mùa đông khá lạnh. Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông
 + Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm Nam bộ và Tây Nguyên, có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc 
 + Miền khí hậu biển đông: Khí hậu gió mùa hải dương
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta so với các nước cùng vĩ độ là:
- Nằm trong vùng nhiệt đới nhưng Việt Nam lại có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp, thấp nhất so với các nước có cùng vĩ độ. Một số vùng xuất hiện sương muối, sương giá, băng tuyết ...
- Việt Nam có lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên không hình thành hoang mạc như các nước có cùng vĩ độ như Tây Á, Bắc Phi. 
(3,0)
0,75
0,75
0,75
0,75
(1,0)
0,5
0,5
TĐ: 4,0
2
* Đặc điểm nguồn lao động:
+ Thuận lợi:
 - Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động 
 - Lao động nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 75,8% 
 Chất lượng lao động nước ta còn thấp, số lao động chưa qua đào tạo chiếm 78,8%, qua đào tạo là 21,2%, chất lượng lao động đang ngày càng được nâng cao.
- Người lao động cần cù, sáng tạo,có khả năng tiếp thu KHKT, có kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
+ Hạn chế: 
- Thể lực và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu
- Lực lượng lao động có trình độ còn thấp
- lao động phân bố không đều, tập trung ở đồng bằng gây khó khăn cho giải quyết việc làm trong khi đó miền núi lại thiếu lao động.
* Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có ý nghĩa đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:
- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tạo điều kiện ch người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm.
- Nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế
( 1,5)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
( 0,5)
0,25
0,25
TĐ: 2,0
3
Dựa vào Át lát địa lí VN và kiến thức đã học ta thấy:
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta: ( 3,0 điểm)
1.Các nhân tố tự nhiên.
a. Tài nguyên đất
- Đất phù sa có khoảng 3 triệu ha thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác. Phân bố tập trung tại ĐBSH, ĐBSCL và đồng bằng ven biển miền Trung.
- Đất Fe- ra-lit chiếm diện tích 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su.
- Ngoài ra còn có các loại đất xám phù sa cổ, đất lầy thụt và đất mặn, chua phèn. Nếu cải tạo hợp lí và sử dụng hiệu quả sẽ làm tăng diện tích đất nông nghiệp.
b.Tài nguyên khí hậu
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Thuận lợi: Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cây xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh...
- Khó khăn: Sâu bệnh, sương muối, nấm mốc thiệt hại mùa màng.
+ Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo bắc – nam, theo mùa, theo độ cao.
- Thuận lợi: Tạo nên nhiều vùng miền khí hậu khiến cho nước ta có thể trồng hệ cây trồng vật nuôi đa dạng từ các loại cây cận nhiệt ôn đới, đến nhiệt đới. 
- Khó khăn: Miền Bắc có mùa đông gây rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến năng suất ở Bắc Trung Bộ có gió Lào khô nóng, miền núi có sương muối, sương giá vào mùa đông. Mùa khô hạn hán, mùa mưa lũ lụt , bão gió thất thường gây thiệt lớn cho mùa màng.
c.Tài nguyên nước
+ Thuận lợi: Có nguồn nước dồi dào. Các sông có giá trị về thuỷ lợi cung cấp nước tưới cho nông nghiệp. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp.
+ Khó khăn: Mùa lũ mùa màng bị thiệt hại, mùa khô thiếu nước. d.Tài nguyên sinh vật 
Trọng môi trường nhiệt đới ẩm tài nguyên sinh vật nước ta phong phú và đa dạng là cở thuần dưỡng lai tạo các cây trồng vật nuôi cho chất lượng tốt
b.Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. ( 2,0 điểm)
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lấy nguyên liệu từ ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, việc phát triển nông, ngư nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Việc phát triển ngành trồng trọt( cây lương thực, cây công nghiệp) thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt như: xay xát, SX đường, bia, rượu...
- Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi thúc đẩy công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi như: chế biến thịt, trứng, sữa,...
- Việc phát triển ngành thủy sản thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển như: nước mắn, đông lạnh, đồ hộp 
(3,0)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,5
(2,0)
0,5
0,5
0,5
0,5
TĐ: 5,0
4
a. Thuận lợi và khó khăn của ĐKTN và TNTN vùng ĐBSH
* Thuận lợi:
- Thủy văn: hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới, mở rộng diện tích cho đồng bằng.
- Đất: có nhiều loại, trong đó đất phù sa có diện tích lớn và có giá trị cao thích hợp cho thâm canh lúa nước, và cây rau đậu hoa màu
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh thuận lợi thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính trong vụ đông trồng nhiều cây ưa lạnh( su hào, bắp cải, cà rốt, dưa chuột.) mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tài nguyên khoáng sản: có giá trị; mỏ đá( Hải Phòng), sét cao lanh( Hải Dương), khí tự nhiên( Thái Bình)...là nguyên liệu cho ngành chế biến vật liệu xây dựng
- Tài nguyên biển: đường bờ biển kéo dài từ Hải Phòng đền Ninh Bình thuân lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, GTVT biển(cảng Hải Phòng) và du lịch với các bãi tắm đẹp Đồ Sơn(Hải Phòng)
* Khó khăn: 
- Diện tích đất mặn, lầy thụt còn nhiều cần được cải tạo
- Đất ngoài đê bị bạc màu do không được bồi đắp phù sa thường xuyên
- Thời tiết thất thường, nhiều thiên tai( bão, áp thấp nhiệt đới
b. Nguồn lực để phát triển sản xuất lương thực?
* Thuận lợi:
+ Về tự nhiên:
- Diện tích rộng, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc trồng cây lương thực nhất là cây lúa. Đất phù sa màu mỡ thích hợp để cây lương thực phát 
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh thích hợp cho trồng cây và tăng vụ. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính
- Nguồn nước phong phú mạng lưới sông ngòi dày đặc cung cấp nước tưới co sản xuất cây lương thực.
+Về dân cư – xã hội:
Vùng có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước
Có lịch sử khai thác lâu đời, là cái nôi của nền văn minh lúa nước
Có thị trường tiêu thụ và đường lối chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước
* Khó khăn:	
- Đất ngoài đê do không được bồi đắp phù sa thường xuyên nên bị bạc màu, diện tích đất mặn đất phèn còn nhiều
- Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai
- Dân số đông gây sức ép đến vấn đề giai quyết việc làm, làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp
c. Vai trò của vụ đông trong SX lương thực ĐBSH
Hầu hết các tỉnh ở ĐBSH đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương. Đưa vụ đông lên thành vụ sản xuất chính có các lợi ích và hiệu quả kinh tế cao
2,0
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
(2,0)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,0
TĐ: 5,0
5
a. Tính năng suất lúa và xử lí số liệu sang tương đối(%)
* Tính năng suất
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
Diện tích (nghìn ha)
6403
6560
6760
7360
7666
Sản lượng ( nghìn tấn)
19225
22800
24960
29150
32530
Năng suất( tạ/ha)
30,0
34,8
36,9
39,6
42,4
* Xử lí số liệu
Năm
1990
1993
1995
1998
2000
Diện tích 
100
102,4
105,6
114,9
119,7
Sản lượng 
100
118,5
129,8
151,6
169,2
Năng suất
100
115,8
123,0
131,9
141,3
b. Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện tốc độ gia tăng diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa thời kì 1990- 2000
Yêu cầu: vẽ đẹp, chính xác, đầy đủ tên, chú thích và chia khoảng cách năm hợp lí
c. Nhận xét và giải thích:
- Diện tích: Tăng nhẹ ( dẫn chứng số liệu) Do nước ta đang dần cải tạo những loại đất bạc màu, đất mặn, đất nhiễm phèn để có thể trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa.
- Sản lượng: Tăng mạnh (dẫn chứng..) Do khai thác lợi thế từ tự nhiên nước ta đã thâm 

File đính kèm:

  • docDia ly.doc