Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học: 2012 - 2013 môn thi: Hóa học
Câu I: (3,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau:
1. Cho dung dịch bari hiđroxit dến dư vào dung dịch kalihidro cacbonat.
2. Cho bột nhôm vào dung dịch nước vôi trong
3. Cho từng mẫu kim loại canxi vào dung dịch natri cacbonat.
4. Cho từng mẫu nhỏ kim loại natri vào dung dịch nhôm sunfat.
Câu II: (3,0 điểm) Cho các dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn:
NaOH, AgNO3, HCl, HNO3, H2O. Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các chất trên.
Câu III: (4,0 điểm) Một hỗn hợp gồm BaCO3, Fe2O3, SiO2, Al2O3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để lấy được từng chất riêng lẻ nguyên chất, khối lượng không đổi, Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng
Câu IV: (6,0 điểm) Cho 1,58(g) hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và Mg tác dụng với 125 ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và 1,92(g) chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nưng kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 0,7(g) chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Cấc phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Viết phương trình phản ứng và giải thích.
2. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/lít của dung dịch CuCl2
Phòng giáo dục & đào tạo Đề thi chọn hsg lớp 9 – thcs hưng nguyên năm học: 2012-2013 --------------------- môn thi: hóa học Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (3,0 điểm) Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học cho các thí nghiệm sau: Cho dung dịch bari hiđroxit dến dư vào dung dịch kalihidro cacbonat. Cho bột nhôm vào dung dịch nước vôi trong Cho từng mẫu kim loại canxi vào dung dịch natri cacbonat. Cho từng mẫu nhỏ kim loại natri vào dung dịch nhôm sunfat. Câu II: (3,0 điểm) Cho các dung dịch đựng riêng biệt trong các lọ bị mất nhãn: NaOH, AgNO3, HCl, HNO3, H2O. Chỉ dùng quỳ tím, hãy nhận biết các chất trên. Câu III: (4,0 điểm) Một hỗn hợp gồm BaCO3, Fe2O3, SiO2, Al2O3. Hãy trình bày phương pháp hóa học để lấy được từng chất riêng lẻ nguyên chất, khối lượng không đổi, Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng Câu IV: (6,0 điểm) Cho 1,58(g) hỗn hợp A ở dạng bột gồm Fe và Mg tác dụng với 125 ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và 1,92(g) chất rắn C. Thêm vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nưng kết tủa đó trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 0,7(g) chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Cấc phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình phản ứng và giải thích. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/lít của dung dịch CuCl2 Câu V: (4,0 điểm) Cho 3,48(g) một oxit của kim loại A vào ống sứ tròn, dài, nung nóng rồi cho một dòng khí CO đi chậm qua ống để khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại. Khí tạo thành trong phản ứng đó đi ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy tạo thành 11,82(g) kết tủa trắng. Cho toàn bộ lượng kim loại vừa thu được ở trên tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Xác định kim loại A và công thức oxit của nó. (Cho biết Mg=24; Fe=56; Cu=64; Cl=35,5; O=16; C=12; Ba=137; H=1; Na=23) -------------------------Hết-------------------------
File đính kèm:
- Huyện Hưng Nguyên 12 13.doc