Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt tỉnh hoà bình, năm học 2009-2010 đề chính thức môn: hoá học
Câu I (3,25 điểm)
1. a) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
MnO2 + HCl Khí A; FeS + HCl Khí B
Na2SO3 + HCl Khí C; NH4HCO3 + NaOH Khí D
b) Cho khí A tác dụng với khí D; cho khí B tác dụng với khí C; cho khí B tác dụng với khí A trong nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Sở GD&ĐT Hoà Bình Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 tHPT tỉnh hoà bình, Năm học 2009-2010 Đề chính thức Môn: hoá học Ngày thi: 23/12/2009 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang, 06 câu) Câu I (3,25 điểm) 1. a) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: MnO2 + HCl ắđ Khí A; FeS + HCl ắđ Khí B Na2SO3 + HCl ắđ Khí C; NH4HCO3 + NaOH ắđ Khí D b) Cho khí A tác dụng với khí D; cho khí B tác dụng với khí C; cho khí B tác dụng với khí A trong nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl (dư) được dung dịch X. Cho dung dịch KMnO4 (dư) vào dung dịch X, được dung dịch Y, sau đó tiếp tục cho dung dịch H2SO4 loãng (dư) vào dung dịch Y thấy dung dịch mất mầu tím. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu II (4 điểm) 1. Cho các cặp oxi hoá khử sau: Fe2+/Fe, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag, Zn2+/ Zn. a) Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử trên theo trật tự của dãy điện hóa. b) Xét các phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau: - Cho Fe vào dung dịch AgNO3. - Cho Zn vào dung dịch Fe2(SO4)3. 2. Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Ba vào các dung dịch: NaCl, (NH4)2SO4, CuSO4. 3. Viết các đồng phân hình học của Hepta-2,4-đien và gọi tên các đồng phân đó. Câu III : (2 điểm) 1. Nguyên tố Y có số oxi hoá dương cao nhất là m0, số oxi hoá âm thấp nhất là mH ở cùng một chu kỳ với nguyên tố clo. Số oxi hoá dương cao nhất của clo là n0, thoả mãn điều kiện n0 = 1,4 m0 . Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố Y và clo trong đó Y có số oxi hoá cao nhất. Xác định công thức phân tử của Z, giải thích sự hình thành liên kết hoá học trong phân tử Z. 2. Cho các dung dịch riêng biệt mất nhãn sau: Na2SO4, AlCl3, FeSO4, NaHSO4, FeCl3. Chỉ dùng dung dịch K2S để nhận biết các dung dịch trên ngay ở lần thử đầu tiên. Viết các phương trình hoá học minh họa. Câu IV (5,25 điểm) 1. Hai chất A, B có cùng công thức phân tử C5H12, tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng thì A chỉ tạo ra 1 dẫn xuất monoclo duy nhất, B tạo ra 4 dẫn xuất monoclo. Viết công thức cấu tạo của A, B và dẫn xuất clo. 2. Một hợp chất A có công thức phân tử C6H6 khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra hợp chất B. Khối lượng mol phân tử của B lớn hơn của A là 214 đvc. Viết công thức cấu tạo và gọi tên A theo danh pháp IUPAC. C D 3. Cho sơ đồ phản ứng sau CH4 F B A CH4 E D Mỗi chữ cái ứng với một chất hữu cơ, mỗi mũi tên 1 phản ứng, chỉ được dùng thêm các chất vô cơ; xúc tác cần thiết viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ trên. 4.Thủy phân hoàn toàn 0,5 mol peptit (A) thì thu được các a- amino axit là: 1,5 mol Glyxin, 0,5 mol Alanin, 0,5 mol Valin. Khi thủy phân không hoàn toàn (A), ngoài thu được các amino axit thì còn thấy có 2 đipeptit: Ala-Gly; Gly- Ala và 1 tripeptit Gly-Gly-Val. a) Hãy viết công thức cấu tạo các a- amino axit. b) Hãy xác định trình tự các -amino axit trong A. Câu V (2,5 điểm) Cho hỗn hợp gồm a mol FeS2 và b mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch A (chỉ chứa 2 muối sunfat) và 26,88 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2 và NO ở điều kiện tiêu chuẩn ( là những sản phẩm khử duy nhất), tỷ khối của Y so với H2 là 19. Cho dung dịch A tác dụng với Ba(OH)2 dư thì thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. 1.Tính % theo thể tích các khí ? 2.Tính giá trị m? Câu VI. (3 điểm) Một hợp chất B chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Khi phân tích a gam B thấy tổng khối lượng cacbon và hidro trong đó là 0,46 gam. Để đốt cháy hoàn toàn a gam B cần 0,896 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 1,9 gam. 1. Tính giá trị a và công thức phân tử B. 2. Xác định công thức cấu tạo B biết khi cho a gam B tác dụng với Na được khí hidro bay ra. Còn khi cho a gam B tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 0,1M thì số mol NaOH cần dùng bằng số mol H2 bay ra ở trên và cũng bằng số mol B đã phản ứng. Tính thể tích khí H2 bay ra ở trên (đktc) và thể tích dung dịch NaOH đã dùng. Cho nguyên tử khối Ag: 108; Fe: 56 ; S: 32 ; Cu: 64 ; Ba: 137; N: 14 ; C: 12 ; H: 1 ; Na: 23; O: 16 ------------------------------Hết------------------------------- Họ tên thí sinh:SBD
File đính kèm:
- Thi HSG moi.doc