Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt cấp tỉnh năm học: 2008-2009 môn thi: hoá học

 Câu1: (4 điểm)

 Hợp chất A có công thức R2X. Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong R2X là 164, trong đó: số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của R+ lớn hơn của X2- là 7. Tổng số hạt proton, nơtron và electron của R+ nhiều hơn của X2- cũng là 7.

 1. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối của R và X?

 2. Viết cấu hình electron của R và X ? Suy ra vị trí của R trong bảng tuần hoàn ?

 3. Cho 27,5 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch MCl2 thì thu được 23,885 gam kết tủa. Xác định nguyên tử khối của M

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt cấp tỉnh năm học: 2008-2009 môn thi: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề chính thức
sở giáo dục và đào tạo tuyên quang
đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT cấp tỉnh
 Năm học: 2008-2009
 Môn thi: Hoá học
Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
--------Đề này có 02 trang --------
	Câu1: (4 điểm) 
	Hợp chất A có công thức R2X. Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong R2X là 164, trong đó: số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số khối của R+ lớn hơn của X2- là 7. Tổng số hạt proton, nơtron và electron của R+ nhiều hơn của X2- cũng là 7.
 	 	1. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối của R và X?
 	2. Viết cấu hình electron của R và X ? Suy ra vị trí của R trong bảng tuần hoàn ?
 	3. Cho 27,5 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch MCl2 thì thu được 23,885 gam kết tủa. Xác định nguyên tử khối của M ?
 	4. M có 2 đồng vị là P và Q. Số hạt nơtron trong nguyên tử P ít hơn nguyên tử Q là 2 hạt. Số nguyên tử đồng vị P nhiều gấp 2,7037 lần số nguyên tử đồng vị Q. Xác định số khối của P và Q ?
Câu 2: (4,5 điểm)
1. N2O4 phân li theo phản ứng: N2O4 (khí) 2NO2 (khí)
	ở 270 C và áp suất 1atm, độ phân li của N2O4 là 20%. Hãy xác định:
	a. Hằng số cân bằng KP.
	b. Độ phân li N2O4 ở 270C và áp suất 0,1 atm.
2. Biết bằng 10-4,75 . Hãy tính pH của các dung dịch sau:
Dung dịch X chứa đồng thời CH3COOH 0,1 M và CH3COONa 0,1 M.
Dung dịch Y thu được khi thêm HCl vào 1 lít X tới khi đạt nồng độ 0,01M.
3. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
NaCl + H2SO4 (đặcnúng)đ
Cu2S + HNO3 đ NO + ... 
Câu 3: (2,5 điểm) 
	Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột hai kim loại Mg và Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp chứa axit HCl 1M và axit H2SO4 0,28M (loãng) thu được dung dịch A và 8,736 lít khí H2 (ở 2730K và 1 atm). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với hai kim loại.
a. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
b.Cho dung dịch A phản ứng với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5 M. Tính thể tích V cần dùng để phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất, tính khối lượng kết tủa đó.
Câu 4: (3 điểm) 
Hỗn hợp khí X gồm H2 và hai anken là đồng đẳng kế tiếp. Cho 3,808 lít hỗn hợp X (ở đktc) qua bột Ni nung nóng ta thu được hỗn hợp khí Y. Biết hỗn hợp Y có khả năng làm nhạt màu dung dịch nước Brom. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí Y thu được 8,7 gam CO2 và 4,086 gam H2O.
1. Tìm công thức phân tử của hai anken. Biết rằng tốc độ phản ứng của hai anken bằng nhau.
2. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của tất cả các đồng phân của anken có số nguyên tử cacbon nhiều hơn.
3. Tính % theo thể tích và theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
Câu 5: (3 điểm)
1. Cho các chất sau: cumen (isopropyl benzen), ancol benzylic, anizol (Phenyl metyl ete) , benzanđehit (Anđehit benzoic) và axit benzoic.
 	a. Viết công thức cấu tạo của mỗi chất và gọi tên IUPAC tương ứng.
 	b. So sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của chúng, giải thích.
 	c. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng chất.
2. Cho 1 dãy các axit đicacboxylic sau đây: 
HOOC - [CH2]n- COOH với n= 0, 1, 2, 3, 4
	a) Hãy so sánh Ka1 (Hằng số phân li axit ở nấc 1). Giải thích? 
	b) Tại sao pKa2 có giá trị cực đại khi n=1 ? 
	c) Đun nóng khan từng axit trên thì thu được chất gì? 
Câu 6: (3 điểm)
1.a. Sắp xếp các chất trong mỗi dãy sau đây theo chiều tăng tính axít từ trái sang phải, giải thích:
 CH2=CH-COOH ; HCOOH ; CHC- COOH ; CH3-CH2-COOH.
 C6H5OH ; p-CH3C6H4OH; C6H5CHO ; p-O2NC6H4OH.
b.So sánh tính bazơ của các chất sau:
	O
	 CH3-C 	;	CH3CH2-NH2 ; 	CH3-NH-CH3.
	NH2
2. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
	C6H6 A B C D E.
(Cho:Ba =137 ; C =12 ; O =16 ; Na =23 ; K =39;H=1; S=32; Mg=24; Al=27; Cl=35,5)
---------HếT--------

File đính kèm:

  • docDe HSG 12 Hoa Hoc.doc
Giáo án liên quan