Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2007-2008 - Huyện Vĩnh Tường
Câu I:
Hãy chọn các ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1- ở cà chua gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục kết quả của một phép lai như sau:
P: Thân đỏ thẫm x Thân xanh lục
F1: 49,9 % đỏ thẫm : 50,1 % xanh lục
Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào?
A- P: AA x AA D- P : Aa x Aa
B- P : AA x Aa E- Cả B và C đều đúng.
C- P : Aa x aa
2- ở một loài thực vật màu hoa do một gen quy định. Khi lai cây hoa màu trắng (aa) với cây hoa màu đỏ thuần chủng (AA) thu được F1 toàn cây hoa màu hồng. Cho F1 giao phấn với cây có hoa màu đỏ thu được F2 có kết quả về kiểu hình như thế nào ?
A- 1 đỏ : 1 hồng D- 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
B- 1 hồng : 1trắng E- 3 đỏ : 1trắng.
C- 1 đỏ : 1 trắng
3- Quá trình tổng hợp ARN xẩy ra ở bộ phân nào của tế bào ?
A- Nhân D- Tế bào chât
B- Nhiễm sắc thể E- Ribôxôm
C- Nhân con
4- Thực sự giảm nguồn gốc NST đi một nửa được xẩy ra ở kỳ nào của giảm phân?
A- Kì sau I B- Kì trước II C- Kì giữa II D- Kì sau II E- Kì giữa I
5- Loại tế bào nào sau đây chứa NST giới tính ?
A- Tế bào sinh tinh trùng B- Tế bào sinh trứng C- Tế bào sinh dưỡng
D- Tế bào sinh giao tử E- Cả A, B, C và D
quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục kết quả của một phép lai như sau: P: Thân đỏ thẫm x Thân xanh lục F1: 49,9 % đỏ thẫm : 50,1 % xanh lục Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào? A- P: AA x AA D- P : Aa x Aa B- P : AA x Aa E- Cả B và C đều đúng. C- P : Aa x aa 2- ở một loài thực vật màu hoa do một gen quy định. Khi lai cây hoa màu trắng (aa) với cây hoa màu đỏ thuần chủng (AA) thu được F1 toàn cây hoa màu hồng. Cho F1 giao phấn với cây có hoa màu đỏ thu được F2 có kết quả về kiểu hình như thế nào ? A- 1 đỏ : 1 hồng D- 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. B- 1 hồng : 1trắng E- 3 đỏ : 1trắng. C- 1 đỏ : 1 trắng 3- Quá trình tổng hợp ARN xẩy ra ở bộ phân nào của tế bào ? A- Nhân D- Tế bào chât B- Nhiễm sắc thể E- Ribôxôm C- Nhân con 4- Thực sự giảm nguồn gốc NST đi một nửa được xẩy ra ở kỳ nào của giảm phân? A- Kì sau I B- Kì trước II C- Kì giữa II D- Kì sau II E- Kì giữa I 5- Loại tế bào nào sau đây chứa NST giới tính ? A- Tế bào sinh tinh trùng B- Tế bào sinh trứng C- Tế bào sinh dưỡng D- Tế bào sinh giao tử E- Cả A, B, C và D 6- Một gen ở sinh vật có khối lượng 900 000 đv C chiều dài của gen sẽ là ? A- 5096, 6 A0 B- 10200 A0 C - 5100 A0 D- 10196 A0 E- 1323,5 A0 7- Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kỳ sau của đợt nguyên phân tiếp theo là: A- 128 B- 256 C- 160 D- 64 E- 72 8- Trường hợp nào sau đây thuộc thể dị bội ? A- Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó B- Tế bào giao tử chứa 2 NST C- Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST D- Cả A và C E- Cả B và C. Phần tự luận. Câu II: Sự khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin ? Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài được duy trì ổn định qua các thế hệ. Tế bào sinh dục của một loài A có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDd thực hiện phân bào bình thường. Nếu tế bào đó thực hiện phân bào nguyên phân thì kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở kỳ giữa và kỳ sau được viết như thế nào ? Nếu tế bào đó thực hiện phân bào giảm phân thì ký hiệu bộ nhiễm sắc thể ở kì sau I và kì cuối II được viết như thế nào ? Câu III: Một hợp tử của một loài nguyên phân liên tiếp 2 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 24 nhiễm sắc thể đơn mới. 1- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài sinh vật đó. 2- Cá thể đực và cá thể cái của loài đó giao phối với nhau sinh ra 180 trứng và nở ra 180 con. Biết rằng khả năng thụ tinh của trứng là 50% và của tinh trùng là 2% a- Tính số tế bào sinh tinh trùng và số tế bào sinh trứng đã tạo ra các giao tử đảm bảo cho quá trình thụ tinh nói trên. b- Tính số nhiễm sắc thể đã tiêu biến cùng với các thể định hướng trong quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng nói trên. Câu IV: Gen B bị đột biến mất đi một đoạn gồm 2 mạch bằng nhau tạo thành gen b . Đoạn bị mất có số nuclêôtit loại Timin chiếm 30%, đoạn còn lại có số nuclêôtit loại Timin chiếm 20%. Khi cặp gen Bb nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 5820 nuclêôtit. Biết rằng đoạn bị mất tổng hợp cho ra một phân tử mARN có tổng số 90 nuclêôtit. Xác định chiều dài của gen B và gen b Xác định số nuclêôtit từng loại của gen B Nếu cặp gen Bb nhân đôi 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại. Câu V: Khi lai hai giống thuần chủng của một loài thực vật thu được F1 nhất loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 thụ phấn với nhau được F2 qua thống kê trên 3202 cây với 4 loại kiểu hình, nhưng do sơ suất chỉ ghi được 1801 cây cao, quả đỏ. Biết rằng các tính trạng tương ứng là cây thấp, quả vàng di truyền theo quy luật phân li độc lập. 1- Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 2- Xác định số cá thể (trung bình) của 3 kiểu hình còn lại. Ghi chú: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Phòng gd & ĐT vĩnh tường Hướng dẫn chấm đề thi chọn học sinh giỏi huyện Năm học 2007- 2008 Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần trắc nghiệm Câu I: (2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A B A E C B D Điểm 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Phần tự luận. Câu II:( 2, 0 điểm) Nội dung Điểm 1-Sự khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và prôtêin: Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN - Chuỗi xoắn kép - 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X - Lưu giữ thông tin di truyền - Truyền đạt thông tin di truyền ARN - Chuỗi xoắn đơn - 4 loại nuclêôtit: A, U, X, G - mARN truyền đạt thông tin di truyền . - tARN vận chuyển axít amin . - rARN tham gia cấu trúc ribôxôm Prôtêin - Một hay nhiều chuỗi đơn. - Hơn 20 loại axit amin - Cấu trúc các bộ phận của tế bào. - Tham gia cấu tạo nên enzim xúc tác quá trình trao đổi chất. - Tham gia cấu tạo nên hoocmôn điều hoà quá trình trao đổi chất. - Vận chuyển, cung cấp năng lượng 2-Giải thích vì sao bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài được duy trì ổn định qua các thế hệ. * ở các loài sinh sản hữu tính. - Qua giảm phân tạo ra giao tử mang bộ NST đơn bội (n) . - Qua thụ tinh giữa giao tử đực (n) với giao tử cái (n) tạo thành hợp tử (2n) à bộ NST lưỡng bội được phục hồi. - Qua nguyên phân bộ NST từ hợp tử được sao chép cho tất cả các tế bào trong cơ thể. Như vậy sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. * ở những loài sinh sản vô tính quá trình tự nhân đôi và phân li của NST trong nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng cho loài. 3- Kí hiệu bộ NST: a- ở kì giữa của nguyên phân: AAaaBBbbDDdd , kì sau của nguyên phân: AaBbDd và AaBbDd b- ở kì sau I có thể xẩy ra các khả năng sau: AABBDD và aabbdd ; AAbbDD và aaBBdd ; AAbbdd và aaBBDD Kì cuối II có thể xẩy ra các khả năng sau: ABD ; abd ; AbD ; aBd ; Abd ; aBD 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu III: ( 1,5 điểm) 1- Xác định bộ NST lưỡng bội của loài: - Theo đầu bài (22 – 1) . 2n = 24 => Bộ NST 2n = 24 : 3 = 8 2 – Để có 180 hợp tử cần có 180 tinh trùng thụ tinh với 180 trứng. Mà hiệu suất thụ tinh của trứng 50% của tinh trùng là 2% . a- Số tinh trùng cần cung cấp cho quá trình thụ tinh là: (180 . 100) : 2 = 9000 (Tinh trùng) - Cứ 1 tế bào sinh tinh sinh ra 4 tinh trùng => Số tế bào sinh tinh cần thiết là: 9000 : 4 = 2250 ( Tế bào sinh tinh) - Số trứng cần cho quá trình thụ tinh là: (180 . 100) : 50 = 360 (trứng) - Cứ 1 tế bào sinh trứng sinh ra 1trứng => Số tế bào sinh trứng cần thiết là 360 tế bào . b- Tính số NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng. - Cứ 1 tế bào sinh trứng sau khi giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng đều chứa n NST. => Số thể định hướng được tạo thành là: 360 . 3 = 1080 (thể định hướng) => Số NST bị tiêu biến cùng với các thể định hướng là: 1080 . 4 = 4320 (NST) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu IV: (2,5 điểm) 1- Xác định chiều dài của gen B và gen b: - Gọi NB là tổng số nuclêôtit (Nu) của gen B, Nb là tổng số Nu của gen b - Theo dầu bài khi cặp gen Bb nhân đôi 1 lần đã lấy 5820 Nu của môi trường nội bào => NB + Nb = 5820 (Nu) (1) - Đoạn bị mất tổng hợp cho ra phân tử mARN có tổng số 90 Nu => Đoạn bị mất có số Nu là: Nb m = 90 . 2 = 180 (Nu) - Gen B mất một đoạn (180 Nu) tạo thành gen b. => NB – Nb = 180 (Nu) (2) - Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình; NB + Nb = 5820 NB – Nb = 180 - Giải hệ phương trình ta được : NB = 3000 (Nu), Nb = 2820 (Nu) - Chiều dài cảu gen B là : LB = (3000 : 2) . 3,4A0 = 5100 (A0) - Chiều dài của gen b là: Lb = (2820 : 2) . 3,4 A0 = 4794 (A0) 2- Xác định số Nu từng loại của gen B: - Theo nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc phân tử ADN ta có: A = T, G = X => %A = % T, %G = % X - Theo đầu bài đoạn bị mất có T = A = 30 % Nb m => G = X = 20% Nb m => Đoạn bị mất có : A = T = (180 . 30) : 100 = 54 (Nu) G= X = (180 . 20) : 100 = 36 (Nu) - Đoạn còn lại (gen b) có T = A = 20% Nb => G= X = 30% Nb => Số lượng từng loại của gen b là: T= A = (2820 . 20) : 100 = 564 (Nu) G= X = (2820 . 30) : 100 = 846 (Nu) - Số Nu từng loại của gen B là: A= T = 564 + 54 = 618 (Nu) G= X = 846 + 36 = 882 (Nu) 3- Số Nu môi trường cần cung cấp mỗi loại cho cặp gen Bb nhân đôi 3 lần: - Số Nu mỗi loại môi trường cần cung cấp cho gen B: Amt = Tmt = 618. (23 – 1) = 4326 (Nu) Gmt = Xmt = 882. (23 – 1) = 6174 (Nu) - Số Nu môi trường cần cung cấp mỗi loại cho gen b: Amt = Tmt =564. (23 – 1) = 3948 (Nu) Gmt = Xmt = 846. (23 – 1) = 5922 (Nu) => Số Nu môi trường cần cung cấp cho cặp gen Bb A= T = 4326 + 3948 = 8274 (Nu) G= X = 6174 + 5922 = 12096 (Nu) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu V: (2 điểm) 1-Biện luận và viết sơ đồ lai từ P à F2: - Theo đầu bài số cây cao, quả đỏ ở F2 là 1801 cây => Tỉ lệ cây cao, quả đỏ 1801/ 3202 = 9 / 16 => F2 có 16 kiểu tổ hợp = 4 . 4 => F1 dị hợp 2 cặp gen - Theo đầu bài tính trạng tương ứng thân thấp, quả vàng di truyền theo quy luật phân li độc lập => Tổ hợp cây thân cao, quả đỏ chiếm 9/16 là tổ hợp các cây mang tính trạng trội => Tính trạng thân thấp, quả vàng là tính trạng lặn. - Quy ước: Gen A- Thân cao : a- Thân thấp Gen B – Quả đỏ : b- Quả vàng - F1 dị hợp 2 cặp gen => F1 có kiểu gen, kiểu hình là : AaBb (cây cao, quả đỏ) - Để F1 có kiểu gen AaBb => Kiểu gen và kiểu hình của P có thể có là: P: AABB (Cây cao, quả đỏ) x aabb (Cây thấp, quả vàng) Hoặc P : AAbb (Cây cao, quả vàng) x aaBB (Cây thấp, quả đỏ) - Sơ đồ lai từ Pà F1: + Nếu P (Cây cao, quả đỏ) AABB x aabb (Cây thấp, quả vàng) GP AB ab AaBb F1 100% Cây cao, quả đỏ + Nếu P (Cây cao, quả vàng) AAbb x aaBB (Cây thấp, quả đỏ) GP Ab aB F1 AaBb 100% Cây cao, quả đỏ - Sơ đồ lai từ F1 à F2: F1 (Cây cao, quả đỏ) AaBb x AaBb (Cây cao, quả đỏ) GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F2 Lập bảng Pennét Kiểu gen: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB -: 1aabb Kiểu hình: 9 Cây cao, quả đỏ 3 Cây cao , quả vàng 3 Cây thấp, qu
File đính kèm:
- DE TH HSG Sinh hoc nam 20072008.doc