Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án)

Câu 2(3 điểm).

 Đọc câu chuyện sau:

 Chuyện kể rằng có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp người thầy từng dạy ông lớp Một. Ông kính cẩn thưa:

 - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là

 Người thầy giáo hoảng hốt:

 - Thưa ngài, ngài là

 - Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào

 

doc16 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Ngữ Văn Lớp 9 - Trường THCS Thanh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế chất lượng bài làm của HS đánh giá điểm cho phù hợp.
 - Cần trân trọng những bài làm có tính sáng tạo và phát hiện mới thuyết phục.
Đề 4: Hình ảnh ánh trăng, vầng trăng trong Ánh trăng của Nguyễn Duy.
* Nghĩa thực: trăng tròn vành vạnh, trăng của thiên nhiên tròn đầy, trang sáng, viên mãn, làm bừng sáng căn phòng khi bị mất điện, trăng toả sáng mênh mông đồng, sông, bể, những cánh rừng; trăng thân thiết với con người trong sinh hoạt và trong chiến đấu.
* Nghĩa biểu tượng: 
+ Ánh trăng làm bừng thức tâm hồn, soi rọi những nẻo đường kí ức.
+ Ánh trăng là biểu tượng của quá khứ, vẻ đẹp của đời sống bình dị, vĩnh hằng.
+ Là biểu tượng của sự bao dung độ lượng trăng im phăng phắc còn tròn vành vạnh là biểu trưng của tình nghĩa, thuỷ chung.
Hình ảnh vầng trăng, ánh trăng góp phần thể hiện nội dung bài thơ.
Đề: 
Ý1: Giải thích ý kiến:
+ Biết tự hào về bản thân là độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống.
+ Biết xấu hổ là cảm thấy hổ thẹn về sự kém cỏi và những lỗi lầm của mình trước người khác.
Nội dung ý kiến: Đề cao việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về bản thân, hướng đến sự hoàn thiện mình.
Ý2: Bàn luận về ý kiến:
+ Khẳng định sự cần thiết của việc “biết tự hào”. Biết tự khẳng định mình giúp bản thân tự tin hơn trong cuộc và trong công việc, có thêm động lực đẻ vươn tới những ước mơ lớn hơn.
+ Phê phán thái độ tự cao tự đại (tự đánh giá mình quá cao, quá lớn vì thế mà trở nên hợm hĩnh).
+ Sự cần thiết của việc biết xấu hổ: giúp con người có ý thức điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, biết xấu hổ còn quan trọng hơn biết tự hào bởi nó là biểu hiện của ý thức hoàn toàn tự giác, xuất phát từ lương tâm, giúp con người nâg cao năng lực và hoàn thiện nhân cách.
+ Phê phán thái độ tự ti, mặc cảm (tự đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin).
Ý3: Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức sâu sắc về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
+ Nghiêm khắc đối với chính mình, không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức nhân cách. 
Đề bài ( Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1(2 điểm).
 Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: 
 “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:
 - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?
 - Là con thầy với lị con u.
 - Thế nhà con ở đâu?
 - Nhà ta ở làng Chợ Dầu.
 - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?
 Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:
 - Có.
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng. Một lúc lâu ông lại hỏi:
 - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?
 Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
 - Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:
-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. 
Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vợi đi được đôi phần.”
 ( Làng- Kim Lân)
Câu 2(3 điểm).
 Bài học về cách ứng xử qua nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3(5 điểm).
 Đọc bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có ý kiến cho rằng:
 “ Bài thơ đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp của người chiến sĩ nông dân, vẻ đẹp của thời đại mới.”
 Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Đồng chí, em hãy làm sáng rõ.
ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1
( Thời gian làm bài 150 phút)
Câu 1(2 điểm).
Nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
 Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
 (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Câu 2 (3 điểm).
 Bài học về cách ứng xử qua nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3 (5 điểm).
Văn học giúp ta hiểu biết nhiều hơn, biết yêu thương, căm giận nhiều hơn.
Bằng một số tác phẩm tiêu biểu em đã được đọc, học, hãy phân tích, làm rõ nhận định trên.
Hướng dẫn chấm môn NGữ văn 9
Câu 1:(2 điểm) 
Yêu cầu 
 Cảm nhận được:
 - Đây là đoạn văn dựng lại cuộc nói chuyện của ông Hai với cu Húc sau mấy ngày ông Hai nhận được tin làng mình theo giặc. Ông vô cùng xót xa, đau đớn vì quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”. Ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời ... (d/c); lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị... (d/c), ông muốn cùng con khắc cốt ghi tâm... Ông mong anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng của bố con ông....(d/c).
 - Nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại, các yếu tố miêu tả, bình luận... diễn tả thật ấn tượng, sinh động và cảm động các tình tiết, hành động toả sáng tình yêu làng của ông Hai. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt, tấm lòng của ông với làng, với nước thật sâu nặng, thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến, với Cụ Hồ.
 -Tình cảm của ông Hai nhắc nhở mỗi người về tình yêu làng...
Tiêu chuẩn cho điểm:
 - Điểm 2: Cảm nhận đúng, phong phú, có ý sâu sắc, tinh tế; văn viết linh hoạt.
 - Điểm 1,5: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, có ý sâu sắc, tinh tế; diễn đạt khá.
 - Điểm 1: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc lỗi diễn đạt.
 Tùy theo nội dung HS trình bày- GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp.
Câu 2(3 điểm).
Bài học về cách ứng xử qua nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
 * Hình thức:
 Viết một văn bản nghị luận ngắn: lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
 *Nội dung: 
 HS trình bày theo nhiều cách miễn sao phù hợp, đạt được các yêu cầu sau::
 1. Giới thiệu về nhân vật Trương Sinh:
 + Nguồn gốc: xuất thân con nhà hào phú, ít học.
 + Tính cách: đa nghi, với vợ phòng ngừa quá mức, ghen tuông mù quáng, hồ đồ, nghe lời con nhỏ đã nhiếc móc, đánh đuổi vợ đi, đẩy Vũ Nương vào con đường cùng ...
2. HS trình bày bài học về cách ứng xử qua nhân vật Trương Sinh: đó là bài học về thái độ sống, về niềm tin vào con người và cần có lí trí tỉnh táo khi xét đoán sự việc, về sự trân trọng hạnh phúc gia đình.....
Tiêu chuẩn cho điểm:
 - Điểm 3: Lập luận, lí lẽ, ý cơ bản đủ, sâu sắc; diễn đạt tốt.
 - Điểm 2: Lập luận, lí lẽ, ý cơ bản khá đầy đủ, sâu sắc; diễn đạt khá.
 - Điểm 1: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng còn mắc lỗi diễn đạt.
 Tùy theo nội dung HS trình bày- GV linh hoạt cho điểm cho phù hợp.
Câu 3(5 điểm).
 *Kiểu bài: Nghị luận chứng minh
 Nội dung trọng tâm cần nghị luận:
ý 1: Giải thích: 
+ Người chiến sĩ nông dân: những người nông dân ra đi chiến đấu bảo về Tổ quốc trở thành chiến sĩ.
+ Thời đại mới: thời điểm những năm sau 1946, đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến, bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp....
 ý 2: Những người nông dân trở thành chiến sĩ, thành đồng chí.
 - Những người lính xuất thân là nông dân đến từ những vùng quê khác nhau nhưng đều giống nhau về cái nghèo đến xơ xác trước cách mạng. “Nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, với “những gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, “giếng nước gốc đa”, tất cả là có thật, gần gũi và quen thuộc.
 - Từ biệt ruộng đồng, họ bước vào cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hôm qua là nông dân, hôm nay là chiến sĩ. Họ lên đường chiến đấu thật tự nhiên Ruộng nương anh gửi bạn thân cày, thật cảm động và thiêng liêng để rồi chung sự nghiệp cách mạng... (d/c), lí tưởng... (d/c), cùng đồng cam cộng khổ....(d/c),..
 ý 3: Đồng chí đã khắc họa thành công vẻ đẹp của người chiến sĩ nông dân, vẻ đẹp của thời đại mới:
 - Vẻ đẹp của thời đại mới trong hình tượng thơ ở đây là tình đồng chí, đồng đội gắn với giai cấp của người lính.
 - Bài thơ khai thác đời sống nội tâm, tình cảm của người lính, vẻ đẹp của bài thơ Đồng chí là vẻ đẹp đời sống tâm hồn người lính, nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là tình đồng chí, đồng đội: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
 - Khi người lính “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” là họ đã truyền hơi ấm cho nhau để chống chọi với cái rét run người nơi đại ngàn. Những đêm rừng hoang sương muối...
 - Trong cái cầm tay nhau ấy, hình ảnh đất nước và tinh thần đoàn kết giai cấp được diễn đạt thật cao đẹp, cô đọng và thuyết phục.
 - Chính tình cảm cao đẹp và lí tưởng sáng ngời Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới đó mà những người lính được nâng lên tầm cao khái quát trong đó có sự hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, trữ tình. Đầu súng trăng treo mang ý nghĩa sâu sắc cho tinh thần thời đại mới: súng gợi liên tưởng đến chiến tranh, nhưng vầng trăng lại gợi lên vẻ thơ mộng; những người lính bên nhau trong khi chờ giặc tới, thanh thản ngắm vầng trăng hoà bình...
*Tiêu chuẩn cho điểm:
 - Điểm 5: Bố cục rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu trên. Dẫn chứng phù hợp, chính xác, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt. 
 - Điểm 3-4: Bố cục rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu trên. Dẫn chứng phù hợp, chính xác, lập luận chặt chẽ nhưng còn mắc một vài lỗi nhỏ.
 - Điểm 2: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1: Bài viết sơ sài, diễn đạt lúng túng.
 * Lưu ý:
 - Giám khảo căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lượng bài làm của HS đánh giá điểm cho phù hợp.
 - Cần trân trọng những bài làm có tính sáng tạo và phát hiện mới thuyết phục.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LẦN 3
 Thời gian 150 phút
Câu 1 (2 điểm):
	 Cảm nhận của em về hai câu thơ sau 
 	a. Miệng cười buốt giá
 (Chính Hữu)
 	 b. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
 (Phạm Tiến Duật)
Câu 2(3 điểm):
 Bài học về cách ứng xử qua nhân vật Trương Sinh trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 3(5 điểm);
 Đọc bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có ý kiến cho rằng:
 “ Bài thơ đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp của người chi

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_lop_9_truong_thc.doc
Giáo án liên quan