Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Tiên Tiến (Có đáp án)

Câu 1: (2,0 điểm)

 Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

 Câu 2: (2,0 điểm)

 So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với các bậc tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh)?

 

docx6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Tiên Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút 
( Đề này gồm 5 câu, 1 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Phần phách
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2,0 điểm)
 	Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
 Câu 2: (2,0 điểm)
 	So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với các bậc tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh)?
Câu 3: (2,0 điểm)
Công cuộc cải tổ của Góoc-ba-chốp (3/1985) đã gây ra những hậu quả gì? Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết?
Câu 4: (2,0 điểm)
Tại sao nói “Vào những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”?
Câu 5: (2,0 điểm)
 	Có ý kiến cho rằng: “ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn.” 
Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy làm rõ ý kiến đó.
------HÕt-----
UBND HUYỆN THANH HÀ
TRƯỜNG THCS TIỀN TIẾN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
 (hướng dẫn chấm  gồm 5 trang)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
Người ra đề
(Ký và ghi rõ họ tên)
Xác nhận của Ban giám hiệu
(Ký tên, đóng dấu)
Số phách
(Do Trưởng phòng
GD&ĐT ghi)
.Phần phách
Câu 1: (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
- Thời gian chiến đấu dài và bền bỉ trong 11 năm.
0,2đ
- Diễn ra với quy mô lớn, địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình....
0,2đ
-Lãnh đạo là những người tài giỏi, có uy tín, trình độ tổ chức cao như Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
0,2đ
-Thời gian chuẩn bị chu đáo, có tổ chức và quy mô cao:
0,2đ
+ Từ 1885-1889, là thời kì nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.
0,2đ
+ Đặc biệt đã chế tạo ra súng trường theo mẫu súng của Pháp.
0,2đ
+ Lực lượng nghĩa quân được chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người được chỉ huy thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ.
0,2đ
+ Nghĩa quân biết sử dụng phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo đã đánh địch nhiều trận lớn, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. 
0,2đ
+ Từ năm 1889-1895, nghĩa quân bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lui nhiều trận càn của địch.
0,2đ
+ Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dàn tan rã. Khởi nghĩa thất bại cũng là mốc kết thúc phong trào Cần Vương trên phạm vi cả nước.
0,2đ
.. 	Phần phách ..........
Câu 2: (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
* Giống nhau: Đều muốn tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, thoát khỏi ách nô dịch của thực dân.
0,25đ
* Khác nhau:
- Xác định kẻ thù:
+ Các bậc tiền bối chưa xác định được bản chất của kẻ thù, dựa vào kẻ thù để đánh kẻ thù như Phan Bội Châu muốn cầu viện Nhật Bản muốn nhờ Nhật đánh Pháp chẳng khác nào “ đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; hay Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách Văn hóa xã hội giống như “ xin Pháp rủ lòng thương”.
0,25đ
+Nguyễn Tất Thành lại xác định rõ bản chất của kẻ thù và kẻ thù của cách mạng Việt Nam chính là thực dân Pháp, cần phải đánh đổ Pháp.
0,25đ
-Chủ trương, đường lối:
+Các bậc tiền bối chủ trương tiến hành bạo động vũ trang dựa vào Nhật để đánh Pháp (Phan Bội Châu). Hoặc tiến hành cải cách văn hóa xã hội dựa vào đế quốc để chống phong kiến, cải lương tư sản (Phan Châu Trinh).
0,25đ
+Nguyễn Tất Thành lại nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, đi theo ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga và đã tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt nam đó là con đường cách mạng vô sản.
0,25đ
-Hướng đi:
+Các bậc tiền bối sang các nước phương Đông ( Nhật Bản- Phan Bội Châu)
0,25đ
+ Người sang các nước phương Tây- sang Pháp, để tìm hiểu vì sao nước Pháp sang thống trị nước mình, tìm hiểu thực chất của các từ “tự do, bình đẳng, bác ái” mà Pháp tuyên truyền ở Việt Nam và Người hiểu muốn đánh đuổi được kẻ thù thì trước hết phải hiểu rõ được kẻ thù đó.
0,25đ
+Người trực tiếp lao động, sống và làm việc cùng giai cấp công nhân, những người lao động, thấu hiểu nỗi khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Người đi qua nhiều nước, tiếp xúc với nhiều người, làm nhiều nghề để kiếm sống, học tập và tự tìm cách tiếp cận chân lí và tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
0,25đ
Câu 3: (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
- Hậu quả:
+ Công cuộc cải tổ gặp nhiều khó khăn, bế tắc; kinh tế, chính trị suy sụp, không ổn định; tệ nạn xã hội gia tăng: xung đột sắc tộc luôn sảy ra; nội bộ Đảng Cộng sản chia thành nhiều phe phái.
0,25đ
+ 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng và nhà nước Xô Viết tiến hành đảo chính nhưng thất bại. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, nhà nước liên bang hầu như tê liệt. Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập tách khỏi liên bang.
0,25đ
+ 21/12/1991, 11 nước cộng hòa kí hiệp định về giải tán liên bang , thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
0,25đ
+ 25/12/1991, Góoc-ba-chốp từ chức, lá cờ búa liềm trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở liên bang Xô Viết sau 74 năm tồn tại.
0,25đ
-Nguyên nhân:
+ Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa phù hợp, chưa khoa học, chứa đựng nhiều thiếu xót, sai lầm; chủ quan, cơ chế quan liêu bao cấp, thiếu dân chủ, thiếu công bằng.
0,25đ
+ Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi sửa đổi lại mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng, rời bỏ nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác- Lê-nin.
0,25đ
+ Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học trên thế giới.
0,25đ
+ Do hành động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước...
0,25đ
Câu 4: (2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
- 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc- Thái Lan gồm 5 nước In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
0,25đ
- 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức này
0,25đ
- Sau “chiến tranh lạnh” ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên. Vì thế, 7/1995, Việt Nam là thành viên thứ 7; đến 7/1997, Lào và Mi-an-ma cúng gia nhập ASEAN. Và 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này .
0,25đ
- Như vậy, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong 1 tổ chức thống nhất. ASEAN chuyển hoạt động trọng tâm sang hợp tác kinh tế đồng thời xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định cùng nhau phát triển phồn vinh.
0,25đ
- Bên cạnh việc hợp tác song và đa phương ASEAN đã thành lập, mở rộng sự hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
0,25đ
+ 1992, thành lập khu vực mậu dịch tự do AFTA.
0,25đ
+ 1994, Lập diễn đàn khu vực ARF với sự tham gia cảu 23 nước trong và ngoài khu vực đặc biệt là sự hợp tác cảu ASEAN với Mĩ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc nhằm tại nên một môi trường hòa bình, ổn định cho Đông Nam Á..
0,25đ
- Như vậy , một chương mới đã mở ra trong khu vực lịch sử Đông Nam Á
Câu 5: ( 2,0 điểm)
Nội dung
Điểm
Phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay được chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 thế kỉ XX:
+ Phong trào khởi đầu từ Đông Nam Á với những thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập tiêu biểu ở các nước In-đô-nê-xi-a ,Việt Nam, Lào .
0,2đ
+ Phong trào tiếp tục lan sang các nước Nam Á và Bắc Phi. Điển hình là Ấn Độ, Ai Cập, An-giê-ri...
0,2đ
+ Đặc biệt Năm 1960, 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập và được gọi là “năm Châu Phi”.
0,2đ
+ Phong trào phát triển sang khu vực Mĩ La-tinh, tiêu biểu ngày 1-1-1959, cách mạng nhân dân ở Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phi đen Cát-xtơ-rô giành được thắng lợi.
0,2đ
 Như vậy, đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc cơ bản bị sụp đổ.
0,2đ
- Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 thế kỉ XX:
+ Trong giai đoạn này là phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha và giành được độc lập ở ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich và Ghi-nê Bít-xao vào những năm 1974-1975.
0,2đ
+ Như Vậy hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha bị tan rã ở ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich và Ghi-nê Bít-xao là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
0,2đ
- Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 thế kỉ XX:
+ Đây là giai đoạn thể hiện cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai ở ba nước miền Nam Châu Phi đó là Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi.
0,2đ
+ Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường, bền bỉ của người da đen, chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xóa bỏ, người da đen được quyền bầu cử và hưởng các quyền tự do dân chủ khác. Cuộc đấu tranh giành được thắng lợi ở ba nước miền Nam châu Phi.
0,2đ
 Như vậy, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh bước sang một trang mới với nhiệm vụ củng cố độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
0,2đ

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_lich_su_lop_9_truong_thc.docx