Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn hóa 9

Câu 1

1) a- Quá trình sản xuất H2SO4 trong công nghiệp gồm những giai đoạn nào? Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra của từng giai đoạn đó.

 b- Nếu sử dụng 1,646 tấn quặng pirit (100% FeS2) thì điều chế được bao nhiêu tấn H2SO4 98%. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 90%.

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THANH HÀ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
Câu 1 
1) a- Quá trình sản xuất H2SO4 trong công nghiệp gồm những giai đoạn nào? Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra của từng giai đoạn đó.
 b- Nếu sử dụng 1,646 tấn quặng pirit (100% FeS2) thì điều chế được bao nhiêu tấn H2SO4 98%. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 90%.
2) Có 2 oxit AO2 và BO2 mà tỉ lệ phân tử khối theo thứ tự là. Tỉ lệ thành phần khối lượng của A và B trong oxit theo thứ tự là . Xác định A, B. Nêu tính chất hóa học chung của AO2 và BO2, viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 2 
1- Hỗn hợp A gồm ( MgO, CuO, BaO). Trình bày phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp ở dạng tinh khiết sao cho khối lượng các chất không thay đổi so với lượng ban đầu.
2- X, Y, Z là 3 hoá chất được dùng phổ biến làm phân hóa học. Chúng là các phân bón đơn để cung cấp 3 thành phần chính: đạm, lân, kali cho cây trồng. Ba hoá chất trên đều tan trong nước. 
Biết rằng:
- Dung dịch nước của X cho kết tủa màu trắng với dung dịch natri cacbonnat dư. 
- Khi cho dư dung dịch natri hidroxit vào dung dịch nước của Y và đun sôi, nhận thấy có mùi khai bay ra, nhưng cho dung dịch axit clohidric vào dd Y thì không thấy hiện tượng gì xảy ra. Dung dịch Y cũng tạo kết tủa trắng với dung dịch bari clorua.
- Dung dịch nước của Z tạo kết tủa trắng với dung dịch bạc nitrat, nhưng không tạo kết tủa với dung dịch bariclorua.
Xác định X, Y, Z và viết các phương trình hóa học mô tả các TN trên.
Câu 3 
 1.Chỉ dùng thêm dung dịch BaCl2 và dung dịch NaOH, hãy nêu phương pháp thực nghiệm xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3.
 2. Có 4 lọ không nhãn,mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau:NaCl, Na2SO4, MgSO4, BaCl2. Chỉ dùng Na2O,làm thế nào nhận biết được dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học?Viết các phương trình hoá học .
Câu4 Hòa tan 8,4 gam hỗn hợp X gồm:Na, Al, Cu trong nước dư thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Lọc chất rắn không tan cho tác dụng với 250 ml dung dịch AgNO3 2M (lượng AgNO3 dùng dư) thì thu được 43,2 gam chất rắn không tan và dung dịchY . Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a,Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X ?
b,Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch Y? (coi thể tích dung dịch không đổi).
Câu 5: 
Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Cu và Zn, cho 0,965 gam A vào lượng dư dung dịch HCl thấy thoát ra 0,112 lít khí (ở đktc). Mặt khác cũng cho một lượng hỗn hợp A như trên vào 125 ggam dung dịch AgNO3 2,04% thì thu được chất rắn B và dung dịch C.
a. Tính khối lượng chất rắn B và nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch C.
b. Cho m gam A vào 400 ml dung dịch CuCl2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được 19,2 gam Cu và dung dịch chứa 1 muối duy nhất. Tính m và nồng độ mol/l của dung dịch CuCl2

File đính kèm:

  • docDe thi huyen Thanh Ha Cac bac tham khao nhe.doc
Giáo án liên quan