Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 (Đại trà) - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ 2 kết quả thí nghiệm sau đây, hãy giải thích để rút ra kết luận về tính chất của xương ?
1. Thí nghiệm 1: Ngâm một xương sườn gà trong cốc đựng dung dịch HCl 10%, sau 15 phút lấy ra, uốn thử, thấy xương mềm dẻo như sợi dây.
2. Thí nghiệm 2: Đốt một xương sườn gà khác trên ngọn lửa đèn cồn, khi xương cháy, bóp thử phần bị đốt thấy xương vỡ vụn.
Câu 2 (1,5 điểm): Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Tinh bột Đường Man tôzơ Glucôzơ
1. Chặng 1 và chặng 2 có thể thực hiện nhờ những bộ phận nào của ống tiêu hoá và sự tham gia của các enzim nào?
2. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?
Câu 3 (1,5 điểm):
a) Hãy giải thích tại sao khi lao động chân tay nặng, nhịp hô hấp lại tăng?
b) Giải thích cơ chế sự trao đổi khí ở tế bào?
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi:
a. Số lần mạch đập trong một phút?
b. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim?
c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?
2. Tại sao những dân tộc sống ở vùng núi cao lại có số lượng hồng cầu trong máu thường cao hơn so với người sống ở đồng bằng?
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Từ 2 kết quả thí nghiệm sau đây, hãy giải thích để rút ra kết luận về tính chất của xương ? 1. Thí nghiệm 1: Ngâm một xương sườn gà trong cốc đựng dung dịch HCl 10%, sau 15 phút lấy ra, uốn thử, thấy xương mềm dẻo như sợi dây. 2. Thí nghiệm 2: Đốt một xương sườn gà khác trên ngọn lửa đèn cồn, khi xương cháy, bóp thử phần bị đốt thấy xương vỡ vụn. Câu 2 (1,5 điểm): Cho sơ đồ chuyển hóa sau: 1 2 Tinh bột Đường Man tôzơ Glucôzơ 1. Chặng 1 và chặng 2 có thể thực hiện nhờ những bộ phận nào của ống tiêu hoá và sự tham gia của các enzim nào? 2. Giải thích vì sao Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ? Câu 3 (1,5 điểm): a) Hãy giải thích tại sao khi lao động chân tay nặng, nhịp hô hấp lại tăng? b) Giải thích cơ chế sự trao đổi khí ở tế bào? Câu 4 (2,0 điểm): 1. Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít máu. Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thời gian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất. Hỏi: a. Số lần mạch đập trong một phút? b. Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim? c. Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung? 2. Tại sao những dân tộc sống ở vùng núi cao lại có số lượng hồng cầu trong máu thường cao hơn so với người sống ở đồng bằng? Câu 5 (1,0điểm): Theo em để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại cần xây dựng những thói quen gì? Câu 6 (2,0điểm): Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha? giải thích? Tuyến tụy đã điều hòa đường huyết ở mức ổn định như thế nào ? Hết Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN: SINH - LỚP 8 NĂM HỌC 2012-2013 Câu Đáp án Điểm 1 1. Ngâm xương trong HCL 10% thì HCL tác dụng với muối vô cơ. Các muối vô cơ bị hoà tan và chỉ còn lại chất hữu cơ , xương vẫn còn nguyên hình dạng nhưng mất hẳn tính cứng rắn => mềm rẻo 2. Đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn , thì các chất hữu cơ cháy hết chỉ còn lại chất vô cơ nên xương còn nguyên hình dạng nhưng mất hẳn tính mềm dẻo nên giòn, dễ vỡ. * Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ : + Xương có 2 đặc tính: Mềm dẻo và vững chắc. Tính đàn hồi do các chất hữu cơ (cốt giao) tạo thành. Tính vững chắc do các chất vô cơ (khoáng) tạo thành. + Trong xương muốn đảm bảo tính mềm dẻo và độ vững chắc thì cần có sự kết hợp của 2 thành phần chất khoáng và chất hữu cơ. 0,5 0,5 0,5 0,5 2 1. - Chặng 1: Ở khoang miệng và ruột non với sự tham gia của enzim Amilaza - Chặng 2: Ở ruột non với sự tham gia của enzim Mantaza. 2. Vì ở dạ dày có các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày cổ tuyến vị, các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với enzim pepsin. 0,5 0,5 0,5 3 a) Khi lao động chân tay nặng, hệ cơ phải hoạt động nhiều, tốn nhiều O2 và thải ra nhiều CO2 , hàm lượng CO2 trong máu tăng lên. Chính lượng CO2 này tác động vào trung khu hô hấp làm tăng nhịp hô hấp để cung cấp đủ O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài không khí. 0,5 b) b. Cơ chế trao đổi khí ở tế bào: Sự trao đổi khí ở tế bào tuân theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp: 0,5 - Khí ôxi : Trong mao mạch máu cao hơn trong tế bào nên được khuếch tán từ máu vào tế bào. - Khí cacbonic: Trong tế bào cao hơn mao mạch máu, nên được khuếch tán từ tế bào ra máu. 0,5 4 1. 1 ngày = 24 h ; 1l = 1000ml a. - Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy được : 7560 : (24. 60) = 5,25 lít. - Số lần tâm thất trái co trong một phút là : (5,25. 1000) : 70 = 75 (lần) Vậy số lần mạch đập trong một phút là : 75 lần 0, 5 b - Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là : (1 phút = 60 giây) à ta có : 60 : 75 = 0,8 giây. 0,25 c. Thời gian của các pha : - Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây) - Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x . Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4 x = 0,1 giây. Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây. Tâm thất co hết : 0,1 . 3 = 0,3 giây. ( HS giải cách khác nếu đúng cho điểm tối đa) 0,25 0,5 2. Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì: - Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. - Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người . 0,5 5 Cần xây dựng các thói quen sống khoa học - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu - ăn uống hợp lí + Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. + Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại + Uống đủ nước. - Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu 0,25 0,5 0,25 6 1. Nói tuyến tụy là tuyến pha vì: Tuyến tụy vừa thực hiện chức năng nội tiết, vừa thực hiện chức năng ngoại tiết. - Chức năng ngoại tiết: Tuyến tuỵ có những tế bào tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non. - Chức năng nội tiết: Có các tế bào tập hợp thành các đảo tuy có chức năng tiết các hoocmôn điều hoà lượng đường trong máu. Có 2 loại tế bào trong các đảo tuỵ: tế bào α tiết glucagôn, tế bào β tiết insulin 2. Tuyến tụy đã điều hòa đường huyết ở mức ổn định: Tỉ lệ đường huyết chiếm 0,12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào β tiết insulin. Hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. - Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào α tiết ra glucagôn, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicôgen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường. - Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hoocmôn trên của các tế bào đảo tuỵ mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định. Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tuy sẽ dẫn tới tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hoặc chứng hạ đường huyết. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 ..................Hết....................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_dai.doc