Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về câu văn sau:
Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
Câu 2 (3.0 điểm)
Hãy triển khai luận điểm sau thành một đoạn văn nghị luận:
Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người.
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01trang) Câu 1 (2.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về câu văn sau: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) Câu 2 (3.0 điểm) Hãy triển khai luận điểm sau thành một đoạn văn nghị luận: Rừng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Câu 3 (5.0 điểm) Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Em hiểu như thế nào về ý nghĩa câu ca dao trên? ------------------------------HẾT------------------------------ Họ tên học sinh:Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Câu 1(2 điểm) *Hình thức: Học sinh viết thành một đoạn văn cảm thụ, diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học * Nội dung: Cần nêu được những ý sau: - Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ (0,25 điểm) - Phép so sánh: người nào người nấy lướt thướt như chuột lột (0,25 điểm) - Lối văn biền ngẫu, từ láy (0,25 điểm) - Tác dụng: (1,25 điểm) + Gợi ra không khí hộ đê căng thẳng, nhốn nháo: các hoạt động chống đỡ vừa náo động, vừa lộn xộn của người dân; (0,5 điểm) + Câu văn thể hiện niềm thương cảm của tác giả đối với cảnh ngộ vất vả, nguy cấp của người dân khi chống chọi với nguy cơ đê vỡ. (0,5 điểm) -> Đó cũng là giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. (0,25 điểm) Câu 2 (3 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết thành đoạn văn quy nạp, diễn dịch hoặc tổng phân hợp, trình bày vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người, . biết sử dụng dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục, sắc sảo. Câu văn nêu luận điểm cho sẵn có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn. 0,25 b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh trình bày được các ý: 2,75 - Rừng đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn cho con người. + Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản, ... + Rừng thu hút khách du lịch: là điểm du lịch nghỉ dưỡng.... 0,75 - Rừng đã góp phần bảo về an ninh quốc phòng. + Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. + Rừng đã cùng người đánh giặc. 0,75 - Rừng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người. + Rừng là " ngôi nhà chung " của muôn loài thực vật, ... + Rừng là " lá phổi xanh’’ điều hoà khí hậu vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. + Rừng chắn gió, chắn cát ven biển + Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn. 1,0 - Chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng, khai thác rừng có kế hoạch. 0,25 Tiêu chuẩn cho điểm: - Cho 2,5 – 3 điểm: Bài viết khá hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, có dẫn chứng thuyết phục, diễn đạt tốt. - Cho 1,5 – 2 điểm: Học sinh hiểu vấn đề, trình bày cơ bản đủ ý song lập luận chưa thật chặt chẽ, còn mắc một số lỗi dùng từ và diễn đạt. - Cho 0,5 – 1 điểm: Bài viết sơ sài, chưa đúng trọng tâm, còn nhiều sai sót. - Cho 0 điểm: Không làm bài hoặc sai cả nội dung và phương pháp. Căn cứ và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ còn lại, trân trọng sự sáng tạo của học sinh- những ý đúng, mới mẻ không có trong đáp án. Cho điểm cả câu lẻ đến 0,25điểm. Câu 3 (5 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM 1.Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài văn nghị luận giải thích về một vấn đề tư tưởng đạo lí xã hội, có đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài theo qui định. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt,văn viết có cảm xúc chân thành, biết trình bày luận điểm, luận cứ, lập luận để làm nổi bật vấn đề cần giải thích. 0,5 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày được những ý sau: 4,5 a. Mở bài: - Dắt dẫn vấn đề: Tình đoàn kết, yêu thương con người, lòng nhân ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. - Nêu vấn đề, trích dẫn câu ca dao. - Nêu nội dung câu cao dao: câu ca dao là lời khuyên nhủ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam ta. Đó là tình đoàn kết, yêu thương, nhân ái. 0,5 b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc. 0,5 * Phải sống đoàn kết, thương yêu nhau vì: - Mỗi người đều có một cuộc sống riêng song không thể lúc nào cũng thuận lợi mà có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến cuộc sống của chúng ta. - Mặt khác, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Sự hòa nhập giữa cá nhân và cộng đồng sẽ đem lại cho con người niềm vui và hạnh phúc. - Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Cụ thể: + Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán.... + Để cùng chống thù trong, giặc ngoài... + Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt (giúp đỡ những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....) - Dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự. Ví dụ: + Lá lành đùm lá rách + Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 0,5 0,5 1,0 0,25 * Những việc làm để thực hiện lời dạy của người xưa: - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, làng xóm. Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tích cực tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện.... - Liên hệ với bản thân: yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp... - Phê phán những con người có lối sống ích kỉ cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại. 0,25 0,25 0,25 b. Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. 0,5 Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có sáng tạo. - Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận, cơ bản đủ ý song lí lẽ và dẫn chứng chưa thật sắc sảo, diễn đạt khá. - Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. Căn cứ và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho các điểm lẻ còn lại, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. Cho cả câu lẻ đến 0,25điểm. ----------------Hết-----------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc