Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 2 (2,0 điểm).

 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các loại hạt là 52. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 16 hạt. Xác định số hạt mỗi loại trong nguyên tử X? Nguyên tố X là nguyên tố nào? (TD)

2. Làm lạnh 500 gam dung dịch KNO3 bão hòa từ 80oC xuống 10oC. Tính khối lượng KNO3 kết tinh, biết độ tan trong nước của KNO3 ở 80oC và 10oC lần lượt là 168 gam và 21 gam. (BX)

Câu 3 (2,0 điểm).

 1. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hóa học trong các thí nghiệm sau:

 a) Cho mẩu Na vào cốc nước có nhỏ phenolphtalein.

 b) Đốt mẩu photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi, sau đó hòa tan sản phẩm vào nước rồi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. (VH)

 2. Cho các muối có công thức sau: Na2SO3, MgCl2, Ca(H2PO4)2, Cu(NO3)2, KHCO3, Na2S, Fe2(SO4)3, K2HPO3 . Hãy phân loại và gọi tên các muối trên. (HK)

Câu 4 (2,0 điểm).

 1. Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu đựơc 8,96 lít H2 (ở đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? (TK)

2. Hoà tan hoàn toàn 7,56 gam một kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 9,408 lít H2 (ở đktc). Xác định kim loại M? (TK)

Câu 5 (2,0 điểm).

 Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:

- Cho 11,2g Fe vào cốc A đựng dung dịch HCl.

- Cho m gam Al vào cốc B đựng dung dịch H2SO4.

Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? (VHG)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm 01 trang) 
Câu 1 (2,0 điểm). 
1. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: (VH)
(4)
	CaCaOCa(OH)2CaCO3 
2. Trình bày phương pháp nhận biết các chất lỏng đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: H2O, Ca(OH)2, HCl, NaCl. Viết phương trình phản ứng minh hoạ nếu có? (TD)
Câu 2 (2,0 điểm). 	
	1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng các loại hạt là 52. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 16 hạt. Xác định số hạt mỗi loại trong nguyên tử X? Nguyên tố X là nguyên tố nào? (TD)
2. Làm lạnh 500 gam dung dịch KNO3 bão hòa từ 80oC xuống 10oC. Tính khối lượng KNO3 kết tinh, biết độ tan trong nước của KNO3 ở 80oC và 10oC lần lượt là 168 gam và 21 gam. (BX)
Câu 3 (2,0 điểm). 
	1. Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích bằng phương trình hóa học trong các thí nghiệm sau:
	a) Cho mẩu Na vào cốc nước có nhỏ phenolphtalein.
	b) Đốt mẩu photpho đỏ trong lọ đựng khí oxi, sau đó hòa tan sản phẩm vào nước rồi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. (VH)
	2. Cho các muối có công thức sau: Na2SO3, MgCl2, Ca(H2PO4)2, Cu(NO3)2, KHCO3, Na2S, Fe2(SO4)3, K2HPO3 . Hãy phân loại và gọi tên các muối trên. (HK)
Câu 4 (2,0 điểm). 
	1. Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu đựơc 8,96 lít H2 (ở đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu? (TK)
2. Hoà tan hoàn toàn 7,56 gam một kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 9,408 lít H2 (ở đktc). Xác định kim loại M? (TK)
Câu 5 (2,0 điểm). 
	Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc A đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc B đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m? (VHG)
 (Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Họ tên thí sinh: ........... SBD: 
Chữ kí giám thị 1: ......... Chữ kí giám thị 2..
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8 
Câu
Ý
Đáp án
Điểm
Câu 1
1
1,0
1) 2Ca + O2 2CaO 
2) CaO + H2O ® Ca(OH)2
3) Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O
4) Ca + 2H2O ® Ca(OH)2 + H2
0,25
0,25
0,25
0,25
2
1,0
Rót các dung dịch vào 4 ống nghiệm tương ứng làm mẫu thử.
- Bước 1: dùng quỳ tím để nhận biết ra Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển màu xanh và HCl làm quỳ tím chuyển màu đỏ, không có hiện tượng trên là hai chất còn lại.
0,5
- Bước 2: 2 ống nghiệm còn lại không làm quỳ tím đổi màu đun nhẹ cho bay hơi, ống đựng nước sẽ bay hơi hết ống đựng dd NaCl còn lại tinh thể muối ăn (NaCl).
0.5
Câu 2
1
1,0
- Ta có: số p + số e + số n = 52
mà số p = số e ® 2 số p + số n = 40 (1)
- Số p + số e - số n = 16 ® 2 số p - số n = 16 (2)
0,5
Từ (1) và (2) ta được: số p = số e = 17 (hạt), số n = 18 (hạt)
Nguyên tố X là: Clo; KHHH: Cl; nguyên tử khối: 35,5
0,5
2
1,0
- Ở 80oC cứ 269 g dung dịch KNO3 bão hòa có chứa 169 g KNO3
Vậy 500 g dung dịch KNO3 bão hòa có chứa 314g KNO3 và 186g nước
0,25
- Ở 10oC, cứ 100g nước hòa tan được 21g KNO3
Vậy 186 g nước hòa tan được 39 g KNO3
0,25
- Khối lượng KNO3 kết tinh là 314 – 39,06 = 274,94(g)
0,5
Câu 3
1
1,0
a) - Na nóng chảy thành giọt tròn, chạy nhanh trên mặt nước rồi tan ra, có khí không màu, không mùi bay lên, dd tạo thành là bazơ làm phenolphtalein chuyển thành màu đỏ.
 2Na + 2H2O® 2NaOH + H2
0,25
0,25
b) - P cháy với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám trên thành lọ.Cho nước vào thì khói trắng tan ra, dung dịch tạo thành là axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
4P + 5O2 2P2O5 
P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4
0,25
0,25
2
1,0
Phân loại và gọi tên đúng mỗi muối được 0,125 đ
 - Muối trung hòa: Na2SO3, MgCl2, Cu(NO3)2, Na2S, Fe2(SO4)3
- Muối axit: K2HPO3, Ca(H2PO4)2, KHCO3
Câu 4
1
1,0
2Al + 6 HCl 2AlCl3+ 3 H2 (1)
Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 (2)
0,25
Số mol của H2 ở đktc là:
0,25
- Gọi a, b lần lượt là số mol của Al và Fe trong hỗn hợp đầu (a,b >0)
- Theo bài ra ta có:
+ Khối lượng hỗn hợp kim loại: 
+ Thể tích khí H2 sinh ra ở phản ứng (1) và (2): 
- Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình:
 => 
0,25
- Vậy khối lượng của Al là: 0,2 x 27 = 5,4 (gam)
 khối lượng của Fe là: 0,1 x 56 = 5,6 (gam)
- Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp:
 % Al = , % Al = 100% - 49% = 51%
0,25
2
1
Gọi kim loại là M, có hóa tri là x, ta có phương trình:
 2 M + 2xHCl 2MClx + xH2 	
Theo PT 2 mol x mol
Theo bài 0,84/x mol 0,42 mol
0,25
Số mol H2: 
Theo PT: 
0,25
- Khối lượng mol nguyên tử của kim loại M: 
0,25
 - Lập bảng ta có: 
n
1
2
3
M
9 (loại)
18 (loại)
27
Trong các kim loại, thì M là kim loại Al phù hợp.
0,25
Câu 5
2
- Theo bài ra: nFe= = 0,2 mol ; nAl = mol
0,25
- Khi thêm Fe vào cốc đựng dd HCl (cốc A) có phản ứng:
 Fe + 2HCl ® FeCl2 +H2
 0,2 0,2
0,25
- Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm: 11,2 - (0,2.2) = 10,8g
0,25
- Khi thêm Al vào cốc đựng dd H2SO4 có phản ứng:
 2Al + 3 H2SO4 ® Al2 (SO4)3 + 3H2­
	 mol	 ®	 mol
0,25
- Khi cho m gam Al vào cốc B, cốc B tăng thêm: m - (gam)
0,5
- Để cân thăng bằng, khối lượng ở cốc đựng H2SO4 cũng phải tăng thêm 10,8g. Có: m - = 10,8
- Giải được m = 12,15(g)
0,5
Ghi chú: - Học sinh làm cách khác cho điểm tương đương.
 - Phương trình không cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ nửa số điểm của phương trình.
 - Bài tập có phương trình viết sai hoặc không cân bằng thì không tính điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_h.doc