Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Lịch sử lớp 9 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Chiềng An

I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7đ)

 Câu 1(1,5đ)

 Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, " Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"?

 Câu 2(3,5đ)

 Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai hình thành như thế nào?

Kể tên một số cơ quan Liên hợp quốc đang giúp nhân dân Việt Nam mà em biết? Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì?

 Câu 3(2đ)

 Trình bày tóm tắt những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, từ năm 1945 đến nay, những hạn chế của việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất?

 

doc14 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố môn Lịch sử lớp 9 - Năm học 2009 - 2010 - Trường THCS Chiềng An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lớp xã hội tăng nhanh , mâu thuẫn với phong kiến thực dân . Thái độ chính trị của các giai cấp cũng có sự phân hoá khác nhau. (0,5đ)
Câu 3, (4đ)
 	Từ người yêu nước chân chính Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người chiến sĩ cách mạng
 Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/ 5/1889, tại xã Kim Liên, huyện nam Đàn tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà Nho yêu nước, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. Sinh ra trong một gia đình yêu nước, lớn lên trên quê hương có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng liên tục nổ ra nhưng không đi đến thắng lợi. Người đã không tán thành đường lối của các bậc tiền bối nên quyết định ra đi tìm đường cứu nước. 	 (0,5đ)
Ngày 5/6/ 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.Người làm phụ bếp cho một chiếc tàu buôn của Pháp để tới được các nước phương Tây xem họ làm thế nào rồi về nước giúp đồng bào cứu nước.(0,5đ)
 	 Từ việc khảo sát của Người, từ cuộc sống của nhân dân và bọn đế quốc. Người rút ra một kết luận rằng “ ở đâu nhân dân lao động cũng nghèo khổ, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù”. Chính vì vậy Người trở lại Pa-ri sống, lao động, học tập và tham gia cách mạng trong quần chúng nhân dân lao động và công nhân Pháp để rồi Người đi tới quyết định đi theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin. 
 (0,5đ)
 Kết thúc 6 năm hành trình qua các nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu, Người trở về Pháp 1917. (0,25)
 	 Tại Pháp, Người đã sống, lao động, rèn luyện, học tập và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tham gia hội nghị trong các tổ chức yêu nước.
 Đó là hoạt động yêu nước bước đầu để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. (0,25)
 Ngày 18.6.1919, Người gửi tới Hội nghị Véc-sai bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Những yêu sách nói trên không được chấp nhận, nhưng việc làm đó đã có tiếng vang lớn.Người Pháp coi cuộc đấu tranh ấy là một quả bom làm trấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam thì coi đó là “phát pháo hiệu” thức tỉnh nhân dân ta. 	 (0,5đ)
 	Năm 1919 do sự đấu tranh bền bỉ của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Quốc tế Cộng sản ( Quốc tế 3) được thành lập . Tháng 7.1920 Nguyễn Ái Quốc được đọc sơ thảo lần thứ nhất bản những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, Người đã tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.	 	 (0,5đ)
 Tháng 12.1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp, Người gia nhập Quốc tế thứ 3 và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp. 	 	 (0,5đ)
 Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. từ người yêu nước chân chính Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người chiến sĩ cách mạng.	 	 (0,5đ)
Câu 4, ( 4đ )
 	Đường lối đổi mới của Đảng ta diễn ra trong hoàn cảnh:
	Trong hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), cách mạng việt Nam đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém ngày càng lớn, đưa đất nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế, xã hội.	 ( 0,25đ )
	Để đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng tiến lên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới.
	Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, những thay đổi của tình hình thế giới và trong quan hệ giữa các nước, nhất là đứng trước cuộc khủng hoảng toàn diện ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng đòi hỏi Nhà nước ta phải đổi mới. 	 	 (0,25đ)
	Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) và được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6 - 1991), lần thứ VIII (6 - 1996), lần thứ IX 
(4 - 2001). 	 (0,5đ )
 	Những thành tựu về kinh tế - văn hoá sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000):
	Trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), cả nước tập trung sức người sức của nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực, thực phầm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. (0,5)
	Trong kế hoạch 5 năm (1991 - 1995), cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đưa nước ta về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng. Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. (0,5)
	Trong kế hoạch 5 năm (1996 - 2000), mục tiêu đề ra là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao tích luỹ từ nội bộ kinh tế. (0,25)
Khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tích cực. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô, chất lượng, hình thức đào tạo và cơ sở vật chất. (0,25)
Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường.Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.	 ( 0,25đ )
Những thành tựu đạt được trong 15 năm thực hiện ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 2000) đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
(0,5đ)
Tuy nhiên bên cạnh thành tựu và tiến bộ, chúng ta gặp không ít những khó khăn, tồn tại về kinh tế - văn hoá sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới 
( 1986 - 2000 ):
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. 
	(0,25đ)
Một số vấn đề văn hoá, xã hội còn bức xúc và gay gắt, chậm được giải quyết.
Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. (0,5)
Trước tình hình đó đòi hỏi nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, không ngừng phấn đấu để vươn tới những đỉnh cao mới theo con đường đúng đắn đã được xác định: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (0,5đ)
Đề dự phòng
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SƠN LA
Trường THCS Chiềng An
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - NĂM HỌC 2009 - 2010
( Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề )
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7đ)
Câu 1(2đ)
 	Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, " Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"?
 Câu 2(2đ)
 	Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Vì sao đến những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế không còn giữ ưu thế tuyệt đối nữa?
Câu 3(3đ)
	Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò nhiệm vụ của Liên hợp quốc? Kể tên một số cơ quan Liên hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam mà em biết?
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (13đ)
 Câu 1(2đ)
 	Nhà Lý thành lập trong hoàn cảnh nào? Tại sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
Câu 2(2đ)
	Phong trào Đông Du diễn ra như thế nào? Vì sao phong trào bị dập tắt? 
So sánh với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, có gì khác?
Câu 3(3đ)
	Đảng cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng?
Câu 4(2đ) 
	Tại sao nói sau cách mạng tháng tám 1945, nước ta trong tình thế: " Ngàn cân treo sợi tóc "?
Câu 5(4đ)
	Trình bày diễn biến chiến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp?
Đề dự phòng
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SƠN LA
Trường THCS Chiềng An
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - NĂM HỌC 2009 - 2010
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (7đ)
Câu 1(2đ)
 	Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, " Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á"?
 	Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một liên minh khu vực nhằm cùng hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.	 (0,5đ)
 	 Ngày 8/8/1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) (viết tắt là ASEAN), gồm 5 nước: Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. 	(0,5đ)
 	 Năm 1984, sau khi giành độc lập Bru-nây là thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN. Tháng 7 năm 1995, Việt Nam là thành viên thứ 7 của tổ chức này.Tháng 9 năm 1997, Lào và Mi-an-ma là thành viên thứ 8 và thứ 9 của ASEAN. Tháng 4 năm 1999, Cam-pu-chia là thành viên thứ 10 của ASEAN. Sau khi tách ra từ In-đô-nê-xi-a, năm 2005 Đông-ti-mo là thành viên thứ 11 của tổ chức ASEAN.	 (0,75đ)
 	Như vậy từ những năm 90 của thế kỉ XX , " Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á".	 (0,25đ)
Câu 2(2đ)
 	Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Vì sao đến những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế không còn giữ ưu thế tuyệt đối nữa?
 Thuận lợi: Nước Mĩ xa chiến trường không bị chiến tranh tàn phá yên ổn phát triển sản xuất và thu 114 tỷ USD nhờ bán vũ khi thiết bị chiến tranh.
	 Kinh tế: Chiếm ưu thế về mọi mặt
 	 Sản lượng công nghiệp chiếm 56,47% (1948)	 (0,25đ)
	 Sản lượng nông nghiệp: Gấp hai lần Anh, Pháp Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật công lại. 	 (0,25đ)
	 Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới.	 (0,25đ)
	 Quân sự : có lực lượng mạnh nhất trong thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.	 (0,25đ)
	 Những thập niên tiếp sau tuy vẫn dứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế không còn giữ ưu thế tuyệt đối nữa: sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 39,8%, của thế giới (1973), dự trữ vàng chỉ còn 11,9tỷ USD. (0,5đ)
 	Nguyên nhân: 	 
	 Sự vươn lên của kinh tế Tây Âu, Nhật.
	 Kinh tế Mĩ vấp phải nhiều cuộc suy thoái khủng hoảng.
	 Chi phí nhiều cho quân sự.
 	Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội. (0,5đ)
Câu 3(3đ)
	Liên hợp quốc

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi 9.doc