Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 - 2012 môn: hóa học - lớp 9

Câu 1. (1,0 điểm)

Một bạn làm thí nghiệm dùng một ống nhỏ thổi vào ống nghiệm chứa dung dịch nước vôi trong. Hãy dự đoán hiện tượng hóa học xảy ra và giải thích.

 

Câu 2. (2,5 điểm). Cho sơ đồ chyển hóa sau:

 B (2) D

 

 A (1) (4) E (7) H

 

 C (5) G

Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D và viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Biết A là oxit của sắt và 0,5 mol A nặng 116 gam.

 

Câu 3. (1,0 điểm)

Có hỗn hợp A gồm CuO và Fe2O3. Trình bày phương pháp điều chế 2 kim loại tinh khiết từ hỗn hợp A.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2011 - 2012 môn: hóa học - lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN PHÙ CỪ
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2011 - 2012
Môn: HÓA HỌC - Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu 1. (1,0 điểm)
Một bạn làm thí nghiệm dùng một ống nhỏ thổi vào ống nghiệm chứa dung dịch nước vôi trong. Hãy dự đoán hiện tượng hóa học xảy ra và giải thích.
Câu 2. (2,5 điểm). Cho sơ đồ chyển hóa sau: 
 (3)
 (6)
 B (2) D 
 A (1) (4) E (7) H
 C (5) G 
Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D và viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). Biết A là oxit của sắt và 0,5 mol A nặng 116 gam.
Câu 3. (1,0 điểm)
Có hỗn hợp A gồm CuO và Fe2O3. Trình bày phương pháp điều chế 2 kim loại tinh khiết từ hỗn hợp A.
Câu 4. (2,5 điểm)
Có 3 dung dịch hỗn hợp, mỗi dung dịch chứa 2 chất (không trùng lặp nhau) trong số các chất sau: NaNO3, Na2CO3, Na3PO4, MgCl2, BaCl2, AgNO3
a. Hãy cho biết 2 chất trong mỗi dung dịch hỗn hợp đó.
b. Trình bày phương pháp phân biệt 3 dung dịch hỗn hợp đó chỉ bằng 1 hóa chất.
Câu 5. (3,0 điểm)
Hỗn hợp X gồm Fe, Zn và dung dịch Y là dung dịch HCl. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau đây:
 	 - Thí nghiệm 1: Lấy 2,98 gam hỗn hợp X cho vào 200 ml dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem cô cạn (trong điều kiện không có oxi) thì thu được 5,82 gam chất rắn khan.
 	 - Thí nghiệm 2: Lấy 2,98 gam hỗn hợp X vào 400 ml dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn lại đem cô cạn như trên thì thu được 6,53 gam chất rắn khan. 
a. Tính CM của dung dịch Y.
b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
c. Tính thể tích H2 (đktc) thu được ở thí nghiệm 2.
-HẾT-
(Cho Fe =56; Na =23; O =16; Cl =35,5; Cu =64; Zn =65; Al =27;, H =1; Ba =137)
Thí sinh không sử dụng bất kỳ tài liệu nào, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ & tên thí sinh:........................................................................................
Chữ ký giám thị 1..................................................................................
SBD: ................ 
Chữ ký giám thị 2..................................................................................
PHÒNG GD & ĐT
HUYỆN PHÙ CỪ
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2011 - 2012
Môn: HÓA HỌC - Lớp 9
Thời gian làm bài: 120 phút 
Câu
Hướng dẫn
Điểm
1 
( 1,0 đ)
- Nước vôi ban đầu đục vì tạo kết tủa CaCO3 màu trắng
 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
- Nếu tiếp tục thổi thì CO2 tăng lên và dung dịch trở lên trong dần.
 CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
( 2,5 đ)
MA= 116 : 0,5 = 232 g 
A
B
C
D
E
G
H
Fe3O4
FeCl2
FeCl3
Fe(OH)2
Fe(OH)3
Fe2O3
Fe
PTHH: 
1. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4 H2O
2. FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
3. 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
4. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
5. FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
6. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
7. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
(1,0 đ)
- Dùng H2 để khử hoàn toàn hỗn hợp A được hỗn hợp B gồm Cu và Fe.
CuO + H2 Cu + H2O
Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O
- Ngâm B trong dung dịch HCl dư, lọc lấy chất rắn sau phản ứng là Cu, điện phân dung dịch nước lọc chứa FeCl2 ta được Fe.
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
FeCl2 Fe + Cl2
0,5 đ
0,5 đ
4
(2,5 đ)
* Mỗi dung dịch chứa 2 chất là: (2 chất đó không t/d với nhau)
Dung dịch
1
2
3
Chất tan
Na3PO4, Na2CO3
NaNO3, AgNO3
MgCl2, BaCl2
* Cho dung dịch HCl lần lượt vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào:
- Có sủi bọt khí là: (Na3PO4 và Na2CO3)
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2↑ + H2O
- Kết tủa trắng là: (NaNO3 và AgNO3)
AgNO3 + HCl AgCl ↓ + HNO3 
- Còn lại không có hiện tượng gì là: (MgCl2 và BaCl2). 
0,25 đ
0,75 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
5
(3,0 đ)
a. Tính CM dung dịch HCl. (1,0 đ)
- Lập luận chứng tỏ trong TN 1 thiếu axit, dư kim loại ; TN 2 dư axit.
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)
 Mol: 1 2 1 1
 Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (2)
 Mol: 1 2 1 1
- TN 1: Theo bảo toàn nguyên tố:
 mCl = 5,82 – 2,98 = 2,84
 Do đó: nCl = 2,84: 35,5 = 0,08 = nHCl 
 CM = 0,08 : 0,2 = 0,4 M
b. Tính % kl hỗn hợp X. (1,0 đ)
- Đặt số mol Fe, Zn lần lượt là a, b mol.
- Theo kl hh X ta có PT: 56a + 65b = 2,98 (*)
- Theo kl chất rắn ở TN 2 ta có PT: 127a + 136b = 6,53 (**)
- Từ (*), (**) ta tìm được a = 0,3; b = 0,2
- Tính được phần trăm khối lượng các chất có trong X:
 % klFe = 56,37% ; %kl Zn= 43,63%
c. Tính thể tích H2 (đktc) ở TN 2. (1,0 đ)
- TN 2: nCl = (6,53 - 2,98): 35,5 = 0,1(mol)
- Theo bảo toàn nguyên tố: nHCl = nCl = 0,1 mol.
 nH2 = nHCl : 2 = 0,05 mol.
- Thể tích H2 (đktc) là: 1,12 lít.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
Chú ý: 
- Học sinh làm các cách khác, nếu đúng cho điểm tối đa.
	- Các phương trình hoá học có chất viết sai không cho điểm, thiếu điều kiện phản ứng thì trừ một nửa số điểm của phương trình đó.
- Trong các bài toán, nếu sử dụng phương trình hoá học không cân bằng hoặc viết sai phương trình để tính toán thì kết quả không được công nhận.
-HẾT-

File đính kèm:

  • docgiao an.doc