Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học: 2009-2010 môn: hoá học 8
Câu 1 (4 điểm):
1. Tính khối lượng từng nguyên tố có trong 37,6 gam Cu(NO3)2.
2. Tính số phân tử, nguyên tử của từng nguyên tố có trong 92,8 gam Fe3O4.
Câu 2 (4 điểm):
Cho các oxit sau: CO, N2O5, K2O, SO3, MgO, ZnO, P2O5, NO, PbO, Ag2O.
1. Oxit nào là oxit bazơ, oxit nào là oxit axit?
2. Oxit nào tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường? Viết PTHH xảy ra.
Câu 3 (4 điểm):
1. Đốt cháy 12,15 gam Al trong bình chứa 6,72 lít khí O2 (ở đktc).
a) Chất nào dư sau phản ứng? Có khối lượng bằng bao nhiêu?
b) Chất nào được tạo thành? Có khối lượng bằng bao nhiêu?
Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn
2. Hỗn hợp khí gồm H2 và O2 có thể tích 4,48 lít (có tỉ lệ thể tích là 1:1).
a) Tính thể tích mỗi khí hỗn hợp.
b) Đốt cháy hỗn hợp khí trên chính bằng lượng khí oxi trong bình. Làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng thu được khí A. Tính thể tích khí A. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Câu 4 (4 điểm):
Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc).
a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009-2010 MÔN: HOÁ HỌC 8 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (4 điểm): 1. Tính khối lượng từng nguyên tố có trong 37,6 gam Cu(NO3)2. 2. Tính số phân tử, nguyên tử của từng nguyên tố có trong 92,8 gam Fe3O4. Câu 2 (4 điểm): Cho các oxit sau: CO, N2O5, K2O, SO3, MgO, ZnO, P2O5, NO, PbO, Ag2O. 1. Oxit nào là oxit bazơ, oxit nào là oxit axit? 2. Oxit nào tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường? Viết PTHH xảy ra. Câu 3 (4 điểm): 1. Đốt cháy 12,15 gam Al trong bình chứa 6,72 lít khí O2 (ở đktc). a) Chất nào dư sau phản ứng? Có khối lượng bằng bao nhiêu? b) Chất nào được tạo thành? Có khối lượng bằng bao nhiêu? Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn 2. Hỗn hợp khí gồm H2 và O2 có thể tích 4,48 lít (có tỉ lệ thể tích là 1:1). a) Tính thể tích mỗi khí hỗn hợp. b) Đốt cháy hỗn hợp khí trên chính bằng lượng khí oxi trong bình. Làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng thu được khí A. Tính thể tích khí A. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Câu 4 (4 điểm): Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao, cần dùng 13,44 lít khí H2 (đktc). a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Câu 5 (4 điểm): 1. Đốt cháy 25,6 gam Cu thu được 28,8 gam chất rắn X. Tính khối lượng mỗi chất trong X. 2. Cho 2,4 gam kim loại hoá trị II tác dụng với dung dịch HCl lấy dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Xác định kim loại. -----------------------------------HÕt--------------------------------------------- *Hä vµ tªn thÝ sinh..................................,sè b¸o danh.................. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG MÔN HÓA HỌC LỚP 8 ( Gồm : 02 trang ) Câu/ý Nội dung Điểm Câu 1 1(2đ) 2(2đ) Tính số mol Cu(NO3)2 Tính khối lượng của nguyên tố Cu Tính khối lượng của nguyên tố N Tính khối lượng của nguyên tố O ---------------------------------------------------------------------------- - Tính số mol Fe3O4 - Tính số nguyên tử Fe - Tính số nguyên tử O - Tính số phân tử Fe3O4 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 1( 2đ) 2(2đ) Xác định 5 oxit bazơ cho 0,25 x 5 = 1,25đ Xác định 3 oxit axit cho 0,25 x 3 = 0,75đ ---------------------------------------------------------------------------- Xác định các chất tác dụng với H2O là: N2O5, K2O, SO3, P2O5. cho 0,25 x 4 = 1đ Viết 4 PTHH cho 0,25 x 4 = 1đ Câu 3 1(2đ) 2(2đ) Số mol Al = 0,45 mol Số mol O2 = 0,3 mol PTHH: 4 Al + 3 O2 2Al2O3 Số mol ban đầu : 0,45 0,3 o Số mol phản ứng: 0,4 0,3 Số mol sau phản ứng: 0,05 0 0,2 Vậy sau phản ứng Al dư Khối lượng Al dư = 0,05 x 27 = 1,35 gam Chất tạo thành là Al2O3. Khối lượng Al2O3 là: 20,4 gam ---------------------------------------------------------------------------- VH2 = VO2= 4,48 : 2 = 2,24 lít Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp xuất tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol PTHH: 2H2 + O2 2H2O Thể tích ban đầu : 2,24 2,24 0 Thể tích phản ứng: 2,24 1,12 Thể tích sau phản ứng: 0 1,12 Vậy khí A là H2 có thể tích là: 1,12 lít (Nếu học sinh tính số mol và giải thì chỉ cho 0,5đ cả phần 2) 0,125 0,125 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 ---------- 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 Câu 4: ( 4 đ) PTHH: H2 + CuO Cu + H2O (1) 3H2 + Fe2O3 2 Fe + 3H2O (2) Số mol H2 là: 0,6 (mol) Gọi số mol H2 tham gia phản ứng 1 là x mol (0,6 >x >0) Số mol H2 tham gia phản úng 2 là: (0,6 – x) mol Theo PTHH 1: nCuO = nH2 = x (mol) Theo PTHH 2: nFe2O3 = 1/3nH2 = (0,6 – x) : 3 (mol) Theo bài khối lượng hỗn hợp là 40 gam Ta cĩ PT: 80x + (0,6 - x)160:3 = 40 Giải PT ta được x = 0,3 Vậy nCuO = 0,3 mol, nFe2O3 = 0,1 mol %mCuO = (0,3.80.100): 40 = 60% %mFe2O3 = (0,1.160.100): 40 = 40% 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 5: 1 (2đ) 2(2đ) PTHH: 2Cu + O2 2CuO x x Gọi số mol Cu phản ứng là x mol ( x >0) Chất rắn X gồm CuO và Cu Ta có PT: 80x + 25,6 – 64x = 28,8 Giải PT ta được x = 0,2 Vậy khối lượng các chất trong X là: mCu = 12,8 gam mCuO = 16 gam ---------------------------------------------------------------------------- Gọi kim loại hoá trị II là A. PTHH: A + 2HCl ACl2 + H2 Số mol H2 = 0,1 mol Theo PTHH: nA = nH2 = 0,1 (mol) Theo bài mA = 2,4 gam MA = 2,4 : 0,1 = 24 gam Vậy kim loại hoá trị II là Mg 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 Chú ý : Học sinh có thể có nhiều cách giải khác nhau nên khi chấm cần căn cứ vào bài làm của học sinh. Nếu đúng thì vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- de hsg hoa 8.doc