Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Lớp 9 năm học : 2011 - 2012 môn: hoá học

Câu 1. (6,0 điểm)

Cho hỗn hợp A gồm: Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được khí B, dung dịch C và chất rắn D, lọc chất rắn D. Cho NaOH dư vào trong dung dịch C được dung dịch E và kết tủa F. Lấy F nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Sục khí CO2 dư vào dung dịch E. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện - Lớp 9 năm học : 2011 - 2012 môn: hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN QUỲNH NHAI
Phòng GD - ĐT Quỳnh Nhai
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN - LỚP 9
	 Năm học : 2011 - 2012
 	 Ngày thi : 13/02/2012
	 Môn: Hoá học
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (6,0 điểm)
Cho hỗn hợp A gồm: Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được khí B, dung dịch C và chất rắn D, lọc chất rắn D. Cho NaOH dư vào trong dung dịch C được dung dịch E và kết tủa F. Lấy F nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Sục khí CO2 dư vào dung dịch E. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 2. (3,0 điểm)
Có dung dịch hỗn hợp M gồm: AgNO3, Cu(NO3)2, Pb(NO3)2. Bằng cách nào có thể thu được từng kim loại riêng biệt từ dung dịch hỗn hợp trên ?
Câu 3. (4,0 điểm)
	Khi lên men dung dịch loãng của rượu etylic, người ta thu được giấm ăn - axit axetic. Từ 10 lít rượu 80 có thể tạo ra được bao nhiêu gam axit axetic? Biết hiệu suốt của quá trình lên men là 90% và rượu etylic có khối lượng riêng D = 0,8 gam/cm3.
Câu 4. (5,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất A chỉ chứa hai nguyên tố, người ta thu được 22 gam khí CO2 và 9 gam H2O. Biết rằng 1 dm3 chất khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 1,25 gam.
a) A là hợp chất hữu cơ hay vô cơ? Xác định tỉ lệ số nguyên tử của hai nguyên tố trong phân tử chất A ?
b) Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A.
Câu 5. (2,0 điểm)
 	Có 4 gói bột oxit kim loại màu đen tương tự nhau gồm các oxit: CuO, MnO2, Ag2O và FeO chỉ dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được những oxit nào? Viết phương trình phản ứng và dấu hiệu nhận biết (nếu có).
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG MÔN HÓA LỚP 9
NĂM HỌC 2011 - 2012
Câu
Nôi dung
Điểm
Câu 1
(6,0đ)
Khi cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư, chỉ có Al và Fe tan:
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
0,5đ
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
0,5đ
Khí B là H2, chất rắn D là Cu, dung dịch C gồm: AlCl3, FeCl2, HCl dư. Khi cho NaOH dư vào C, xảy ra phản ứng: 
0,5đ
 NaOH + HCl NaCl + H2O
0,5đ
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
0,5đ
 AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
0,5đ
 NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
0,5đ
Kết tủa F là: Fe(OH)2, dung dịch E gồm: NaAlO2 và NaOH dư. Khi nung F trong không khí đến khối lượng không đổi:
0,5đ
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3
0,5đ
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
0,5đ
Sục CO2 vào dung dịch E:
 CO2 + NaOH NaHCO3
0,5đ
 CO2 + 2H2O + NaAlO2 Al(OH)3 + NaHCO3
0,5đ
Câu 2
(3,0đ)
Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp M tách được Ag và dung dịch hỗn hợp M' (gồm: Pb(NO3)2 và Cu(NO3)2)
 Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2Ag 
1,0đ
Cho bột Pb vào dung dịch hỗn hợp M' thu được Cu và dung dịch Pb(NO3)2:
 Pb + Cu(NO3)2 Pb(NO3)2 + Cu 
1,0đ
Ngâm Al vào dung dịch Pb(NO3)2 thu được Pb
 2Al + 3Pb(NO3)2 2Al(NO3)3 + 3Pb
1,0đ
Câu 3
(4,0đ)
Thể tích rượu etylic nguyên chất trong 10 lit rượu 80:
0,5đ
Khối lượng rượu etylic:
1,0đ
Phản ứng lên men:
 CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O
0,5đ
Theo Pư: 46 gam rượu lên men thu được 60 gam axit axetic
Đầu bài: 640 gam rượu lên men thu được x gam axit axetic
1,0đ
Vì hiệu suốt quá trình lên men 90% nên lượng axit axetic thu được:
1,0đ
Câu 4
(5,0đ)
a) Đốt cháy A tạo ra CO2 và H2O A chỉ chứa hai nguyên tố Cacbon và Hiđro A là hiđrocacbon A là hợp chất hữu cơ.
0,5đ
Khối lượng nguyên tử C : 
0,5đ
Khối lượng nguyên tử H : 
0,5đ
Tỉ lệ số nguyên tử của hai nguyên tố: C : H = 
0,5đ
b) Ta có : MA = Vtc . D = 22,4 . 1,25 = 28 gam
0,5đ
A là hiđrocabon Công thức nguyên của A có dạng: (CH2)n
0,5đ
MA = 28 (CH2)n = 28 14n = 28 n = 2
1,0đ
Theo trên hợp chất A có tỉ lệ C : H = 1 : 2
 A có công thức phân tử: C2H4
0,5đ
Công thức cấu tạo của A là: H2C = CH2
0,5đ
Câu 5
(2,0đ)
Dùng dung dịch HCl có thể nhận biết được các oxit:
 CuO + 2HCl CuCl2 + H2O
0,5đ
 (màu xanh)
 MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
0,5đ
 (mùi hắc, màu vàng lục)
 Ag2O + 2HCl 2AgCl + H2O
0,5đ
 (Màu trắng)
 FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
0,5đ
GV chấm thi vẫn cho điểm tối đa các cách giải khác của thí sinh có kết quả đúng

File đính kèm:

  • docDe thi HSG mon Hoa nan 201120112.doc