Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009

1. Một người kéo một vật nặng 5 kg từ một nơi thấp lên nơi cao khoãng cách 10m thì công của cơ là bao nhiêu?

A. 50 jun B. 100 jun C.500 jun D.1000 jun

2. Trong thành phần của máu, các tế bào máu tự do chiếm thể tích là:

A. 45% B. 55% C.92% D.7%

3. Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu sẽ tạo thành: A. Tơ máu B. Cục máu đông C. Huyết thanh D. Bạch huyết.

4. Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch:

A. Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch

B. Nhờ sự đàn hồi của thành mạch

C. Sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng thành tĩnh mạch; sức hút của lồng ngực(khi hít vào) và cuả tâm nhĩ (khi thở ra)

D. Hai câu A, B đúng

5. Nếu tim đập càng nhanh thì:

A. Thời gian co tim càng rút ngắn

B. Thời gian nghĩ không thay đổi

C. Hai câu A, B đúng

D. Hai câu A, B sai

6. Sự trao đổi khí ở phổi Và ở tế bào xảy ra do:

A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn

B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao

C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang.

D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu

7. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm theo đường hô hấp

A. Bệnh SARS, bệnh lao phổi

B. bệnh cúm, bệnh ho gà

C. bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, bệnh về giun sán .

D. Hai câu A, B đúng

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 công của cơ là bao nhiêu?
A. 50 jun	 B. 100 jun C.500 jun	D.1000 jun
2. Trong thành phần của máu, các tế bào máu tự do	 chiếm thể tích là:
A. 45%	 B. 55% C.92%	D.7%
3. Huyết tương khi mất chất sinh tơ máu sẽ tạo thành: A. Tơ máu	 B. Cục máu đông C. Huyết thanh D. Bạch huyết.
4. Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch:
A. Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch
B. Nhờ sự đàn hồi của thành mạch
C. Sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng thành tĩnh mạch; sức hút của lồng ngực(khi hít vào) và cuả tâm nhĩ (khi thở ra)
D. Hai câu A, B đúng
5. Nếu tim đập càng nhanh thì:
A. Thời gian co tim càng rút ngắn
B. Thời gian nghĩ không thay đổi
C. Hai câu A, B đúng
D. Hai câu A, B sai
6. Sự trao đổi khí ở phổi Và ở tế bào xảy ra do:
A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn
B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao
C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang.
D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu
7. Các bệnh nào dễ truyền nhiễm theo đường hô hấp
A. Bệnh SARS, bệnh lao phổi
B. bệnh cúm, bệnh ho gà
C. bệnh thương hàn, thổ tả, kiết lị, bệnh về giun sán.
D. Hai câu A, B đúng
8. Áp suất của không khí trong phế bào là 710 mmHg. Tỉ lệ % của O2 trong phế bào là 15%, sự chênh lệch áp suất của O2 giữa phế bào và máu là bao nhiêu mmHg? (nếu áp suất của O2 trong máu là 37mmHg)
A.71 mmHg
B.106,5 mmHg
C.69,5 mmHg
D.5,55 mmHg
9. Gan tham gia vào quá trình bài tiết bằng bài tiết bằng các cách sau đây:
A. Điều hoà glucozơ, điều hoà các axitamin, điều hoà protein huyết tương, điều hoà lipit.
B. Dự trữ vitamin và các nguyên tố vô cơ, sinh nhiệt dự trữ máu.
C. Tạo ra urê, phá huỷ hồng cầu già, khử độc.
D. Hai câu A,B đúng.
10. Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá diễn ra ở ruột non có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hoá là:
A. Axitamin
B.Glixêrin
C. Đường đơn
D.Axit béo
11. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng như sau:
A. Tổng hợp nên chất sống mới của cơ thể.
B. Sinh ra nhiệt để bù lại nhiệt lượng mất đi của cơ thể.
C. Tạo ra công để sử dụng trong các hoạt động sống.
D. Gồm 3 câu A,B,C đúng.
12. Ở cầu thận, các thành phần không được lọc vào nang cầu thận vì có kích thước lớn hơn 30-40A0 là:
A. Các tế bào máu và Prôtêin.
B. Axit nucleic
C. I on Na+, Cl-.
D. I on thừa H+, K+.
13. Cơ quan bài tiết nào là chủ yếu và quan trọng nhất?
A. Phổi thải khí cacbôníc và hơi nước.
B. Da thải mồ hôi.
C. Thận thải nước tiểu.
D. Hai câu A.B đúng. 
14. Điều khiển hoạt động các nội quan: Hệ tuần hoàn, tiêu hoá, hô hấp, sinh dục, bài tiết do:
A. Hệ thần kinh vận động (cơ, xương)
B. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
C. Thân nơron.
D. Sợi trục.
15. Võ não nếu bị cắt bỏ hay bị chấn thương sẽ:
A. Mất tất cả các phản xạ có điều kiện đã được thành lập.
B. Mất tất cả các phản xạ có điều kiện.
C. Mất tất cả các phản xạ không có điều kiện và có điều kiện đã được thành lập.
D.Không ảnh hưởng đến phản xạ có điều kiện. 
16. HIV làm ảnh hưỡng đến loại tế bào nào?
A. Bạch cầu T.
B. Bạch cầu B.
C. Bạch cầu đơn nhân .
D. Bạch cầu trung tính.
16. Thế nào là tính trạng?
A. Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về hình thái, cáu tạo, sinh lý của một cơ thể .
B. Tính trạng là những đặc điểm sinh lý, sinh hoá của một cơ thể .
C. Tính trạng là những biểu hiện về hình thái của cơ thể.
D. Cả B,C.
17. Kiểu gen là gì?
A. Tập hợp toàn bộ các gen trong một tế bào.
B. Các gen mà con cái nhận được từ thế hệ bố mẹ.
C. Kiểu gen qui định kiểu hình sinh vật.
D. Gen trội qui định kiểu hình trội, gen lặn qui định kiểu hình lặn.
18. Thế nào là thể đồng hợp?
A. Cá thể mang một cặp gen alen giống nhau.
B. Cá thể mang một cặp gen alen không giống nhau.
C. Cá thể mang cả hai gen lặn về một cặp gen alen.
D. Cá thể mang cả hai gen trội về một cặp gen alen.
19. Thế nào là thể dị hợp?
A. Cá thể mang một cặp gen alen giống nhau.
B. Cá thể mang một cặp gen alen không giống nhau.
C. Cá thể mang cả hai gen lặn về một cặp gen alen.
D. Cá thể mang cả hai gen trội về một cặp gen alen.
20.Kiểu hình là gì?
A. Tập hợp toàn bộ các tính trạng biểu hiện trong một tế bào.
B. Tập hợp toàn bộ các tính trạng biểu hiện ở một cơ thể.
C. Kiẻu gen qui định kiểu hình sinh vật.
D. Gen trội qui định kiểu hình trội, gen lặn qui định kiểu hình lặn.
21. Định luật phân li độc lập xác định qui luật di truyền của:
A. Các cặp gen alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể đồng dạng.
B. Các cặp gen alen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau.
C. Các cặp gen alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau.
D. M ột cặp gen nằm trên đôi nhiễm sắc thể thường; một cặp gen nằm trên đôi nhiễm sắc thể giới tính.
22. Cơ chế biến dị tổ hợp xuất hiện trong sinh sản hữu tính là:
A. Các cặp NST đồng dạng phân ly trong giảm phân và tổ hơpợ ngẫu nhiên của nhiều loại giao tử trong thụ tinh.
B. Các gen phân ly độc lập trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
C. Kết quả của giảm phân và thụ tinh.
D. Các gen tổ hợp lại trong quá trình sinh sản và thể hiện ra tính di truyền sinh vật.
23. Ở ruồi giấm, 2n =8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu?
A. 4
B. 16
C. 8
D. 32
24. Thế nào là di truyền liên kết?
A. Sự di truyền của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
B. Sự di truyền các tính trạng do các gen bắt chéo nhau quy định.
C. Sự di truyền một nhóm tính trạng được qui định bởi các gen trên các NST tương đồng.
D. Cả B,C.
25. Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì?
A. Sử dụng di truyền liên kết để xác định kết quả các phép lai.
B. Sử dụng di truyền liên kết để chọn lọc những tính trạng tốt luôn luôn đi kèm với nhau.
C. Sử dụng di truyền liên kết để kiểm nghiệm các định luật Menden.
D. Cả B,C.
26. Thế nào là guyên tắc bổ sung?
A. Trên phân tử ADN , các nucleôtit giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T và G liên kết với X.
B. Trên phân tử ADN , các nucleôtit giữa hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với G và T liên kết với X.
C. Trên phân tử ADN , các nucleôtit liên kết với nhau b ằng c ác liên kết hoá tr ị.
D. C ả B v à C.
27. Trong thụ tinh, sự kiện quan trong nhất là gì?
A. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
B. Các giao tử kết hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1.
C. Sự kết hợp chất tế bào của hai giao tử.
D. Sự kết hợp chất nhân của hai giao tử.
28. Vì sao biến dị tổ hợp lại có nhiều trong sinh sản hữu tính?
A. Do phân li độc lập của các NST trong hình thành giao tử và sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử trong thụ tinh.
B. Do tổ hợp lại vốn gen của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện các tính trạng đã cốhặc chưa có ở các thế hệ trước.
C. Do sự kết hợp các NST khác nguồn gen không bền vững.
D. Cả A và B.
29. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào?
A. Khi bắt đầu phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn dần dần tách nhau ra.
B. Các nucleotit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trog môi trường nội bào để hình thành phân tử mới.
C. Khi kết thúc, 2 phân tử ADN được tạo thành giống phân tử ADN mẹ.
D. Cả A,B,và C.
30 Qúa trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc khuôn mẫu (mạch mới của ADN được tổng hợp theo mạch khuôn mẫu của ADN mẹ).
B. Nguyen tắc bán bảo toàn (trong phân tử ADN có 1 mạch cũ và một mạch mới).
C. Nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T và G liên kết với X).
D. Cả A,B, và C. 
PHẦN II: T Ự LUẬN (4điểm):
Câu 1: (1điểm) Sự biến đổi về mặt hoá học của thức ăn gluxit ở ruột non
Câu 2: (1điểm) Tại sao nói đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng cùng thống nhất với nhau trong cùng một cơ thể sống?
Câu 3: (2 điểm) Ở người, thuận tay phải là tính trội hoàn toàn so với thuận tay trái .
Hãy xác định kiểu gen và kiểu hình các con của những cặp vợ chồng thuận tay phải.
Người đàn ông thuận tay trái, muốn chắc chắn có đúa con thuận tay phải thì phải cưới vợ có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Bố và mẹ đều thuận tay phải mà sinh đưá con thuận tay trái. Nếu họ thắc mắc thì phải giải thích cho họ như thế nào? 
Đáp án
Phần I: trắc nghiệm (6 điểm) mỗi câu đúng 0,2 điểm
C âu
Ch ọn
C âu 
Ch ọn
C âu
Ch ọn
1
C
11
D
21
B
2
A
12
A
22
A
3
C
13
C
23
B
4
D
14
A
24
A
5
C
15
A
25
B
6
A
16
A
26
A
7
D
17
A
27
A
8
C
18
A
28
D
9
C
19
B
29
D
10
D
20
B
30
D
Phần II:( 4 điểm)
Câu 1: (1điểm)mỗi ý đúng 0,25 điểm
_Men amilaza của dịch tuỵ và dịch ruột biến đổi tinh bột thành đường Mantô 
_Men amilaza của dịch tuỵ và dịch ruột biến đổi mantô thành đường glucô
_Men saccaraza của dịch ruột biến đổi saccarô thành glucô và lêvulô.
_Men lactaza của dịch ruột biến đổi lactô thành glucô và galactô
Câu 2: (1điểm) mỗi ý đúng 0,25 điểm
_M âu thuẩn :
+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ.
+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá phân huỷ năng lượng.
_ Thống nhất:
+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho dị hoá.
+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại. 
Câu 3: (2điểm)
Qui ước: A : thuận tay phải ; a: thuận tay trái
Kiểu gen và kiểu hình của các con:(0,5điểm)Mõi ý đúng 0,25điểm
_ Vợ thuận tay phải kiểu gen AA hoặc Aa 
_ Chồng thuận tay phải, kiểu gen AA hoặc Aa 
Có các tr ường hợp sau: P: AA x AA
	P: AA x Aa 
 P: Aa x Aa
Trường hợp 1:
P: AA x AA
GP:	A	A
F1: KG: AA
	 KH: thuận tay phải
Trường hợp2:
P: AA x Aa
GP:	 A	 A,a
F1: KG: 1 AA : 1Aa
	 KH: thuận tay phải
Trường hợp3:
P: Aa x Aa
GP:	 A,a	 A,a
F1: KG:1 AA : 2Aa : 1 aa
	 KH: 3 thuận tay phải : 1 thuận tay trái
Kiểu gen và kiểu hình của người vợ: (0,75điểm)Mỗi ý đúng 0,35 điểm _Người đàn ông thuận tay trái có kiểu gen aa, chỉ tạo một loại giao tử. _Để chắc chắn có con thuận tay phải thì phải cưới vợ có kiểu gen AA (chỉ tạo một loại giao tử A), kiểu hình thuận tay phải.

File đính kèm:

  • docDE THI HSG SING HOC (08-09).doc
Giáo án liên quan