Đề tham khảo thi tôt nghiệp năm học: 2009-2010 môn hoá học: lớp 12
Câu 1. Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo:
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. C2H5COOH
Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 96,6. B. 85,4. C. 91,8. D. 80,6.
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. C3H7COOH D. C2H5COOH Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là A. 96,6. B. 85,4. C. 91,8. D. 80,6. Câu 3. Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ ở dạng mạch hở? A. Khử hoàn toàn glucozơ cho hexan B. Glucozơ có phản ứng tráng bạc C. Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO- D. Khi có xúc tác ezim, dung dịch glucozơ lên men tạo ancol etylic Câu 4. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là: A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên. C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng. D. Khi cho Cu(OH)2 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh. Câu 6. a-aminoaxit X chứa một nhóm NH2. Cho 10,30 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. H2N-CH2-COOH B. H2N-CH2-CH2-COOH C. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH D. CH3-CH(NH2)-COOH Câu 7. Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100 000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là: A. 453 B. 382 C. 328 D. 479 Câu 8. Cho các hợp chất sau: (1) C6H5NH2 (2) C2H5NH2 (3) (C6H5)2NH (4) (C2H5)2NH (5) NaOH (6) NH3 Dãy gồm các hợp chất được xếp theo thứ tự giảm dần lực bazơ là: A. (1), (3), (5), (4), (2), (6) B. (6), (4), (3), (5), (1), (2) C. (5), (4), (2), (1), (3), (6) D. (5), (4), (2), (6), (1), (3) Câu 9. Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, phenyl axetat. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH (to) là : A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 10. Cho các chất: axit propionic (X); axit axetic (Y); ancol etylic (Z) và metyl axetat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là A. T, Z, Y, X. B. Z, T, Y, X. C. T, X, Y, Z. D. Y, T, X, Z. Câu 11. Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra 2 chất: Y có công thức C2H3O2Na và chất Z có công thức C2H6O. X thuộc loại: A. Axit. B. Este. C. Anđehit. D. Axit hoặc este. Câu 13. Cho sơ đồ chuyển hoá sau (mỗi mũi tên là một phản ứng): Tinh bột ® X ® Y ® Z ® metyl axetat Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là: A. C2H5OH, CH3COOH B. CH3COOH, CH3OH C. CH3COOH, C2H5OH D. C2H4, CH3COOH Câu 14. Kim loại có những tính chất vật lí chung nào sau đây: A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng Câu 15. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuSO4 là: A. 1M B. 0,5M C. 2M D. 1,5M Câu 16. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là: A. Na, Ca, Al B. Na, Ca, Zn C. Na, Cu, Al D. Fe, Ca, Al Câu 17. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion: A. Na+ và Ba2+ B. Ca2+ và Mg2+ C. Al3+ và Fe3+ D. Na+ và K+ Câu 18. Khi thêm từ từ dung dịch chứa 0,3 mol HCl vào 500 ml dung dịch Na2CO3 0,4M đến khi kết thúc phản ứng được dung dịch X và khí Y. Thêm nước vôi trong dư vào dung dịch X được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15 gam. B. 10 gam. C. 8 gam. D. 5 gam. Câu 19. Cho các thí nghiệm sau: 1. Sục khí CO2 dư vào dung dịch natri aluminat. 2. Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3. 3. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch natri aluminat. Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 2 và 3. D. 1, 2 và 3. Câu 20. Cho 26,8 gam hỗn hợp bột X gồm: Al và Fe2O3, tiến hành phản ứng nhiệt nhôm cho tới khi phản ứng hoàn toàn (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hỗn hợp sản phẩm sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl được 11,2 lít H2 (đktc). Khối lượng của Al trong X là: A. 5,4 gam. B. 7,02 gam. C. 9,72 gam. D. 10,8 gam. Câu 21. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm ? A. Na, K, Be, Ca B. Be, Mg, Ca, Ba C. Ba, Na, K, Ca D. K, Na, Ca, Zn Câu 22. Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho BaCl2 dư vào dung dịch X được 2,955 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào Y lại được 11,82 gam kết tủa. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp là A. 42%. B. 56%. C. 28%. D. 50%. Câu 23. Cho biết số hiệu nguyên tử Cr là 24. Vị trí của Cr (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 4, nhóm VIB. B. chu kì 3, nhóm VIB. C. chu kì 4, nhóm IB. D. chu kì 4, nhóm IIA Câu 24. Khối lượng quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 về khối lượng cần dùng để luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95% (biết lượng sắt hao hụt trong quá trình sản xuất là 1%) bằng: A. 1311,905 tấn B. 2351,16 tấn C. 3512,61 tấn D. 5213,61 tấn Câu 25. Cho bột sắt tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, dung dịch thu được chứa chất nào? A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)3 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 , AgNO3 và Fe(NO3)2 Câu 26. Người hút thuốc lá nhiều thường mắc các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu có trong thuốc lá là A. becberin. B. nicotin. C. axit nicotinic. D. mocphin. Câu 27. Có 3 chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt 3 chất chỉ bằng một thuốc thử là: A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH C. dung dịch HNO3 D. dung dịch CuSO4 Câu 28. Hoà tan hoàn toàn một lượng hợp kim Al-Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit khí (đktc). Nếu cho cùng lượng hợp kim trên tác dung dịch với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lit khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là: A. 40,0%; 60,0% B. 69,2%; 30,8% C. 62,9%; 37,1% D. 60,2%; 39,8% Câu 29. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. Mg, Fe, Cu. B. MgO, Fe3O4, Cu. C. MgO, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu. Câu 30. Trong các phản ứng giữa các chất sau, phản ứng nào không phải phản ứng oxi hóa –khử ? A. FeS + HCl B. Fe + HCl C. FeCl3 + Fe D. Fe + AgNO3 Câu 31. Để tách kim loại bạc ra khỏi hỗn hợp gồm sắt, đồng và bạc mà không làm thay đổi khối lượng của bạc, người ta khuấy hỗn hợp trong dung dịch nào sau đây? A. HCl B. FeCl3 C. AgNO3 D. MgCl2 Câu 32. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số kết tủa thu được là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 II. PHẦN RIÊNG (8câu) Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng để làm bài (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình chuẩn (có 8 câu, từ câu 33 đến câu 40) Câu 33: Không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nước chứa nhiều ion A. Na+ B. Ca2+ C. NH4+ D. Cl- Câu 34: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 65. B. 75. C. 55. D. 85. Câu 35: Có bao nhiêu aminoaxit đồng phân có công thức phân tử C4H9O2N ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 36: Trong các loại tơ dưới đây, chất nào là tơ nhân tạo ? A. Tơ visco. B. Tơ capron. C. Nilon-6,6. D. Tơ tằm. Câu 37: Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt đọ cao. Sau phản ứng, khối lượng khí tăng lên 4,8 gam. Công thức của oxit sắt là A. FeO. B. FeO2. C.Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 38: Để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 ta dùng A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch nước brom C. Quỳ tím D. Dung dịch Ca(OH)2. Câu 39: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu vào dung dịch HNO3 loãng. Khí NO thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 40: Tính chất hoá học đặc trưng của Fe là A. tính khử. B. tính oxi hoá. C. tính axit. D. tính bazơ. B.Theo chương trình nâng cao (có 8 câu, từ câu 41 đến câu 48) Câu 41: Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra bao nhiêu este là đồng phân cấu tạo của nhau ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 42: Có bao nhiêu tripeptit được tạo thành từ 3 phân tử aminoaxit là glyxin, alanin và valin ? A. 2. B. 4. C. 6. D. 8. Câu 43: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 63,96% clo về khối lượng. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 44: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là A. 24 gam. B. 40 gam. C. 50 gam. D. 48 gam. Câu 45: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng là A. 29,4 gam. B. 29,6 gam. C. 24,9 gam. D. 26,9 gam. Câu 46: Dung dịch không hoà tan được Cu là dung dịch A. muối Fe3+. B. muối Fe2+. C. HNO3 loãng. D. hỗn hợp NaNO3 và HCl. Câu 47: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là A. LiCl. B. NaCl. C. KCl. D. RbCl. Câu 48: Suất điện động chuẩn của pin điện hoá được tạo thành từ cặp oxi hoá-khử Zn2+/ Zn và Cu2+/Cu là A. +1,10V. B. -0,42V. C. -1,10V. D.+0,42V. Biết: E0(Cu2+/ Cu) = + 0,34V ; E0(Zn2+/ Zn) = -0,76V ----------------------
File đính kèm:
- DE ON THI TN SO 16.doc