Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút

Câu 1: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch

A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4.

Câu 2: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)

 A. C2H7N B. CH5N C. C3H5N D. C3H7N

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP NĂM 2010
TRƯỜNG PTTH CHUYÊN TRẦN PHÚ MÔN: HOÁ 
 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch
A. NaNO3. 	B. NaCl. 	C. NaOH. 	D. Na2SO4.
Câu 2: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là (Cho H = 1; C = 12; N = 14)
	A. C2H7N	B. CH5N	C. C3H5N	D. C3H7N
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là 
A. 3,1 gam. 	B. 6,2 gam. 	C. 5,4 gam. 	D. 2,6 gam. 
Câu 4: Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là
A. Sr, K. 	B. Na, K. 	C. Be, Al. 	D. Ca, Ba.
Câu 5: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4. 	B. AgNO3. 	C. KNO3. 	D. HCl.
Câu 6: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là
A. CuSO4 và HCl. 	B. CuSO4 và ZnCl2. 	C. HCl và CaCl2. 	D. MgCl2 và FeCl3.
Câu 7: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm 
A. Cu, Al, Mg.	B. Cu, Al, MgO.	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 8. Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl3? 
	A. 21,3 gam 	B. 12,3 gam. 	C. 13,2 gam. 	D. 23,1 gam. 
Câu 9. Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với clo tạo ra 27 gam CuCl2? 
	A. 12,4 gam 	B. 12,8 gam. 	C. 6,4 gam. 	D. 25,6 gam. 
Câu 10: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
A. 1,12 lít. 	B. 3,36 lít. 	C. 2,24 lít. 	D. 4,48 lít.
Câu 11. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: 
	A. 44,9 gam. 	B. 74,1 gam. 	C. 50,3 gam. 	D. 24,7 gam.	 
Câu 12. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là: 	
A. Mg. 	B. Al.	C. Zn. 	D. Fe. 	 
Câu 13. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 đã dùng là: 	
	A. 0,25M. 	B. 0,4M. 	C. 0,3M. 	D. 0,5M. 
Câu 14: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 5. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 3.
Câu 15: Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là
A. etyl axetat. 	B. propyl fomiat. 	C. metyl axetat. 	D. metyl fomiat.
Câu 16: Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là 
A. 184 gam. 	B. 276 gam. 	C. 92 gam. 	D. 138 gam.
Câu 17: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là
	A. 10000	B. 8000	C. 9000	D. 7000
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là 
A. 4,48. 	B. 1,12. 	C. 2,24. 	D. 3,36. 
Câu 19: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 20: Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE là 
A. 12.000 	B. 13.000 	C. 15.000 	D. 17.000 
Câu 21: Công thức phân tử của cao su thiên nhiên 
 	A. ( C5H8)n	B. ( C4H8)n	C. ( C4H6)n	D. ( C2H4)n
Câu 22: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 1,120. 	B. 0,896. 	C. 0,448. 	D. 0,224.
Câu 23. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?
A. 1,6 gam. 	B. 6,4 gam.	C. 8,0 gam. 	D. 18,8 gam.
Câu 24: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là
A. 40 ml. 	B. 20 ml. 	C. 10 ml. 	D. 30 ml.
Câu 25: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được bằng:
A. 0,784 lít. 	B. 0,560 lít. 	C. 0,224 lít.	D. 1,344 lít.
Câu 26: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. 	B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2.
C. điện phân dung dịch CaCl2. 	D. điện phân CaCl2 nóng chảy.
Câu 27: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
A. Na2CO3 và HCl. 	B. Na2CO3 và Na3PO4.	C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.
Câu 28: Khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,15 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,10 mol Ba(OH)2, sau phản ứng thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị m là (Cho C = 12, O = 16, Na = , Ba = 137)
A. 39,40 gam.	B. 19,70 gam.	C. 39,40 gam.	D. 29,55 gam.
Câu 29: Chất có tính chất lưỡng tính là
A. NaCl. 	B. Al(OH)3. 	C. AlCl3. 	D. NaOH.
Câu 30: Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 0,336 lít.	B. 0,672 lít. 	C. 0,448 lít. 	D. 0,224 lít.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
A. 11,2. 	B. 0,56. 	C. 5,60. 	D. 1,12.
Câu 32: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Lượng 
muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ? 
 A. 40,5 gam. B. 45,5 gam. 	C. 55,5 gam. 	D. 60,5 gam.
Câu 33: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi
trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam 	B. 59,2 gam. 	C. 24,9 gam. 	D. 29,6 gam
Câu 34: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?
 	A. NO2.	B. NO.	C. N2O.	D. NH3.
Câu 35: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe. 	B. Fe và Au. 	C. Al và Ag. 	D. Fe và Ag.
Câu 36: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
	A. Zn, Al2O3, Al.	B. Mg, K, Na.	C. Mg, Al2O3, Al.	D. Fe, Al2O3, Mg.
Câu 37: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí cacbonic. 	B. Khí clo. 	C. Khí hidroclorua. 	D. Khí cacbon oxit.
Câu 38: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch NH3.	C. Dung dịch H2SO4.	D. Dung dịch NaCl.
Câu 39. 2,52 gam một kim loại (A) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 12,6 gam muối sunfat khan. Kim loại (A) là
A. Fe (56)	B. Zn (65)	C. Mg (24)	D. Al (27)
Câu 40. Cho Fe tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được V lít khí H2 ở đktc, dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng 111,2 gam. Giá trị V là
A. 6,23 lít	B. 14,66 lít	C. 4,48 lít 	D. 8,96 lít 
Đáp án: 
1C
2A
3B
4B
5B
6A
7D
8A
9B
10B
11C
12D
13D
14C
15D
16A
17A
18C
19A
20C
21A
22B
23C
24D
25C
26D
27B
28B
29B
30B
31D
32C
33A
34B
35A
36C
37A
38B
39C
40D

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa TN Tran Phu.doc
Giáo án liên quan