Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút

Câu 1: Thủy phân 4,4 gam este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 2,3 gam ancol Y và

A. 4,1 gam muối. B. 4,2 gam muối. C. 8,2 gam muối. D. 3,4 gam muối

Số mol este bằng số mol ancol bằng 0,05 mol

Khối lượng mol của ancol 2,3 : 0,05 = 46 g/mol C2H5OH

Este là CH3COOC2H5 muối là CH3COONa 4,1 gam

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tham khảo thi tốt nghiệp năm 2010 môn: hoá thời gian: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP NĂM 2010
 	MÔN: HOÁ 
 Thời gian: 60 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Thủy phân 4,4 gam este X có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 2,3 gam ancol Y và   
A. 4,1 gam muối. 	 B. 4,2 gam muối. 	 C. 8,2 gam muối.	  D. 3,4 gam muối
Số mol este bằng số  mol ancol bằng 0,05 mol
Khối lượng mol của ancol 2,3 : 0,05 = 46 g/mol C2H5OH
Este là CH3COOC2H5 muối là CH3COONa 4,1 gam
Câu 2: Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên chỉ cần dùng      
A. nước và dung dịch NaOH.   	B. nước và quỳ tím  
C. dung dịch NaOH.    	 D. nước brom.
Câu 3: Nhóm gồm các chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là  
A. saccarozơ, mantozơ, tinh bột và glucozơ.  
B. saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ và fructozơ.   
C. saccarozơ, mantozơ, tinh bột và xenlulozơ.  
D. glucozơ, mantozơ, tinh bột và fructozơ.
Câu 4: Thứ tự tính bazơ tăng dần là  
A. etylamin < dietylamin < amoniac < anilin.  
B. anilin < amoiniac < etylamin < dietylamin.   
C. dietylamin < amoniac < anilin < etylamin.  
D. amoniac < etylamin < dietylamin < anilin.
Câu 5: Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu aminoaxit có nhóm NH2 và COOH  
A. 3.  	 B. 4.  	 C. 5.  	 D. 6.  
Câu 6: Hợp chất X là một aminoaxit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,115 gam muối. Phân tử khối của X là  
A. 89.   	 B. 103.   	C. 117. 	  D. 75.
Câu 7: Tơ nilon – 6,6 là  
A. poliamit của axit adipic và hexametylendiamin.  
B. poliamit của axit -aminocaproic.  
C. hexacloxiclohexan.   
D. polieste của axit adipic và etylen glicol.
Câu 8: Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất mỗi quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là  
A. 400 kg.  	 B. 398,8 kg.  	C. 389,8 kg.   	D. 390 kg.
Câu 9: Lên men 1 tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là  
A. 0,668 tấn.  	 B. 0,833 tấn. 	  C. 0,383 tấn.   	D. 0,338 tấn.
Câu 10: Đun hỗn hợp glixerol với axit stearic, axit panmitic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) có thể thu được bao nhiêu loại trieste đồng phân cấu tạo của nhau?  
A. 3.    	B. 4.  	  C. 6.   	 D. 5.
Câu 11: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ mol 1 : 1. Polime nói trên là  
A. poli(vinyl clorua).	  B. polietylen.  	C. tinh bột.   	D. protein. 
Câu 12: Khi clo hóa PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình 1 phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC (trong các số cho dưới đây)?      
A. 5.   	 B. 4.	    C. 3.    	D. 2.
Câu 13: Metyl propionat là tên gọi của  
A. HCOOC3H7.  B. C2H5COOCH3.  C. C3H7COOH.  D. C2H5COOH.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu kim loại vào dung dịch HNO3 (đặc nóng), sau phản ứng thu được 3,36 lit khí duy nhất ở đktc. Giá trị của m là      
A. 14,4 gam.   B. 4,8 gam.   C. 6,4 gam.   D. 9,6 gam.
Câu 15: Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim được gây nên chủ yếu bởi      
A. proton.    	 B. nơtron.      C. cả proton và electron.  D. electron tự do.
Câu 16: Hỗn hợp A gồm ba kim loại Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch chỉ chứa chất B. Sau khi Fe, Cu tan hết, lượng Ag còn lại đúng bằng lượng bạc có trong A. Chất B là   
A. AgNO3.   B. HNO3.   C. Cu(NO3)2.   D. Fe(NO3)3.
Câu 17: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lit dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là  
A. 1,2.  	  B. 1,8.  	  C. 2.   	 D. 2,4.
Câu 18: Khi cho từ từ đến dư dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na[Al(OH)4 . Hiện tượng quan sát được là      
A. không có hiện tượng gì.  
B. có  kết tủa keo màu trắng xuất hiện, tan trong H2SO4 dư.      
C. có kết tủa keo màu trắng xuất hiện, không tan trong H2SO4 dư.  
D. có  kết tủa màu xanh xuất hiện, tan trong H2SO4 dư.
Câu 19: Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,06 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3. Thể tích khí CO2 thoát ra là  
A. 0,000 lit. 	  B. 0,896 lit.  	 C. 2,240 lit.   	D. 1,120 lit.
Câu 20: Nung 50 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khí khối lượng không đổi được 34,5 gam chất rắn. Thành phân % khối lượng của NaHCO3 trong hỗn hợp ban đầu là  
A. 63%.	   B. 84%.  	 C. 42%.   	D. 16%.
Câu 21: Kim loại kiềm được được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?  
A. Thủy luyện.  
B. Nhiệt luyện.  
C. Điện phân dung dịch muối clorua của kim loại kiềm.  
D. Điện phân nóng chảy muối clorua hoặc hidroxit của kim loại kiềm.
Câu 22: Trong quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khửi?  
A. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.  
B. Điện phân dung dịch NaCl cò màng ngăn.  
C. Cho K tác dụng với dung dịch NaCl.  
D. Điện phân nóng chảy NaCl có màng ngăn.
Câu 23: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a + b) bằng      
A. 3.    	B. 5.    	C. 4.   	 D. 6.
Câu 24: Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch H2SO4 loãng làm môi trường là (cho K = 39; O = 16; Cr = 52).  
A. 29,4 gam. 	  B. 29,6 gam. 	  C. 24,9 gam. 	  D. 59,2 gam.
Câu 25: Khi nhỏ thêm vài giọt dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7 ta sẽ quan sát thấy dung dịch chuyển từ      
A. không màu sang màu da cam.    
  B. màu vàng sang màu da cam. 
  C. không màu sang màu vàng.  
D. màu da cam sang màu vàng.
Câu 26: Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm khí nào sau đây?  
A . SO2.  	 B. NO2. 	  C. Cl2.   	 D. H2S. 
Câu 27: Nhóm gồm tất cả các chất đều tan trong nước tạo ra dung dịch kiềm là nhóm      
A. Na2O, K2O và BaO. 	  B. K2O, BaO và Al2O3.       
C. Na2O, Fe2O3 và BaO.   	D. Na2O, K2O và MgO.
Câu 28: Điện phân 100 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ cường độ dòng điện là 9,65A đến khi catot bắt đầu thoát khí thì thời gian điện phân là (H = 1; C = 12; O = 16; Ag = 108)       
A. 1000 giây.   B. 1500 giây.   C. 2000 giây.   D. 2500 giây.
Câu 29: Cho các ion: Fe2+ (1); Ag+ (2); Cu2+ (3). Thứ tự sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion đó là      
A. (1), (2), (3).  B. (2), (3), (1).  C.(2), (1), (3).   D. (1), (3), (2).
Câu 30: Có các dung dịch riêng biệt sau bị mất nhãn: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, FeCl3, Na2SO4. Hóa chất cần thiết dùng để nhận biết tất cả các dung dịch trên là dung dịch      
A. NaOH.   B. Na2SO4.  C.BaCl2.   D. AgNO3.
Câu 31: Để làm mềm nước cứng có chứa CaCl2 và Mg(HCO3)2 ta có thể dùng      
A. NaOH.   B. Na2CO3.   C.Ca(OH)2.   D. NaCl.
Câu 32: Trong số các kim loại nhóm IIA , dãy các kim loại phản ứng với nước tạo thành dung dịch kiềm là      
A. Be, Mg, Ba.  B. Ca, Sr, Ba.  C.Be, Mg, Ca.  D. Ca, Sr, Mg.
Câu 33: Cho sơ đồ biến đổi sau:    
X 
Biết các chất phản  ứng với nhau theo tỉ lệ mol 1:1. Công thức chất X không phù hợp là  
A. CH3OOCCH3.   B. CH3COOH.  
C. CH3COONH4.   D. HCOOCH3.
Câu 34: Chỉ số axit là số miligam KOH cần dùng để trung hòa các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. Để trung hòa 20 gam chất béo cần 25 ml dung dịch KOH 0,1M, chỉ số axit của chất béo này là  
A. 5,6.    B. 6.    C. 7.   D. 14.
Câu 35: Hóa chất được dùng để phân biệt ba dung dịch: H2NCH2COOH, HOOCCH2CH(NH2)COOH, H2NCH2CH2CH(NH2)COOH là  
A. phenolphtalein.   B. giấy quỳ tím.    
C. dung dịch AgNO3 trong NH3. D. dung dịch HCl.
Câu 36: Khối lượng phân tử trung bình của cao su thiên nhiên là 105000 u. Hệ số polime hóa gần đúng của cao su thiên nhiên này là  
A. 1944. 	 B. 1744,  	C. 1644.   	D. 1544.
Câu 37: Cho các thế điện cực chuẩn:     
 Pin có giá trị  suất điện dộng chuẩn lớn nhất là  
A. pin Mg – Cu.    	B. pin Zn – Pb.  
C. pin Pb – Cu.    	D. pin Zn – Cu.
Câu 38: Cho 1,15 gam một kim loại X tan hết vào nước. Sau phản ứng thu được 0,56 lit khí (đktc). Kim loại X là  
A. K.    	B. Na.  	  C. Mg.  	 D. Ca.
Câu 39: Hòa tan a gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch A. Khi chuẩn độ dung dịch A cần dùng 20 ml dung dịch KMnO4 0,1M (trong môi trường H2SDO4 loãng). Giá trị của A là      
A. 1,78 gam.  	 B. 2,78 gam.  	 C. 3,78 gam.   	D. 3,87 gam. 
Câu 40: Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là       
A. cocain, seduxen, cafein.               B. heroin, seduxen, erythromixin.  
   	  C. ampixilin, erythromixin, cafein.  D. penixilin, paradol, cocain. 
ĐÁP ÁN 
1A
2B
3C
4B
5C
6D
7A
8C
9D
10C
11B
12D
13B
14B
15D
16D
17C
18B
19B
20B
21D
22D.
23B
24A
25D
26D
27A
28A
29D
30A
31B
32B
33D
34C
35B
36D
37A
38B
39B
40A

File đính kèm:

  • docDeHD Hoa TN 2010 so 4.doc