Đề tài Xây dựng môi trường giáo dục trẻ mầm non bằng công nghệ tin và môi trường tự nhiên, nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương

Là môi trường được xây dựng với mục đích tổ chức trẻ mầm non dạo chơi ngoài trời và hoạt động trong nhóm lớp, thu hút trẻ tham gia tích cực quan sát, tìm hiểu, khám phá và hoạt động trải nghiệm để đạt kết quả mong đợi về giáo dục các lĩnh vực phát triển trong chương trình giáo dục mầm non. Môi trường được thiết kế, thay đổi theo các chủ đề, chủ điểm, gắn liền với các sự kiện, đặc trưng văn hóa của địa phương.

 Môi trường xây dựng theo tính chất mở ( Tháo, lắp thuận tiện), các nguyên vật liệu sử dụng làm học liệu, đồ dùng, đồ chơi không độc hại và được sắp xếp phù hợp an toàn tuyệt đối.

“ Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến kích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ”

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng môi trường giáo dục trẻ mầm non bằng công nghệ tin và môi trường tự nhiên, nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chạy, nhảy, leo trèo, bơi, tiếng kêu, tiếng gầm, tiếng hót của động vật sống trên rừng, trên cạn, trên không, dưới biển... các hoạt động ăn uống và môi trường sống của chúng; gió thổi cây rung va chạm vào nhau tạo thành các âm thanh, tiếng gió thổi vi vu, nước suối chảy róc rách ...; các nhà máy đang hoạt động có người qua lại làm việc, các âm thanh phát ra từ nhà máy..., các phương tiện giao thông có người điều khiển đang hoạt động, tiếng máy nổ, tiếng còi …
 - Để có một môi trường phong phú và hấp dẫn, cần xây dựng thư viện về môi trường khám phá của trẻ qua công nghệ thông tin theo các chủ đề.
 - Xây dựng môi trường cho trẻ qua công nghệ thông tin phải căn cứ vào: mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục phát triển các lĩnh vực của giáo dục mầm non; kết quả mong đợi trong các lĩnh vực giáo dục phát triển, các chủ đề; đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi mầm non; đặc trưng văn hóa, sự kiện của địa phương.
 - Từ thư viện về thế giới xung quanh, giáo viên lựa chọn nội dung cho trẻ khám phá qua máy chiếu phù hợp chủ điểm, phù hợp với đề tài mà giáo viên đã lựa chọn. 
 - Thời gian, thời điểm cho trẻ hoạt động khám phá qua màn hình chiếu phải phù hợp với nội dung của đề tài, tính vừa sức của từng độ tuổi.
III. Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non từ môi trường tự nhiên và nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương.
Giáo viên cần tận dụng nguyên vật liệu trong thiên nhiên sẵn có ở địa phương để tạo nguồn học liệu, đồ dùng, đồ chơi, phong phú, đa dạng; tận dụng môi trường sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục thay đổi theo chủ đề, phù hợp với các lĩnh vực phát triển, không phá vỡ sự tự nhiên của môi trường sẵn có, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú, không nhàm chán trong quá trình quan sát, nhận biết, phân biệt, “Hoạt động với đồ vật” của trẻ nhà trẻ và khám phá, hoạt động thực hành trải nghiệm, “Hoạt động vui chơi” của trẻ mẫu giáo .
1. Xây dựng môi trường giáo dục trẻ từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa Phương. 
 	Sử dụng nguyên vật lệu thiên nhiên cho trẻ hoạt động tạo sản phẩm, làm đồ dùng, đồ chơi và từ những sản phẩm của trẻ cùng với sự hợp tác của cô để xây dựng môi trường giáo dục, sẽ đưa đến cho trẻ một môi trường phong phú, tự nhiên gần gũi hoà quyện với chủ đề, trẻ được khám phá nhiều điều mới lạ nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục Mầm non.
	VD: Với những trường miền núi cần sử dụng các hòn đá nhỏ trơn để lắp nghép các công trình, dùng vỏ cây, xơ dừa làm dép, mo cau làm gàu múc nước, sử dụng các hột hạt cho trẻ chơi tập tầm vông; ở miền biển dùng vỏ sò, ốc để trẻ xếp hình con sông, xép nhà, xếp đường đi, lắp ghép thành hình con công, con gà, các chữ cái. Từ vỏ sò ốc hến lắp ghép các bức tranh trên nền đất nặn, lắp ghép tạo thành các con vật như con cua, con nhện: Dùng 2 vỏ sò dán úp vào nhau, dùng hạt đậu dán làm mắt, cắt xốp làm chân; Từ vỏ trứng gà trứng vịt, trứng cút.. dán kết hợp với các hạt làm mắt, mỏ, chân, để thành đàn gà, đàn vịt...
 	Tất cả các nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên chúng ta cần tổ chức sưu tầm để tạo nguồn học liệu tổ chức trẻ hoạt động tạo sản phẩm và cô giáo sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, hướng dẫn trẻ tham gia cùng cô.
	VD: "Chủ đề quê hương đát nước" cho trẻ chơi với các vật liệu như rơm ra, lá khô, hột hạt.. trẻ lợp tranh đan mêm, kết rơm rạ thành những con búp bê. Từ hoa thông, hoa cau … cho trẻ lắp ghép vỏ dừa, mo cau ghép lại thành nhà sàn cầu vượt, gợi ý trẻ sử dụng các loại hột hạt: hạt đậu, hạt lạc,..
 Lắp ghép các hình ảnh tạo hình trên nền đất nặn thành các bấc tranh tuỳ theo từng chủ điểm như “Chủ điểm Thủ đô Bác Hồ”cho trẻ lắp ghép hình ảnh lăng bác, tranh về quê hương, chùa một cột, các con vật, hoa....
	Hay chủ đề “ Gia đình” trẻ dùng võ ngao, võ sò, xếp các đường đi để về gia đình bé, dùng mo cau xếp gàu múc nước cắt thành đôi dép. dùng mêm để đan lát rổ rá, túi xách… các đồ dùng trong gia đình.
	VD: Từ thanh tre làm phách gỏ; hòn sỏi bỏ vào ống bơ để chơi lúc lắc tạo thành nhịp; những ống trúc làm sáo; quả bầu khô, gáo dừa làm đàn bầu, nhị; ống nứa làm đàn tơ rưng; … đả tạo cho trẻ được làm, được chơi và tìm hiểu khám phá về dụng cụ âm nhạc các vùng miền.
- Giáo viên luôn luôn phải sáng tạo đổi mới trong việc sử dụng môi trường sẵn có cũng như làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương. Có những sản phẩm, đồ chơi được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau để gây được sự hứng thú tò mò thích khám phá của trẻ. 
- VD: Cũng là búp bê nhưng có thể làm bàng rơm rạ , cũng có khi làm bằng ống hộp hay làm bằng vải vụn đan kết tạo thành ...
- VD: Hoạt động tạo sản phẩm làm các bức tranh: Được tạo thành từ nhiều sản khác nhau như: vẽ, xé dán, là từ đất nặn, hột hạt, thanh nan, vỏ cây, rơm rạ, dây thừng, lá khô, võ ngao, vỏ sò ...
Nguyên vật liệu thiên nhiên kích thích sự khám phá, thích hoạt động, nhằm phát triển tư duy, tính sáng tạo, trí tưởng tượng và tất cả các lĩnh vực giáo dục được phát triển một cách đồng bộ. Những nguyên vật liệu từ thiên nhiên rất đơn giản dể kiếm, trẻ tự làm và được sử dụng chính sản phẩm của mình tạo ra. 
 	VD: Từ nguyên vật liệu sẵn có trẻ tạo ra các hộp cô hướng dẩn trẻ ghép thành đường giao thông, cành khô của cây cho trẻ lắp ghép thành cột đèn, cột điện, biển báo giao thông... và từ sản phẩm cô cùng trẻ tạo ra, ghép mô hình để trẻ chơi thực hành về luật giao thông đường bộ.
 	Một số mô hình cô không xây dựng sẵn mà cô đã gợi ý hướng dẫn trẻ cùng cô lắp ghép mô hình và cùng chơi
- Nguyên vật liệu thiên nhiên thật phong phú và đa dạng, giáo viên phải có kế hoạch phối kết hợp để sưu tầm.
- Sau khi có nguồn vật liệu phong phú giáo viên phải phân loại theo chất liệu khác nhau, loại bỏ các nguyên vật liệu không an toàn và xử lý vệ sinh sạch sẽ để đưa vào sử dụng
- Cần thay đổi nguyên vật liệu theo chủ đề hoặc trong cùng một chủ đề nhưng thay đổi học liệu, trong hoạt động tạo các sản phẩm để thu hút sự hứng thú củ trẻ tránh áp đặt. lặp đi lặp lại, một loại học liệu chỉ sử dụng tạo một sản phẩm quá nhiều lần, gây ức chế, nhàm chán đối với trẻ trong quá trình hoạt động trải nghiệm.
 2. Tận dụng môi trường sẵn có từ tự nhiên ở sân trường, vườn trường để tạo môi truờng giáo dục cho trẻ quan sát, khám phá và hoạt động trải nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình GDMN.
Môi trường giáo dục từ môi trường tự nhiên, là môi trường được xây dựng cơ bản từ môi trường sẵn có và môi trường được thiết kế cho một chủ đề đã kết thúc, xây dựng môi trường giáo dục luôn thay đổi theo nội dung của từng chủ điểm, đảm bảo các lĩnh vực giáo dục phát triển song cần tận dụng triệt để hoàn cảnh tự nhiên. 
- Căn cứ vào thực tế của nhà trường như: sân trường, vườn cây, vườn hoa, đường đi, lối lại, các công trình vui chơi sẵn có, các bấc tranh, hình ảnh, mô hình … tuyên truyền về chủ đề đã qua, cô sáng tạo để xây dựng tạo môi trường cho một chủ đề mới, tổ chức trẻ dạo chơi ngoài trời, quan sát khám phá và hoạt động trãi nghiệm.VD: Tận dụng rễ cây nổi trên mặt đất cho trẻ được khám phá, sờ mó để phát triển xúc giác, tận dụng bóng mát của cây để xây dựng góc thư viên di động ngoài trời của bé, thiết kế bể chơi cát nước … 
	VD: Tận dụng đường đi lối lại để đặt biển báo giao thông rẽ trái, rẽ phải … các ngã ba, ngã tư, sắp xếp cột đèn tín hiệu giao thông để tổ chức trẻ chơi thực hành luật giao thông đường bộ. 
- Tận dụng các bậc tam cấp, cầu thang, hàng cây, các chậu hoa… trong trường để tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
VD: Từ “Chủ đề thực vật” chuyển sang “Chủ đề động vật” cô cùng trẻ làm các con vật đậu trên vườn hoa như ong, bướm, chuồn chuồn, con chim đậu trên cành cây, con khỉ leo cành cao… con chó, con mèo gồi ở gốc cây… con trâu, con bò dang ăn cỏ, con hưu, Nai, Thỏ được gắn ở khu vườn cổ tích….
Chuẩn bị kết thúc một chủ đề, để bước sang một chủ đề tiếp theo giáo viên cần có ý tưởng sáng tạo theo độ tuổi của mình phụ trách, giáo viên cần nhận xét, đánh giá về môi trường của chủ đề đã qua, đồng thời đưa ra những ý tưởng cho chủ đề sắp tới dựa trên thực tế của từng lớp của từng độ tuổi và môi trường sẵn có để bàn bạc phát minh ra những ý tưởng mới như: Làm bức tranh từ nguyên vật liệu gi? Cần làm mô hình nổi len lõi trong vườn cổ tích như thế nào? ... từ những ý tưởng đó tập thể nhà trường phối hợp với nhau, chắt lọc để thiết kế tạo môi trường ngoài trời trên cơ sở vận dụng môi trương tự nhiên sẵn có và bổ sung thêm nguyên vật liệu từ thiên nhiên phù hợp: Chủ đề, chủ điểm; các lĩnh vực giáo dục phát triển ở độ tuổi của trẻ mầm non.
VD: Cũng trên môi trường đó với chủ đề nước và hiện tựơng tự nhiên chúng ta có thể tự tạo, dòng sông có nước chảy ở vườn cổ tích, có vòi phun nước làm mưa. Có bể chơi cát nước, có các cây sống trên nước như: bèo, hoa súng, rong rêu ... Có thể ghép các bấc tranh từ hột hạt với câu hỏi "Nước từ đâu tới?", qua khám phá trẻ nhận biết dòng nước chảy ở vườn cổ tích trong vườn trường, trẻ được quan sát, khám phá một cách tích cực như nhặt sỏi đá, lá khô ... xung quanh sân thả xuống nước để kiểm nghiệm vật chìm nổi, trẻ được chơi cát nước, đong đo mực nước, quan sát sự luân chuyển và bay hơi của nước, trẻ gieo hạt và quan sát sự nảy mầm và trưởng thành của cây, trẻ quan sát và biết tên củng như cảm nhận được các con vật trong vườn cỏ tích hiền lành gần gủi đáng yêu. ... 
Từ một góc của sân trường có thể tổ chức góc chơi pha nước bằng nhiều màu khác nhau, từ các hạt sỏi ly ty, những con ốc, hột hạt, lá cây, cành khô, mo cau ... được nhuộm thành nhiều màu sắc khác nhau, cô và trẻ phối hợp cùng nhau để hoàn thành bức tranh ngoài trời VD: Ghép về ánh nắng mặt trời đang chiếu xuống những lùm cây, mọi cảnh vật vui tươi đón chào ánh bình minh buổi sáng, có những bức tranh được ghép thành những đám mây đen ùn ùn kéo đến báo hiệu trời sắp mưa, tranh về trơi mưa, tranh về suối nước chảy .... 
 Tuỳ vào thời tiết, thời điểm để giáo viên năng động sáng tạo xây dựng chủ điểm phù hợp dựa trên cơ sở có sẵn của môi trường tự nhiên để tổ chức hướng dẫn trẻ dạo chơi, tìm hiểu, khám phá và tham gia hoạt động trải nghiệm. 
VD: "Chủ điểm mùa thu” trẻ được chơi

File đính kèm:

  • docTai lieu chuyen de 2014 2015(2).doc
Giáo án liên quan