Đề tài Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ Chuyên đề và những kinh nghiệm của bản thân, anh (chị) hãy thiết kế một giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

Khi được nghiên cứu về chuyên đề : “Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông”, em nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề trọng tâm, then chốt hiện nay của ngành giáo dục. Với phương châm “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy phải là người tổ chức điều khiển nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Kiến thức học sinh lĩnh hội được phải do học sinh tự vận động, tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập. Để làm được điều đó thì người giáo viên phải là người nghiên cứu, lựa chọn phương pháp tổ chức, hướng dẫn có hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh.

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ Chuyên đề và những kinh nghiệm của bản thân, anh (chị) hãy thiết kế một giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI ĐIỀU KIỆN
MÔN: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Học viên : Lục Thị Thu Hoài
Chuyên ngành : LL và PPDH Hóa học
Câu 18: Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu từ chuyên đề và những kinh nghiệm của bản thân, anh (chị) hãy thiết kế một giáo án theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
Bài làm:
Khi được nghiên cứu về chuyên đề : “Đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông”, em nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề trọng tâm, then chốt hiện nay của ngành giáo dục. Với phương châm “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, người thầy phải là người tổ chức điều khiển nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Kiến thức học sinh lĩnh hội được phải do học sinh tự vận động, tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập. Để làm được điều đó thì người giáo viên phải là người nghiên cứu, lựa chọn phương pháp tổ chức, hướng dẫn có hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Sau đây, em xin được trình bày một giáo án theo hướng dạy học tích cực : Bài “ Sự điện li” – sách giáo khoa 11 nâng cao.
SỰ ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức :
- Biết được các khái niệm về sự điện li , chất điện li .
- Hiểu được các nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li .
- Hiểu được cơ chế của quá trình điện li .
	2. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng thực hành , so sánh , quan sát và rút ra kết luận.
- Phân biệt được chất điện li và chất không điện li
- Rèn luyện khả năng lập luận , logic .
	3. Thái độ :
 Rèn luyện đức tính cẩn thận , nghiêm túc trong nghiên cứu và lòng tin vào khoa học. Hứng thú trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới.
	4. Trọng tâm :
- Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)
- Viết phương trình điện li của một số chất. 
 II. PHƯƠNG PHÁP :
 Trực quan – Nêu và giải quyết vấn đề – Đàm thoại .
III. CHUẨN BỊ :
- Dụng cụ : bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của dung dịch .
- Hoá chất : NaCl , NaOH rắn , H2O cất , dd : rượu etilic , đường , glyxerol , HCl .
- Mô phỏng về cơ chế của sự điện li
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	Hãy viết CTCT và cho biết đặc điểm liên kết trong các phân tử sau: H2O, NaCl, HCl, NaOH
	2. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1 : Tại sao có những dd dẫn điện và có những dd không dẫn điện ?
Các axit , bazơ , muối hoà tan trong nước xảy ra những hiện tượng gì ?
Hoạt động 2 : 
Hiện tượng điện li
- Gv lắp hệ thống thí nghiệm như sgk hoặc bộ dụng cụ cải tiến để thử tính dãn điện của dung dịch
Hướng dẫn hs làm thí nghiệm
Hoạt động 3 : 
Nguyên nhân tính dẫn điện .
- Đặt vấn đề : Tại sao NaOH, NaCl rắn, H2O nguyên chất không dẫn điện mà khi hòa tan NaOH, NaCl vào nước thì dung dịch lại dẫn được điện?
-Dòng điện là gì ?
- Vậy trong dd axit , bazơ , muối có những hạt mang điện tích nào ?
- Gv viết phương trình điện li
- Giới thiệu các cation và anion , tên gọi của chúng .
- Gv đưa ra một số ví dụ :
HNO3 , Ba(OH)2 , FeCl2 
Hoạt động 4 : 
Cơ chế của quá trìng điện li
- Đặt vấn đề : Tại sao nước nguyên chất , NaCl rắn không dẫn điện nhưng khi hoá tan NaCl vào nước dung dịch lại dẫn điện được ?
- Vậy nước có ảnh hưởng gì ?
- Gv dẫn dắt hs mô tả được những đặc điểm cấu tạo quan trọng của phân tử H2O( học sinh đã viết lên bảng trong phần kiểm tr bài cũ).
Hoạt động 5 :
- Đặc điểm cấu tạo của tinh thể NaCl ?
- Khi cho NaCl vào nước điều gì sẽ xảy ra ?
- GV dùng mô phỏng về quá trình điện li của NaCl trong nước
®Kết luận : Trong dd NaCl có các hạt mang điện tích chuyển động tự do nên dẫn điện được .
Trong dd ion Na+ và Cl- không tồn tại độc lập mà bị các phân tử nước bao vây 
® gọi là hiện tượng hiđrat hoá
Hoạt động 6 :
- Gv nêu vấn đề : Ơ trên chúng ta thấy các phân tử có lk ion tan trong nước phân li thành ion vậy khi các phân tử có lk CHT khi tan trong nước có phân li thành ion không ? phân li như thế nào ?
- Xét quá trình phân li của HCl 
- Gv dùng hình vẽ gợi ý cho hs tìm hiểu .
- Gv tập hợp các ý kiến của hs rồi rút ra kết luận .
- HS làm TN biểu diễn 
Quan sát , nhận xét và rút ra kết luận .
* NaOH rắn , NaCl rắn , H2O cất đèn không sáng 
* Dd HCl , dd NaOH , dd NaCl : đèn sáng .
- Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích .
- Hs rút kết luận về nguyên nhân tính dẫn điện .
- Hs vận dụng viết phương trình điện li của một số axit , bazơ và gọi tên các ion tạo thành :
HNO3 ® H+ + NO3-
Ba(OH)2 ® Ba2+ + 2OH-
FeCl2 ® Fe2+ + 2Cl-
Đọc tên :
Fe2+ : ion sắt (II)
Ba2+ : ion bari
NO3- : ion nitrat
Cl- : ion clorua
- Phân tích cấu tạo : lk CHT có cực , phân tử có dạng góc , độ phân cực của H2O khá lớn .
Dựa vào phần kiểm tra bài cũ
-NaCl là tinh thể ion , các ion Na + và Cl- luân phiên đều đặn .
-Hs dựa vào sự quan sát mô phỏng nêu lên quá trình điện li của NaCl trong nước .
- Hs nêu đặc điểm cấu tạo HCl : lk CHT , phân tử HCl phân cực 
(Dựa vào phần kiểm tra bài cũ)
 H - Cl
- Dựa vào hình vẽ nêu hiện tượng xảy ra khi cho HCl vào nước 
® Kết luận sự dẫn điện của dd HCl .
I. Hiện tượng điện li :
1. Thí nghiệm :
- Làm như sự hướng dẫn của sgk 
- Chất dẫn điện : các dd axit , bazơ , muối 
- Chất không dẫn điện : H2O cất , NaOH khan , NaCl khan , các dd rượu etilic , đường , glyxerol .
2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axit , bazơ và muối trong nước :
- Tính dẫn điện của các dd axit, bazơ , muối là do trong dd của chúng có các tiểu phân mang điện tích được gọi là các ion .
- Quá trìng phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li .
- Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li
- Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li 
Ví dụ :
 NaCl ® Na+ + Cl-
Al2(SO4)3 ® Al3+ + SO42-
Ca(OH)2 ® Ca2+ + 2OH-
* Ion dương : gọi là cation
Tên = Cation + tên nguyên tố .
* Ion âm : gọi là anion
Tên = Anion + tên gốc axit tương ưng .
II. Cơ chế của quá trình điện li :
1. Cấu tạo phân tử nước :
 O
 H H
Để đơn giản biểu diễn :
2. Quá trình điện li của NaCl trong nước :
- Dưới tác dụng của các phân tử H2O phân cực , những ion Na+ và Cl- hút về chúng những phân tử H2O , quá trình tương tác giữa các phân tử H2O và các ion muối làm các ion Na+ và Cl- tách ra khỏi tinh thể đi vào dd .
- Biểu diễn bằng phương trình :
NaCl ® Na+ + Cl- (phương trình điện li)
3. Quá trình điện li của HCl trong nước :
- Phân tử HCl phân cực . Cực dương ở phía H , cực âm ở phía Cl .
- Do sự tương tác giữa các phân tử phân cực H2O và HCl , phân tử HCl phân li thành ion H+ và Cl-
- Biểu diễn :
HCl ® H+ + Cl-
- Các phân tử rượu etilic , đường , glyxerol là những phân tử phân cực rất yếu nên dưới tác dụng của phân tử nước không phân li thành các ion . 
	4. Củng cố :
1. Trường hợp nào sau đây không dẫn được điện
	A. KCl rắn khan	B. Nước biển	
	C. Nước ao, hồ, sông	D. Dung dịch KCl
2. Một bạn hòa tan Na2O vào nước và làm thí nghiệm, thấy dung dịch dẫn điện. Bạn đó kết luận : “ Na2O là chất điện li. Kết luận đó là đúng hay sai? Hãy giải thích?
3. Đưa dụng cụ thử tính dẫn điện vào dung dịch Ba(OH)2 sau đó nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch cho đến dư. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Đáp án : 
1. A
2. Kết luận đó là sai vì 
	Na2O + H2O à 2NaOH
	NaOH à Na+ + OH-
Như vậy chất điện li là NaOH chứ không phải Na2O
3. Lúc đầu đèn sáng rõ, khi nhỏ dung dịch H2SO4 thì đèn mờ dần, đến khi vừa hết Ba(OH)2 thì đèn tắt, khi dư H2SO4 thì đèn lại sáng rõ dần.
	Ba(OH)2 à Ba2+ + 2OH-
	Ba(OH)2 + H2SO4 à BaSO4 + H2O
	H2SO4 à 2H+ + SO42-	
	5. Bài tập về nhà :
 Bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập .
Nhận xét:
	*Trong giáo án này một số phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng như:
	- Phương pháp nêu vấn đề : Khi học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề là NaCl rắn, H2O nguyên chất không dẫn điện nhưng dung dịch NaCl lại dẫn điện, khi đó học sinh rất thích thú và hào hứng, kích thích tính tò mò muốn khám phá của các em. Dưới sự dẫn dắt của giáo viên học sinh có thể giải thích được hiện tượng thí nghiệm và rút ra kiến thức cho bản thân.
	- Phương pháp đàm thoại gợi mở: Bằng một hệ thống câu hỏi và cách dẫn dắt khéo léo của giáo viên, học sinh có thể tự mình khai thác những kiến thức cũ của mình để có thể giải thích và hình thành kiến thức mới. Như vậy học sinh tiếp thu kiến thức một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo.
	- Phương pháp trực quan: 
	+Trong bài giảng giáo viên đã sử dụng thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch theo phương pháp nêu vấn đề, thí nghiệm hóa học lúc này đóng vai trò là nguồn cung cấp kiến thức và tạo nên hứng thú cho học sinh.
	+ Giáo viên đã sử dụng mô phỏng về bản chất của của quá trình điện li của NaCl và HCl theo phương pháp nghiên cứu, học sinh được đặt vào vai trò của người nghiên cứu nên việc tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng và chủ động hơn.
	*Phần kiểm tra bài cũ đã giúp học sinh liên hệ kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới một cách dễ dàng 
* Phần bài giảng đã thể hiện được nội dung kiến thức trọng tâm, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp 11 theo chương trình nâng cao.
*Phần bài tập củng cố bài phù hợp với nội dung trọng tâm theo các mức độ : biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo những kiến thức mới mà học sinh vừa học được.
	* Trong giáo án cũng cho thấy giáo viên đã biết áp dụng công nghệ thông tin, phương tiện trực quan một cách hợp lý kết hợp với phương pháp dùng lời tạo nên hiệu quả cao trong dạy học.

File đính kèm:

  • docLục Thị Thu Hoài_ Cau 18.doc