Đề tài Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phòng thủ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông Trường THCS Thu Tà

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT của nước nhà. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người đã đề ra chiến lược về sức khỏe thể chất cho người Việt Nam. Người nói: “Gìn giữ dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”, “Mỗi người dân yếu ớt làm cho đất nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khỏe mạnh là góp phần cho cả nước khỏe mạnh”.

Sự chuyển mình của đất nước ta sau này sẽ góp phần lớn trông chờ vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước. Muốn vậy thế hệ trẻ hiện nay ngoài việc bồi dưỡng tri thức trong mọi lĩnh vực còn phải tham gia rèn luyện thân thể để có một sức khỏe tốt để gánh vác nhiệm vụ của đất nước.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn khẳng định về tầm quan trọng của TDTT trong việc thực hiện và phát huy nhân tố con người tạo ra động lực để phát triển đất nước. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã xác định phát triển mạnh hoạt động TDTT cả về quy mô và chất lượng góp phần nâng cao thể lực, phát huy tinh thần dân tộc Việt Nam.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phòng thủ cho nữ học sinh đội tuyển cầu lông Trường THCS Thu Tà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 khả năng hồi phục nhanh chóng. Nghiên cứu sức bền chung là cơ sở phát triển sức bền chuyên môn cho nên ngoài tập luyện sức bền cần nâng cao sức bền chung.
Sức bền: là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Sức bền chuyên môn trong Cầu lông chính là sức bền tốc độ trong di chuyển đánh cầu và sức mạnh trong các động tác đánh cầu.
1.2.2.4 Đặc điểm huấn luyện tâm lý.
Thành tích thể thao của VĐV không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kỹ - chiến thuật, thể lực mà còn phụ thuộc vào các yếu tố tâm lý. Đặc biệt Cầu lông là môn thể thao đối kháng cá nhân, bởi vậy tâm lý cho VĐV là cần thiết và không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và huấn luyện.
Yếu tố tâm lý phải luôn được rèn luyện trong cuộc sống, tập luyện hàng ngày và nó chi phối trong suốt cuộc đời VĐV. Ngoài việc rèn luyện tâm lý trong cuộc sống, huấn luyện viên cần rèn luyện tâm lý trong tập luyện và thi đấu cho VĐV.
Để làm được điều trên, huấn luyện viên phải nắm được tâm lý chung của từng VĐV để từ đó bố trí tập luyện một cách khoa học phù hợp với từng giai đoạn, hình thành cơ bản để nâng cao ý chí cho VĐV. Cần kết hợp các bài tập chiến thuật và thi đấu tạo cho VĐV biết xử lý một cách linh hoạt mọi tình huống trên sân.
1.3 Đặc điểm tâm, sinh lý học sinh trung học cơ sở (lứa tuổi 16-18):
1.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (lứa tuổi 16-18).
	Lứa tuổi 16- 18 học sinh thích chứng tỏ mình là người lớn, muốn để mọi người tôn trọng mình đã có trình độ hiểu biết nhất định có nhiều hoài bão nhưng có nhiều nhược điểm và thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
	Tuổi này chủ yếu hình thành thế giới quan tự ý thức, hình thành tính cách và hướng về tương lai. Đó cũng là tuổi của lãng mạn, mơ ước và mong cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là thời kỳ có nhiều nhu cầu sáng tạo, nảy nở những tình cảm mới, sự say mê, ước vọng nhiệt tình.
	Về mặt hứng thú: Học sinh có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát từ đông cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc chọn nghề sau khi đã học xong trung học cơ sở. Xong hứng thú học tập cũng còn do nhiều động cơ khác nhau: giữ lời hứa với bạn, đôi khi do tự ái, hiếu danh...cho nên giáo viên cần định hướng cho học sinh xây dựng động cơ đúng đắn để cho học sinh có được hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng.
	Tình cảm: So với các cấp học trước học sinh trung học cơ sở biểu lộ rõ rệt hơn tình cảm gắn bó và yêu quý mái trường, đặc biệt với giáo viên giảng dạy học sinh(yêu, ghét rõ ràng). Việc giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng của học sinh là một trong những thành công trong nghề nghiệp. Điều đó giúp giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy, thúc đẩy học sinh tích cực, tự giác trong học tập và ham thích môn thể dục. Do vậy giáo viên phải là người mẫu mực, công bằng, biết động viên kịp thời và quan tâm đúng mực tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của học sinh.
	Trí nhớ: Ở lứa tuổi này hầu như không còn tồn tại việc ghi nhớ máy móc do học sinh đã biết cách ghi nhớ có hệ thống đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn và lĩnh hội bản chất của vấn dề học tập. Do đặc điểm trí nhớ đối với độ tuổi này khá tốt nên giáo viên có thể sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp phân tích giảng giải sâu sắc kỹ thuật bài tập và vai trò ý nghĩa cũng như cách sử dụng các phương tiện, phương pháp trong giáo dục thể chất để học sinh có thể tự lập một cách độc lập trong thời gian rảnh rỗi.
	Các phẩm chất ý trí của học sinh đã rõ ràng hơn và mạnh dạn so với các lứa tuổi trước đó. Học sinh có thể hoàn thành được những bài tập khó và đòi hỏi sự khắc phục khó khăn lớn trong tập luyện.
1.3.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trung học cơ sở (16-18)
	Trong quá trình sống và phát triển cơ thể con người có những biến đổi đa dạng về cấu tạo, chức năng và tâm lý dưới tác động của các yếu tố di truyền và môi trường sống. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao sẽ có ảnh hưởng tốt đến cơ thể người tập nếu như những hoạt động tập luyện đó phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, giới tính và trình độ tập luyện của đối tượng tập luyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đóng góp tích cực vào việc nâng cao thành tích của vận động viên nói riêng và của nền thể thao nước nhà nói chung.
	Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này hệ thần kinh liên tục được phát triển và dần đi đến hoàn thiện. Khả năng tư duy khẳ năng phân tích tổng hợp và trừu tượng hóa được phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhanh chóng việc tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật động tác. Tuy nhiên đối với một số bài tập đơn điệu, thiếu hấp dẫn cũng làm cho học sinh chóng mệt mỏi. Cần thay đổi nhiều hình thức tập luyện một cách đa dạng, phong phú, đặc biệt tăng cường hình thức thi đấu, trò chơi vận động để gây hứng thú và tạo điều kiện hoàn thành tốt các bài tập chính, nhất là các bài tập về sức bền.
	Ngoài ra do sự hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục và tuyến yên làm cho tính hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng đã ảnh hưởng tới hoạt động thể lực. Đặc biệt là các học sinh nữ, tính nhịp điệu giảm xuống nhanh chóng, khả năng chịu đựng lượng vận động yếu. Vì vậy giáo viên cần thực hiện những bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng cơ thể của học sinh nữ để có biện pháp giải quyết kịp thời.
	Hệ vận động: Ở tuổi này hệ thống bắt đầu giảm tốc độ phát triển, mỗi năm nữ cao từ 0.5cm-> 1cm. Tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên sẽ làm cho hệ xương khỏe mạnh hơn. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các xương nhỏ như xương cổ tay, bàn chân hầu như đã hoàn thiện nên có thể thực hiện một số động tác: treo, chống, mang vác nặng mà không làm tổn hại hay không làm sự phát triển lệch lạc của cơ thể. Cột sống đã ổn định hình dáng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện vẫn có thể bị cong vẹo nên tiếp tục bồi dưỡng tư thế chính xác thông qua hệ số bài tập như sau: đi, chạy, nhảy,thể dục nhịp điệu,...cho học sinh là rất cần thiết và không được coi nhẹ. Riêng với học sinh nữ xương xốp hơn, ống tủy rỗng hơn, chiều dài ngắn hơn,bắp thịt nhỏ và yếu hơn nên xương của nữ không khỏe. Đặc biệt xương chậu của nữ to và yếu nên trong quá trình giáo dục thể chất nên không thể sử dụng bài tập có khối lượng như đối tượng là nam mà phải có sự phân biệt lượng vận động giữa nữ và nam.
	Hệ cơ: Các tổ chức cơ phát triển muộn hơn xương nên sức co cơ vẫn còn tương đối yếu, các bắp cơ phát triển nhanh( cơ đùi, cơ cánh tay) phát triển chậm hơn là các cơ nhỏ (cơ bàn tay, ngón tay). Các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi, các cơ duỗi của nữ lại càng yếu. Đặc biệt vào tuổi 16 các tổ chức mỡ dưới da của nữ phát triển mạnh, ảnh hưởng tới việc phát triển sức mạnh của cơ thể. Nói chung cuối thời kì trung học cơ sở ( thường nữ 13 - 15 tuổi ) là thời kì cơ bắt phát triển nhanh nhất.
	Do vậy, cần tập các bài tập phát triển sức mạnh để góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của cơ. Nhưng các bài tập không nên chỉ có treo hoặc chống đơn thuần mà phải là bài tập kết hợp giữa treo chống cùng với bài tập khắc phục lực đối kháng khác nữa. Việc tập như vậy sẽ vừa phát triển các cơ co, cơ duỗi lại vừa giảm nhẹ sức chịu đựng các cơ khi tập liên tục trong thời gian dài. Các bài tập phải đảm bảo vừa sức và đảm bảo cho tất cả các loại cơ đều được phát triển. Nhưng cần có yêu cầu riêng biệt đối với học sinh nữ, tính chất động tác của học sinh nữ cần toàn diện mang tính mềm dẻo, khéo léo và có tính nhịp điệu.
	Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi này hệ tuần hoàn của học sinh đang phát triển và đi đến hoàn thiện: buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nữ 70 -75 lần/phút hệ thống điều hòa vận mạch phát triển tương đối hoàn chỉnh, phản ứng hệ tuần hoàn tương đối rõ rệt. Nhưng sau vận dộng mạch đập và huyết áp hồi phục nhanh chóng. Cho nên lứa tuổi này có thể chạy dai sức và tập những bài tập có cường độ và khối lượng vận động lớn hơn học sinh tiểu học. Khi sử dụng bài tập có cường độ và khối lượng tập lớn hoặc các bài tập phát triển sức bền cần phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi sức khỏe của học sinh.
Hệ hô hấp: Đã hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nữ 80 - 85cm diện tiếp xúc của phổi khoảng 120 - 150cm, dung lượng phổi khoảng 4 - 5 lần, tần số hô hấp 10 - 20 lần/ phút. Vì vậy các bài tập phát triển sức bền rất phù hợp với lứa tuổi này. 	 	
1.4 Cơ sở lý luận của huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật cầu lông.
Nội dung huấn luyện thể thao: Huấn luyện thể thao có quan hệ trực tiếp đến việc xác lập các thành tích thể thao. Bởi vậy, mục đích của huấn luyện thể thao: thứ nhất là phát triển các năng lực thể chất và tinh thần của vận động viên để đạt được tinh thần thể thao cần thiết; thứ hai là sử dụng hoạt động thể thao như là một nhân tố phát triển hài hòa nhân cách và giáo dục trách nhiệm đối với xã hội. Chỉ như vậy, thể thao mới giữ được giá trị xã hội và sư phạm của mình. Với mục đích trên huấn luyện thể thao phải giải quyết những nhiệm vụ chung là đào tạo tâm lý, kỹ thuật; chiến thuật và thể lực cho vận động viên.
Để đạt được thành tích trong thể thao thì ngoài những yếu tố liên quan như con người, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thì huấn luyện thể thao phải đảm bảo các nguyên tắc chuyên biệt. Bên cạnh đó, nội dung huấn luyện thể thao cũng phải đảm bảo tính toàn diện.
Giáo dục phẩm chất, nhân cách, huấn luyện thể lực chuyên môn và tri thức cho vận động viên.
Để đạt được thành tích trong tập luyện và trong thi đấu, điều trước tiên là phải giáo dục cho vận động viên động cơ tập luyện đúng đắn và cao đẹp như mong muốn vươn tới thành tích đỉnh cao của thể dục thể thao; mang vinh quang về cho cá nhân; tập thể, Quê hương, Đất nước.
Nhiệm vụ quan trọng nữa là giáo dục cho vận động viên những chuẩn mực về đạo đức thể thao, tuân thủ các luật thi đấu, tinh thần thi đấu “cao thượng” “thắng không kiêu, bại không nản”, cách cư xử đúng mục với huấn luyện viên, đồng đội và người hâm mộ. Giáo dục cho vận động viên tính cần cù khắc phục khó khăn trong tập luyện và thi đấu.
Huấn l

File đính kèm:

  • docde_tai_ung_dung_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_ky_thu.doc