Đề tài Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử cùng với các môn học khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng tạo ra những con người phát triển toàn diện.

Lịch sử là một môn khoa học xã hội có một dung lượng kiến thức lớn, trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có kĩ năng phát hiện nhanh mà còn cần có khả năng ghi nhớ. Vì vậy, muốn học sinh học tốt được môn Lịch sử thì mỗi thầy giáo, cô giáo không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu trong sách giáo khoa

 

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 3212 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc đại Anh ở Bắc Mĩ đã dẫn đến sự thành lập một quốc gia độc lập nào?
Đáp án: Hợp chúng quốc Mĩ.
Bên cạnh trò chơi giải ô chữ thì đối với bộ môn Lịch sử còn có rất nhiều trò chơi như: 
2. Tổ chức trò chơi " Thi ghi nhớ sự kiện" 
- Luật chơi: Thời gian chỉ diễn ra 5 phút.
- Cách tổ chức trò chơi như sau:
- Giáo viên chiếu trên màn hình 4 dữ liệu, sự kiện có liên quan đến kiến thức và gọi học sinh tham gia giải đáp các ô chữ . 
Ví dụ: Sau khi học xong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh” giáo viên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ.
Câu 1.Vào đầu thế kỉ XVII, tại Châu Âu nước nào có nền kinh tế phát triển nhất ? 
Đáp án: Anh.
Câu 2. Hai trụ cột của phong kiến Anh là ai?
Đáp án: Giai cấp quý tộc và giáo hội Anh.
Câu 3. Ai là người thành lập “quân đội sườn sắt” đã đánh thắng được quân đội của nhà vua?
Đáp án: Ôlivơ Crômoen.
Câu 4. Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào?
Đáp án: Chiến tranh giải phóng dân tộc, để lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha.
Sau đó giáo viên dẫn dẵn vào bài mới: Cuộc cách mạng Hà Lan là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Vậy đến thế kỉ XVIII, thế giới lại chứng kiến một cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc của các thuộc điạ Anh ở Bắc Mĩ mà thực chất là một cuộc cách mạng tư sản. Vậy để hiểu bài học này các em sẽ đi tìm hiểu vì sao cách mạng bùng nổ, diễn biến, kết quả và ý nghĩa và vì sao Lênin gọi: “Đây là một cuộc cách mạng thực sự, chiến tranh thực sự”?....
 3. Trò chơi có tên gọi " Đoán ý đồng đội"
Những thông tin trong trò chơi đều là những kiến thức cơ bản của cả bài mà học sinh cần khắc sâu và ghi nhớ.
- Giáo viên nêu cách chơi: Chọn hai học sinh để tham gia cuộc chơi , và giáo viên cho 10 thông tin liên quan đến bài học, một học sinh đứng quay về phía bảng thông tin, một học sinh đứng quay xuống phía dưới lớp. Thông qua gợi ý của bạn mà học sinh phải đoán đúng từ thông tin yêu cầu.
- Luật chơi : Học sinh đứng quay xuống phía dưới, trả lời các gợi ý của bạn sao cho đúng thông tin, trong 2 phút trả lời đúng từ 6 thông tin trở lên là thắng cuộc. Người gợi ý không nói tiếng Anh, không lặp từ...
Giáo viên cho HS 30 giây chuẩn bị, sau đó phát tín hiệu cho học sinh trả lời 10 thông tin và gợi ý kết quả.
 - Yêu cầu dối với người chơi : Phải quan sát, định hình thật nhanh câu hỏi và câu trả lời cho chính xác, lưu loát, không trả lời được phải chuyển sang câu khác.
- Yêu cầu đối với giáo viên: Giáo viên bấm giờ, ra tín hiệu bắt đầu chơi , bấm giờ chơi, nhận xét đúng sai khi học sinh trả lời và công bố kết quả. Trong khi tổ chức các trò chơi giáo viên yêu cầu học sinh khác trong lớp ngồi trật tự theo dõi các bạn, làm giám khảo với thầy( cô) giáo. Kết thúc trò chơi giáo viên có phần thưởng đối với học sinh thắng cuộc hoặc cũng có thể cho vào điểm miệng của học sinh
Ngoài ra trong giờ học Lịch sử còn có thể tổ chức rất nhiều trò chơi khác:
4. Trò chơi: "Giải mật mã lịch sử". Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử , yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em về dữ kiện đó, sau đó đoán xem những dữ kiện đó nói về sự kiện nào hay nhân vật nào?
Ví dụ: Khi dạy về bài 30: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”.
Giáo viên đưa ra một số dữ kiện trên máy chiếu cho học sinh quan sát: Hình 53( SGK) :Lược đồ về chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Hình 54( SGK) Đại hội 13 thuộc đại Anh thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hình 55(SGK) G. Oasinh tơn. 
Theo em các dữ kiện lịch sử trên liên quan đến một sự kiện lịch sử nào?
Học sinh trả: Liên quan đến bài “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới
6. Trò chơi: "Thi nghi nhớ sự kiện" . Giáo viên chia lớp làm hai đội chon 5 học sinh tham gia chơi còn lại là cổ động viên. Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng viết và bút dạ. Trong một thời khoảng thời gian nhất định, các học sinh tham gia chơi lên viết các mốc lịch sử, các nhân vật lịch sử, hay các sự kiện lịch sử theo yêu cầu của giáo viên . Đội thắng cuộc sẽ là đội ghi nhiều sự kiện đúng hơn.
7. Trò chơi: "ô chữ may mắn": Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi lần lượt bốc thăm hoặc chọn ô chữ có sẵn câu trả lời có liên quan đến nội dung bài học. Đội nào trả lời đúng được 10 điểm, chọn được ô chữ may mắn không có câu hỏi nhưng vẫn được ghi điểm, Đội nào cuối cuộc chơi nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
8. Trò chơi: "Thi sư tầm và thuyết minh về hình ảnh lịch sử" : Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch sử và thuyết minh về các tranh ảnh đó. Đầu giờ học cuối giờ giáo viên tổ chức trò chơi . Đại diện các nhóm lên giới thiệu và thuyết minh các bức tranh lịch sử mà nhóm mình sưu tầm được.
9. Trò chơi: Nghe truyện đoán nhân vật: Giáo viên sẽ đưa ra một số câu chuyện liên quan đến kiến thức bài học sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đoán xem nhân vật đó là nhân vật nào.
 Trên đây là một số trò chơi trong dạy học lịch sử, tuỳ theo từng bài học giáo viên có thể lựa chọn các hình thức trò chơi cho phù hợp với kiểu bài để mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy. 
PhÇn III. 
BiÖn ph¸p thùc hiÖn
( Gi¸o ¸n minh ho¹- TiÕt 38- Bµi 30)
ChiÕn tranh giµnh ®éc lËp cña c¸c thuéc ®Þa Anh ë B¾c MÜ
Mục tiêu bài học
Về kiến thức: Làm cho HS nắm được:
Nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng, diễn biến, kết quả và ý nghĩa.
Là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, quan sát, đánh giá..
Tư tưởng: Nhấn mạnh vai trò của quần chúng.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
Bản đồ : Những cuộc phát kiến địa lí lớn vào thế kỉ XV-XVI
Bản đồ: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Lược đồ: 13 thuộc địa Anh ở Bắc ĩ.
Ảnh: Đại hội 13 thuộc địa Anh thông qua bản Tuyên ngôn độc lập
Ảnh : đại hội Lục địa lần thứ hai
Ảnh về : Sự kiện “ Chè Bôx- tơn”
Ảnh G. Oa-sinh-tơn
Video: Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945.
Máy chiếu.
Các bước lên lớp:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Khởi động.
Khi bắt đầu vào bài học: Giáo viên cho HS quan sát một số các dữ kiện lịch sử: Hình 53( SGK) :Lược đồ về chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Hình 54( SGK) Đại hội 13 thuộc đại Anh thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hình 55(SGK) G. Oasinh tơn. 
GV: Hỏi HS Các dữ kiện lịch sử trên liên quan đến một sự kiện lịch sử nào?
HS: Trả lời: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mi.
GV : Dẫn dắt vào bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức Hs cần nắm
GV: 13 thuộc địa được thành lập từ khi nào?
HSTL: Sau khi Côlômbô tìm ra châu Mĩ, nhiều người châu Âu di cư sang Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
GV. sử dụng máy chiếu, chiếu bản đồ: 
- Những cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỉ XV-XVI.
GV giới thiệu sơ lược về Bắc Mĩ: 
- Nằm ở phía Bắc châu Mĩ, Bắc Mĩ vốn là vùng đất của người da đỏ, sau cuộc phát kiến địa lí của Côlômbô phát hiện ra châu Mĩ( 1492), người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha di cư sang chiếm làm thuộc địa, sau đó là Hà Lan, Pháp.
- Đến thế kỉ XVII, Anh tới và loại bỏ dần các đối thủ và lập ra 13 thuộc địa .
-GV chiếu “ Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”, thuộc địa đầu tiên lập vào năm 1607 là Viếc-gi-ni-a. Đến năm 1752 thuộc địa thứ 13 được thiết lập là Gioóc-gi-a.
GV: Vì sao 13 thuộc địa lại được thiết lập dọc theo bờ biển đại Tây Dương?
Điều kiện thuận lợi: Khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho việc đi lại bằng tàu thuyền, có nguồn hải sản phong phú. Dân cư tập trung đông đúc. 
ĐVĐ: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy 13 bang thuộc địa sẽ phát triển như thế nào?
GV: Đến giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế ở Bắc Mĩ phát triển như thế nào?
GV dùng máy chiếu về sự phát triển kinh tế của 2 miền.
GV. Trước sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa như vậy, Chính phủ Anh đã có những biện pháp gì? 
HSTL+ GVchốt lại: Chính phủ Anh đã đưa ra hàng loạt các biện pháp để kìm hãm sự phát triển kinh tế Bắc Mĩ.
GV: Vì sao chính phủ Anh lại muốn kìm hãm sự phát triển kinh tế Bắc Mĩ?
HSTL: Không uốn cho Bắc Mĩ cạnh tranh với nước Anh.
GV: Phân tích thêm về bản chất của các nước thực dân. Chốt lại: Hạn chế sự cạnh tranh.
H. Sự kìm hãm của chính phủ Anh đã dẫn đến hậu quả gì?
HSTL+ GV chốt lại: Mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa với chính phủ Anh.
GV. Hãy rút ra nguyên nhân nào dẫn đến cuộc chiến tranh bùng nổ ?
ĐVĐ: Từ những nguyên nhân trên dẫn đến cách mạng bùng nổ. Vậy diễn biến của cách mạng diễn ra như thế nào.
GV: Sự kiện nào đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh?
GV. Chiếu Ảnh ở cảng Bôx-tơn và phân tích sự kiện “ Chè Bôx-tơn”
GV: Trước những chính sách trừng phạt của chính phủ Anh, nhân dân thuộc địa đã có phản ứng như thế nào?
GV: Sử dụng máy chiếu địa điểm diễn ra Hội nghị và phân tích sự kiện: Trong đại hội các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệpở Bắc Mĩ, nhưng vua Anh không chấp nhận và còn tuyên bố sẽ trừng trị, nếu các thuộc địa “ nổi loạn”. Chính hành động trên của vua Anh đã dẫn đến cuộc cách mạng bùng nổ.
GV chiếu bản đồ: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ 
Và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
GV hướng dẫn các kí hiệu của bản đồ:
GV cho HS tìm hiểu SGK trong 2 phút và gọi 1 HS lên trình bày diễn biến trên bản đồ.
Sau đó giáo viên đưa ra bảng tóm tắt diễn biến chính và phân tích 3 sự kiện tiêu biểu:
1. Đại hội Lục địa lần thứ hai:Quyết định thành lập “quân đội thuộc địa, bổ nhiệm Oa-sinh- tơn làm tổng chỉ huy.
 GV giới thiệu về Oa-sinh-tơn.
Sự kiên: “Tuyên ngôn độc lập”: GV sẽ giải quyết một số vấn đề.
GV: Nội dung của bản tuyên ngôn độc lập đề cập đến những vấn đề gì?
GV. Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn?
GV. GV cho HS nghe đoạn trích của bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ được Bác Hồ độc vào ngày 2/9/1945. 
GV. Vì sao Bác Hồ lại trích dẫn những điều bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ vào bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta? Ý nghĩa của việc làm trên?
3. Những trận đánh quyết định: Chiến thắng ở Xa-ra –tô- ga, Ióoc- tao.
GV. Vì sao quân Bắc Mĩ giành được thắng lợi ở

File đính kèm:

  • docSKKN to chuc tro choi trong day hoc Lich su 10 nhamphat huy tinh tich cuc cua hoc sinh.doc
Giáo án liên quan