Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn trường trung học cơ sở
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . . 2
1.Thực trạng ban đầu của vấn đề . 2
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành . 3
2.1.Tính mới của vấn đề . 3
2.2 Biện pháp và quá trình tổ chức , tiến hành . 6
3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề . 21
3.1. Tồn tại . 21
3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn . . 21
4. Kết quả đạt được . . 23
4.1. Đối với bản thân . 23
4.2. Về phía học sinh . 24
4.3. Về tổ chuyên môn 25
4.4. Đối với đơn vị . . 25
5.Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm. . . 25
6. Phạm vi và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm . 26
6.1 Phạm vi . . 26
6.2. Tác dụng . . 26
7. Những bài học kinh nghiệm . 27
PHẦN III. KẾT LUẬN . . 27
PHẦN IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT. 28
(?) Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. - Dạy bài Động Phong Nha giáo viên liên hệ môi trường và du lịch (?) Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp mỗi chúng ta cần phải làm gì? BÀI MINH HỌA Ngày dạy .lớp..tiết.. TUẦN 13 SƠN TINH, THỦY TINH Truyền thuyết TIẾT 9 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống. - Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường. - Tích hợp: Môi trường thiên nhiên (hiện tượng lũ lụt). 2/ Kĩ năng: - Đọc –hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện. - Xác định ý nghĩa của truyện. - Kể lại được truyện. - Tích hợp kĩ năng sống: Giao tiếp, tự nhận thức, ra quyết định. 3/ Thái độ: HS hiểu được ý nghĩa của công sức cha ông, phát huy và sáng tạo học tập tốt để phát triển và sáng tạo trong việc xây dựng đất nước, có ý thức bảo vệ các công trình thủy điện, thủy lợi. B. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Tranh, một số tài liệu có liên quan. - Học sinh: Soạn bài theo yêu cầu. C. PHƯƠNG PHÁP Đọc diễn cảm, nêu vấn đề, bình giảng. D. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ - Kể tóm tắt truyện Thánh Gióng và nêu ý nghĩa truyện? - Kể một vài chi tiết tưởng tượng mà em thích và giải thích tại sao em thích chi tiết ấy? 2. Bài mới HĐ 1: GIỚI THIỆU BÀI Dọc dãy đất hình chữ S, bên bờ biển đông, Thái Bình Dương, nhân dân Việt Nam chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc, hằng năm phải đối mặt với mùa mưa bão, lũ lụt rất khủng khiếp. Để tồn tại nhân dân ta phải tìm mọi cách để chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì, gian truân ấy đã được thần thoại hóa trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vì vậy ca dao có câu: Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán đời đời đánh ghen Câu chuyện có ý nghĩa gì ? Nhằm giải thích điều gì? Ta đi vào tìm hiểu văn bản. HĐ 2 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB (?) Theo em, truyện bắt nguồn từ đâu? (GV) Thần thoại là truyện kể dân gian về các vị thần hoặc các nhân vật anh hùng đã được thần thánh hoá, phản ánh những quan niệm ngây thơ của con người thời xa xưa về các hiện tượng tự nhiên và khát vọng trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên. (?) Truyện thuộc thời đại nào trong lịch sử? (GV) Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng, gắn với công cuộc trị thủy, với thời đại dựng nước, mở nước đầu tiên của người Việt cổ. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc truyện: Học sinh chú ý lời của vua Hùng thể hiện sự uy nghiêm. Đoạn tả cuộc giao chiến đọc nhanh. Đoạn cuối đọc chậm. (?) Truyện gồm những sự việc nào? (HS) Vua Hùng kén rểà Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hônà Sơn Tinh được vợà Sơn Tinh, Thủy Tinh đánh nhauà hiện tượng lũ lụt hàng năm. (?) Văn bản có mấy phần? Nội dung mỗi phần. (HS) 3 phần _ Từ đầu ..mỗi thứ 1 đôi: Vua Hùng kén rể. _ Tiếp theođành rút quân về: Cuộc giao tranh của Sơn Tinh, Thủy Tinh. _ Còn lại: Sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh và sự chiến thắng của ST. (?) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao? (HS) Sơn Tinh , Thủy Tinh vì cả hai đều xuất hiện ở mỗi sự việc. (?) Bức tranh sách giáo khoa minh họa cảnh nào? ( HS xem tranh) (?) Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh nào? Mục đích làm gì chúng ta tìm hiểu phần 1 HĐ3: TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (?) Vua Hùng kén rể trong hoàn cảnh đất nước ntn? Mục đích chọn rể của vua Hùng là để làm gì? (?) Vì sao khi Sơn Tinh và Thùy Tinh đến cầu hôn thì vua Hùng lại boăn khoăn? (HS) Vì Sơn Tinh và Thủy Tinh đều ngang tài ngang sức. (?) Vậy vua Hùng quyết định như thế nào? (HS) Cho Sơn Tinh và Thủy Tinh thi tài. (?) Sơn Tinh và Thủy Tinh có tài gì? em có nhận xét gì về tài của 2 thần? (?) Trước sự việc này vua Hùng giải quyết như thế nào? (HS) Đưa ra điều kiện thách cưới. (?) Lễ vật thách cưới mà vua Hùng đưa ra có lợi cho ai? Vì sao? (HS) Có lợi cho Sơn Tinh vì những thứ này sống ở trên cạn. GV chốt. Rõ ràng qua đây ta thấy vua Hùng đã ngầm chọn Sơn Tinh, đưa ra lễ vật như thế mà còn đến sớm nữa. (?) Vì sao thiện cảm vua Hùng giành cho Sơn Tinh? (HS) Vua biết sức mạnh tàn phá của Thủy Tinh. Tin vào sức mạnh của ST có thể chiến thắng Thủy Tinh để bảo vệ cuộc sống. (?) Qua việc chọn rể của vua Hùng người xưa muốn bày tỏ tình cảm gì đối với ông cha ta trong thời kì dựng nước? (HS) Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. (?) Kết quả cuộc thi như thế nào? Dẫn đến hậu quả gì? (?) Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh? (HS) Vì ghen tức và tự ái. (?) Cảnh Thủy Tinh hô mưa, gọi gió sóng dâng cuồn cuộn làm nên bão tố ngập trời gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm? (HS) Cảnh lũ lụt. (GV) Đó chính là sự kì ảo hóa cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở đồng bằng châu thổ sông Hồng hằng năm. Hiện tượng tự nhiên, hiện thực khách quan đã được giải thích một cách ngây thơ và lí thú của người xưa. (?) Sơn Tinh đối phó như thế nào? Kết quả ra sao? (HS) Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự kiên cường, càng đánh càng mạnh. Cuối cùng không làm gì nổi Thủy Tinh đành phải rút quân. Thảo luận: Câu “Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu” cho ta thấy cuộc chiến đấu diễn ra như thế nào? (HS) Cuộc chiến đấu giằng co, bất phân thắng bại, quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân ta. (?) Truyện kể, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua. Theo em, người xưa muốn mượn truyện này để giải thích điều gì? (HS) Giải thích hiện tượng bão lụt và phản ánh ước mơ chiến thắng thiên tai. (?) Ngoài ý nghĩa giải thích hiện tượng bão lụt và phản ánh ước mơ chiến thắng thiên tai truyện còn thể hiện khát vọng gì của người Việt cổ? (?) Ngày nay khoa học kĩ thuật phát triển, theo em hiện tượng lũ lụt ngày càng nhiều là do đâu? (HS phát biểu) (?) Hiện nay, nhà nước ta chủ trương như thế nào để đối phó với thiên tai lũ lụt? (HS) Quan tâm, chú trọng, có kế hoạch cụ thể và đầu tư cho chủ trương xây dựng, củng cố đê điều. - Nghiêm cấm nạn phá rừng, xử phạt nghiêm những kẻ cố tình chặt phá rừng. - Có nhiều dự án cho việc trồng rừng, giao đất giao rừng cho người dân. (?) Nhận xét cách xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện? (GV) Sơn Tinh, Thủy Tinh là những nhân vật tưởng tượng hoang đường không có thật, xong lại có ý nghĩa rất thực vì nó khái quát được hình tượng lũ lụt và sức mạnh, ước mơ của con người. (?) Qua các sự việc em thấy sự việc nào thú vị nhất? Tại sao? (?) Truyện giải thích hiện tượng gì ở nước ta? Việc đó xảy ra ở đâu? Qua đó thể hiện được ước mơ nào của người gì của người Việt? HĐ 3: HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC (?) Ý nghĩa tưởng tượng của các nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh? (HS) Sơn Tinh là đại diện cho lực lượng cư dân người Việt đắp đê chống lụt. Thủy Tinh là đại diện cho hình tượng mưa gió, bão lũ xảy ra hàng năm. I- TÌM HIỂU CHUNG - Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hóa. -Truyện thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương. II. ĐỌC-HIỂU VB 1. Vua Hùng kén rể: - Hoàn cảnh: Xây dựng đất nước -Mục đích: tìm cho con một người chồng xứng đáng 2. Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh: - Sơn Tinh dời non lấp bể. - Thủy Tinh hô mưa, gọi gió. àCả 2 đều có tài cao, phép lạ. - Kết quả: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương khiến Thủy Tinh nổi giận, làm ra mưa gió, dâng nước lên cao đuổi đánh Sơn Tinh. 3. Cốt lõi lịch sử. - Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. - Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình. 4. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. - Tạo sự việc hấp dẫn: Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mị Nương. - Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động. 5. Ý NGHĨA VB: - Truyện giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước. -Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. III.TỔNG KẾT (SGK) HĐ4: HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI: - Nhớ các sv chính và kể lại truyện. - Liệt kê các chi tiết kì ảo về Son Tinh, Thủy Tinh và cuộc giao tranh giữa hai thần. - Nắm ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh. 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ BÀI MỚI : - Nghĩa của từ + Nghĩa của từ là gì? + Cách giải thích nghĩa của từ. + Bài tập: Học sinh tự thực hiện. Tóm lại: Qua việc tích hợp môi trường vào bài dạy cụ thể tôi nhận thấy học sinh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và có cái nhìn tích cực hơn trong việc bảo vệ môi trường. 3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề: 3.1. Tồn tại: - Ý thức một bộ phận nhỏ học sinh trong việc bảo vệ môi trường chưa tốt. Làm chiếu lệ, khi có giáo viên thì làm không có giáo viên thì không làm. - Thiết bị, phương tiện dạy học chưa đồng bộ, máy chiếu chỉ có một cái đã ảnh hưởng đến việc đưa những thông tin có liên quan đến học sinh. - Tranh ảnh về môi trường chưa thật phong phú. - Chưa tổ chức được cho các em có những buổi thực tế để thấy hết được tác hại của việc ô nhiễm môi trường hay những cảnh đẹp thiên nhiên để các em có thể tự cảm nhận và bày tỏ thái độ của mình. 3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề: Môn Ngữ văn trong nhà trường nói chung và ở trường trung học cơ sở nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, các môn học, các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều có ý nghĩa, vai trò nhất định trong đó môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, sự phát triển đúng đắn của thế hệ trẻ. Nhờ được cung cấp hệ thống những tri thức, tình cảm, kĩ năng hành vi phù hợp với nhữn
File đính kèm:
- SKKN - TICH HOP GIÁO DỤC BVMT TRONG MON NV.DOC
- BIA SKKN.doc