Đề tài Tham luận đôi mới kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh

Đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) là một yêu cầu tất yếu của giáo dục trong thời kỳ hiện nay. Bởi vì, KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tham luận đôi mới kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
ĐÔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC HỌC SINH
 ( Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Vân
 Tổ chuyên môn: Tổ Ngoại ngữ - Tin học)
	I. Ý nghĩa của việc đổi mới kiểm tra đánh giá.
	Đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) là một yêu cầu tất yếu của giáo dục trong thời kỳ hiện nay. Bởi vì, KTĐG là công cụ quan trọng, chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh phải xuất phát từ mục tiêu dạy học môn học. Nói khác đi, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải dựa vào mục tiêu dạy học chung của môn học đó là: kiểm tra kĩ năng giao tiếp, kiến thức ngôn ngữ và những hiểu biết về đất nước, con người và nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh. 
	II. Một số bất cập trong kiểm tra, đánh giá
	Một trong những đổi mới của việc kiểm tra, đánh giá là hình thức trắc nghiệm khách quan được áp dụng rộng rãi. Nhưng do GV chưa được đào tạo một cách bài bản khâu biên soạn đề, nên chất lượng đề kiểm tra trắc nghiệm chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, đặc thù của môn tiếng anh rất khó biên soạn những câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. “Đa số GV các trường THPT vẫn còn quan niệm việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là việc của GV, chỉ có GV mới có khả năng và có quyền kiểm tra, đánh giá. Một số GV nhận thức không đúng ý nghĩa, tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá nên tiến hành nhiều hình thức kiểm tra quá chặt chẽ, nghiêm khắc làm cho HS lo sợ, tìm cách đối phó hoặc có những biểu hiện gian lận. Từ đó, dẫn đến tình trạng HS học tập thụ động, thiếu tự tin, thiếu chủ động sáng tạo. Mặt khác, trong suy nghĩ của đa số HS thì, mình là đối tượng bị kiểm tra, làm kiểm tra để lấy điểm, chứ không phải để kiểm định lại quá trình học tập của bản thân. Việc tham gia vào quá trình tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra đánh giá lẫn nhau đối với số đông HS vẫn còn là mới lạ”.
	Hạn chế của việc kiểm tra, đánh giá hiện nay là chưa phản ánh được thực chất kết quả học tập, năng lực tư duy của HS. Qua một số đề kiểm tra viết, kiểm tra miệng hầu hết các câu hỏi chỉ nhằm vào việc kiểm tra trí nhớ HS một cách máy móc. Chỉ có khoảng 10% câu hỏi có đòi hỏi việc vận dụng kiến thức, kỹ năng, nhưng cũng chỉ ở mức độ đơn giản nên không gây được hứng thú cho HS, dẫn đến chất lượng học tập môn tiếng anh chưa cao, tỉ lệ HS khá, giỏi thấp”.
	III. Đổi mới kiểm tra đánh giá tạo động lực cho GV đổi mới
	Kiểm tra, đánh giá là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục. Mục đích của nó là tìm hiểu xem HS đã tiếp nhận kiến thức như thế nào; qua đó, bản thân HS cũng tự đánh giá, kiểm tra và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là động lực đổi mới phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Ra đề kiểm tra phải kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận. Tùy từng môn khác nhau mà tỉ lệ giữa trắc nghiệm và tự luận khác nhau. Căn cứ vào chương trình, SGK và sách GV, các câu hỏi kiểm tra nên xây dựng theo các mức độ nhận thức: tái hiện, thông hiểu, vận dụng. Khi lựa chọn câu hỏi và bài tập để xây dựng đề kiểm tra, cần lưu ý đề phải đúng mục tiêu (đảm bảo cả kiến thức, kỹ năng và thái độ) và thể hiện nhiều chủ đề, nhiều lĩnh vực kiến thức và các mức độ nhận thức của HS”.
	Cách kiểm tra, đánh giá có được đổi mới thì mới đổi mới được phương pháp dạy học. Và đối với vấn đề này, GV cũng phải học để làm cho tốt, Để đổi mới kiểm tra, đánh giá, phải tạo được động lực đổi mới cho GV. Muốn vậy, phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục về phương hướng và những việc cần làm một cách thông suốt từ trên xuống dưới, không để GV phải “đơn độc” trong việc đổi mới. Đồng thời, phải có sự hỗ trợ thường xuyên của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thăm lớp và cùng rút kinh nghiệm. Một khâu cũng không kém phần quan trọng là cần tổ chức phong trào thi đua và có chính sách khen thưởng nhằm động viên kịp thời, nhân rộng những tấm gương đã tích cực đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh thành công và đạt hiệu quả”.
	 IV. Các loại hình bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh Môn Tiếng Anh 
	1. Loại hình bài tập dùng cho bài kiểm tra nghe 
	Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra nghe, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra kĩ năng nghe hiểu của học sinh. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra nghe gồm:
 . Nghe đoạn văn, đoạn hội thoại và trả lời các câu hỏi   
.  Nghe đoạn văn, đoạn hội thoại và sắp xếp trật tự các câu cho sẵn     
.  Nghe đoạn văn, đoạn hội thoại và chọn câu đúng/sai   
.    Nghe đoạn văn, đoạn hội thoại và điền thông tin vào bảng 
.      Nghe đoạn văn, đoạn hội thoại và điền từ/ thông tin còn thiếu vào ô trống/chỗ trống trong câu.
.    Nghe đoạn văn, đoạn hội thoại và ghi ý chính 
	Khi soạn bài tập dùng cho bài kiểm tra nghe, cần lưu ý: 
        Bài nghe là một đoạn văn liền ý về một chủ điểm hoặc chủ đề đã được đề cập trong chương trình dạng độc thoại hoặc đối thoại.
 2. Loại hình bài tập dùng cho bài kiểm tra nói 
Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra nói, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra các kĩ năng nói của học sinh. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra nói gồm: 
.      Hội thoại với bạn theo chủ đề 
.      Hội thoại với giáo viên theo chủ đề 
.    Nói theo chủ điểm/chủ đề 
Khi soạn bài tập dùng cho bài kiểm tra, cần lưu ý: 
   .     Bài nói có thể là đối thoại giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh và giáoviên hoặc nói độc thoại của học sinh về một hoặc một vài đơn vị năng lực ngôn ngữ theo chủ điểm hoặc chủ đề do chương trình quy định. 
3. Loại hình bài tập dùng cho bài kiểm tra đọc hiểu 
	Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra đọc hiểu, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra các kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra đọc hiểu gồm: 
·      Đọc đoạn văn, đoạn hội thoại và trả lời câu hỏi 
·      Đọc các câu cho sẵn và sắp xếp chúng thành đoạn hội thoại hợp lí 
·      Đọc đoạn văn, đoạn hội thoại và tìm câu đúng/sai 
·      Đọc và tìm tiêu đề cho mỗi đoạn văn 
·      Đọc đoạn văn, đoạn hội thoại và đặt câu hỏi với từ gợi ý 
·      Đọc đoạn văn, đoạn hội thoại và sắp xếp thứ tự các thông tin 
Khi soạn bài tập dùng cho bài kiểm tra, cần lưu ý: 
·        Bài đọc là một đoạn văn liền ý về một chủ điểm hoặc chủ đề đã được đề cập trong chương trình dạng độc thoại hoặc đối thoại. 
4. Loại hình bài tập dùng cho bài kiểm tra viết 
Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra viết, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra các kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra viết gồm: 
·        Viết đoạn hội thoại có hướng dẫn theo chủ đề 
·      Viết đoạn văn có hướng dẫn theo chủ đề 
·      Viết thư có hướng dẫn theo chủ đề 
·      Hoàn thành biểu bảng, phiếu, ...... 
Khi soạn bài tập dùng cho bài kiểm tra, cần lưu ý: 
·        Bài viết là một đoạn văn liền ý về một chủ điểm hoặc chủ đề do chương trình quy định và cần có gợi ý về tình huống, về kiến thức ngôn ngữ hoặc cả tình huống và kiến thức ngôn ngữ. 
5. Loại hình bài tập dùng cho bài kiểm tra kiến thức ngôn ngữ 
Khi đã xác định được cấu trúc bài kiểm tra, giáo viên có thể chọn các bài tập thích hợp để kiểm tra các kĩ năng về kiến thức ngôn ngữ. Các loại hình bài tập dùng cho kiểm tra kiến thức ngôn ngữ gồm: 
·      Hoàn thành câu/đoạn văn/đoạn hội thoại bằng cách chọn và điền các từ cho sẵn vào các chỗ trống. 
·      Chọn trong số các từ cho sẵn (A, B, C, D) điền vào chỗ trống trong câu/đoạn văn cho phù hợp 
·    Hoàn thành đoạn văn/đoạn hội thoại dạng chừa trống 
·    Cho từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh 
·    Sửa đổi câu (câu sai, câu thiếu) 
   Chuyển đổi/Lắp ghép câu 
    Chia động từ cho phù hợp trong câu/đoạn văn 
	       Viết dạng đúng của từ trong ngoặc 
	V. Kết luận
 	Đổi mới trong kiểm tra đánh giá là công cụ hữu hiệu xác định năng lực nhận thức người học, điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

File đính kèm:

  • docdoi moi(1).doc
Giáo án liên quan