Đề tài Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài

Nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” giúp bản thân tôi nhìn nhận lại cách dạy, phương pháp dạy của mình có phần hạn chế. Học sinh không hứng thú học bài, không phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ dạy Vẽ tranh đề tài. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thay đổi lại cách thức, phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Qua những năm giảng dạy thực tế tại trường tôi. Tôi mạnh dạn đưa ra một chút kinh nghiệm dạy học “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” Tôi đã dùng giải pháp áp dụng các phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện dạy học linh hoạt, bên cạnh đó sử dụng lồng ghép các hoạt động trò chơi, hoạt động thưởng thức âm nhạc. vào dạy học để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học vẽ tranh. Tôi áp dụng thành công, các tiết Vẽ tranh Đề tài đạt hiệu quả cao, học sinh hào hứng vẽ bài phát huy tính tích cực sáng tạo qua các bài học. Tôi thấy đây là giải pháp hiệu quả và đưa ra để đồng nghiệp tham khảo góp ý bổ sung cho đề tài hoàn thiện hơn, để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, chất lượng hơn.

doc29 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5977 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tranh vẽ các bạn học sinh đang quét sân trường)
Hỏi: Hình dáng, điệu bộ của các bạn như thế nào?
(Hình dáng của các bạn sinh động, mỗi bạn một việc, bạn quét sân, bạn hót rác, bạn sách xô …)
Hỏi: Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh này?
 (Hs nêu nhận xét về màu sắc bức tranh, bức tranh vẽ màu hình ảnh chính nổi bật hơn hình ảnh phụ, kết hợp hài hòa 2 gam màu nóng, lạnh và đã biết cách sử dụng độ đậm, nhạt trong bài.)
Khi câu hỏi đưa ra giáo viên cũng muốn nhiều cánh tay giơ lên xung phong trả lời và mong được nhiều em nói đúng, nói hay. Nhưng giáo viên chỉ chú ý đến việc nêu câu hỏi mà không chú ý nghe câu hỏi hoặc việc làm khác thì học sinh không còn hứng thú trả lời, các em sẽ thấy câu hỏi của mình không có giá trị và không  muốn phát biểu nữa và giáo viên phải chú ý đến từng nhận thức của các em để khai thác nội dung bài. Để tình trạng này không bao giờ xảy ra, người thầy phải tôn trọng câu trả lời của học sinh, chăm chú thực sự khi nghe học sinh trả lời và có thái độ với tất cả các câu trả lời dù đúng hay chưa đúng. Không được chê bai hay phản đối câu trả lời của học sinh dù là câu trả lời sai. Bởi khi học sinh trả lời các em đều nghĩ cả thầy cô và các bạn đang chờ đợi ý kiến của mình mà khi trả lời xong cô lại chê thì em đó sẽ xấu hổ với lớp như vậy các em sẽ sợ phát biểu và gây ra kết quả không mong muốn trong giờ học.
VD: Khi vẽ tranh về cảnh biển
- Giáo viên giới thiệu tranh, học sinh quan  sát
 Hỏi: Em hãy cho biết bức tranh vẽ phong cảnh gì?
(Phong cảnh biển)
Hỏi: Trong bức tranh có những hình ảnh gì?
(Tranh có thuyền, núi, mây trời… )
Hỏi: Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
(Hình ảnh chính là thuyền, núi, nước)
 Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh mà học sinh nói tới trong bức tranh. Có như vậy các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng hay chưa đúng. Sau mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên cần chốt và bổ sung cho học sinh nghe.
 * Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh trong thời gian thực hành.
   Trong khi làm bài giáo viên phải nắm vững tâm lý của học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp tác động vào các em tạo ra được không khí cạnh tranh trong học tập (khen bạn vẽ đẹp), kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn trong học tập. Từ một nhóm học sinh khá giáo viên có thể dùng làm hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng lan truyền trong học tập.
* Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh khi đánh giá kết quả học tập của các em.
Khi đánh giá tranh vẽ của các em cần phải dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, từ các khối lớp khác nhau giữa học sinh lớp 1 và lớp học sinh lớp 5.
Không nên áp đạt lấy tiêu chuẩn đánh giá tranh vẽ của người lớn để đánh giá các em. Dựa trên những yếu tố  có thể phân loại và đánh giá đúng với khả năng để khích lệ học sinh học tập là chủ yếu.
Khi đánh giá cần căn cứ vào yêu cầu của bài học, động viên khuyến khích các em có tính sáng tạo. Những em học sinh yếu không nên chê bai quá nhiều với những em chưa đạt mà chỉ nên nhắc nhở, động viên các em bài sau cố gắng vẽ tốt hơn. Như vậy mới tạo ra cho các em sự tìm tòi, hứng thú say mê và thể hiện cái mới sáng tạo trong bài vẽ của mình.
* Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh qua việc nhận xét bài của bạn.
Khi kết thúc giờ học, giáo viên treo tranh của học sinh để học sinh tự nhận xét những bài vẽ tốt, qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của mình còn những bài chưa đẹp các em có thể rút ra kinh nghiệm cho bài học sau.
     3.1.5 .Tổ chức lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp.
 Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy môn mỹ thuật càng yêu cầu vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để tạo hứng thú và phát huy tính sáng tạo của các em trong bài học.
Môn mỹ thuật là một môn học nghệ thuật. Vì vậy giáo viên phải tổ chức sao cho giờ học nhẹ nhàng thoải mái mang tính nghệ thuật và có thể tổ chức bằng nhiều hình thức như lồng ghép trò chơi. Lồng ghép trò chơi không chỉ kích thích các em hoạt động mà còn giúp các em phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo thông qua việc tái tạo nội dung, hình tượng, tiếng kêu, tiếng động …để xây dựng hình ảnh của bài vẽ.
Nhưng khi sử dụng trò chơi giáo viên có thể áp dụng vào từng bài học khác nhau, có bài thì giáo viên cần lồng ghép trò chơi có bài thì không cần.
Giáo viên phải biết lồng ghép đúng tùy từng nội dung của các bài học có thể ở phần mở bài, thực hành hay ở cuối bài học.
VD1: Bài vẽ con vật lớp 2
Giáo viên có thể cho chơi trò chơi ngay ở phần đầu. Cho cả lớp hát bài hát có tên con vật sau đó hỏi trong bài hát có tên những con vật gì. Sau đó giáo viên giới thiệu bài mới. Hoặc có những bài giáo viên có thể cho phần trò chơi dưới cuối bài để củng cố bài.
VD2: Bài vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc cô giáo ( MT2 )
Sau khi nhận xét xong bài của học sinh, cô giáo có thể cho các em chơi trò chơi.Thi tìm hiểu những bài hát nói về mẹ hoặc cô giáo, các bạn nêu tên bài hát và hát một vài câu.Qua trò chơi giúp các em nhận biết và cảm thụ thêm và đây cũng là cách học thoải mái nhẹ nhàng. Các em vừa được học lại vừa chơi trò chơi. Sau khi học xong các em có cảm giác thoải mái, hứng thú, hưng phấn cho môn học sau.
    3.1. 6 Giới thiệu sản phẩm, tranh vẽ, mở triển lãm tranh theo từng chủ đề.
       Sau khi học sinh hoàn thành bài vẽ của mình, học sinh mang sản phẩm lên trưng bầy có thể GV cho HS dán bài lên bảng hoặc trình chiếu trên máy chiếu đa vật thể ( sử dụng khi dạy BGĐT ), tuỳ từng nội bung bài học mà giáo viên có hình thức tổ chức khác nhau. Sau đó giáo viên gọi học sinh nhận xét bài của bạn, đánh giá theo 3 mức độ sau: Hoàn thành tốt: A+, Hoàn thành: A, Chưa hoàn thành: B. Và tìm ra bài mình yêu thích. Qua đó giúp học sinh học tập những kinh nghiệm để vẽ tốt bài vẽ của mình. Những em hoàn thành tốt bài vẽ, giáo viên khen, khuyến khích, tuyên dương các em để vẽ tốt bài sau. Còn những em chưa hoàn thành giáo viên động viên, khích lệ các em cố gắng hoàn thành bài vẽ sau.
3.2. Các bước tiến hành bài giảng Vẽ tranh đề tài đã áp dụng giải pháp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho HS tiểu học. 
Hoạt động Vẽ tranh là hoạt động thực hành, cần tổ chức sao cho thông qua các hoạt động này học sinh hứng thú, chủ động tích cực sáng tạo tham gia và thể hiện hết khả năng của bản thân, sự hướng dẫn của giáo viên là cần thiết nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ và mang nhiều tính động viên khích lệ và gợi ý. Nếu không sẽ làm học sinh mất hứng thú ảnh hưởng không tốt đến kết quả bài vẽ.
Khi dạy tiết Vẽ tranh tôi tiến hành như sau:
3.2.1. Chuẩn bị:
Tôi thiết kế bài giảng, BGĐT, nghiên cứu kĩ bài dạy trước khi lên lớp 3 ngày, thiết kế bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu tham khảo thêm các phương pháp dạy trên vô tuyến, băng đĩa hình, sách, báo… Ngoài việc thiết kế bài giảng trước khi lên lớp, tôi chuẩn bị đồ dùng trực quan: Tranh vẽ của học sinh về đề tài liên quan đến bài học, các tranh phải có nét điển hình, đặc biệt có thể giúp giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy ( các bức tranh có 3 loại : Tốt, trung bình và loại chưa tốt ), tranh của giáo viên vẽ hoặc đồ dùng, hình gợi ý cách vẽ, hoặc những dụng cụ cần thiết phục vụ cho bài vẽ ngoài trời, máy chiếu, băng đĩa hình…Tôi dặn học sinh chuẩn bị bài ( sưu tầm tranh ảnh, bài vẽ của học sinh liên quan đến bài vẽ ), đồ dùng học Mĩ thuật.
3.2.2. Tiến hành bài giảng.
Trình tự tiến hành tổ chức tiết dạy phải đầy đủ theo các bước nhất định. Thời gian trong giờ giảng phải được phân phối hợp lý, giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học. Các bước dạy bài Vẽ tranh đề tài (Các hoạt động dạy - học chủ yếu)
 Bài mới:
*Giới thiệu bài.
Tuỳ theo nội dung bài và thực tế lớp học, giáo viên giới thiệu tạo hứng thú học tập Mĩ thuật cho học sinh nêu yêu cầu của bài học.
Ví dụ 1 : Bài 3 - Vẽ tranh Đề tài các con vật quen thuộc (Mĩ thuật lớp 4) . Giáo Viên minh hoạ nhanh hình các con vật trên bảng (hoặc dán mô hình các con vật vẽ sẵn). Hỏi học sinh.
+ Đây là những con vật gì? Hãy kể tên những con vật đó? Chúng có quen thuộc với em không?
- Các em có thích vẽ một trong số những con vật đó không? 
- Hôm nay cô sẽ dạy chúng ta vẽ đề tài con vật quen thuộc.
Giáo viên viết bài học lên bảng. 
Cách khác giới thiệu bài này : Giáo viên cùng học sinh chơi trò chơi đoán con vật qua tiếng kêu ( giáo viên ghi âm tiếng kêu các con vật hoặc giáo viên giả giọng (khẩu thuật rồi vào bài).
Hoặc giáo viên mở băng hình do giáo viên cóp từ chương trình thế giới động vật (quay các hoạt động các con vật gần gũi, dễ nhận biết) cho học sinh quan sát rồi đoán cả tên các con vật... giáo viên vào bài.
Ví dụ 2 : Bài 28 - Vẽ tranh Đề tài : An toàn giao thông (Mĩ thuật lớp 4)
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh di động giống hình rối dẹt ( do giáo viên tự làm ) chơi trò chơi hai bạn Bi và Bống tham gia giao thông trên đường đi học về, nhận xét bạn nào đi đúng và bạn nào đi sai đường.
+ Bạn nào đi đúng đường? Tại sao em biết?
+ Bạn nào đi sai đường? Vì sao?
- Quan sát các bạn đi trên đường xảy ra điều gì (Giáo viên di động hình các nhân vật) Bi đi trên vỉa hè rất an toàn còn Bống đi dưới lòng đường không để ý, xe ô tô lao tới.
+ Bạn Bống xảy ra điều gì?(Giáo viên diễn tả hành động Bống bị ô tô đâm vào và ngã ra sau).
+ Các em học tập bạn nào ?
Hôm nay, các em có thích tham gia giao thông cùng bạn Bi và bạn Bống qua bài Vẽ tranh Đề tài An toàn giao thông không (Giáo viên ghi bảng).
Ví dụ 3 : Bài 34- Vẽ tranh Đề tài phong cảnh (Mĩ thuật lớp 2). Giáo viên cho học sinh xem băng đĩa hình quay một số phong cảnh thiên đẹp và một số danh lam thắng cảnh hỏi học sinh .
- Đây là những cảnh đẹp gì ?
Những cảnh đẹp đó được vẽ lại, gọi là tranh phong cảnh. Em có thích vẽ một bức tranh phong cảnh đẹp không? Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
Ví dụ 4 : Bài 23 - Vẽ tranh Đề tài Mẹ hoặc Cô giáo (Mĩ thuật lớp 2). Giáo viên đọc bài thơ Mẹ và Cô của nhà thơ Trần Quốc Toản

File đính kèm:

  • docSKKN(2).doc
Giáo án liên quan