Đề tài Tăng cường thực hành trong dạy học sinh học
Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế của đất nước nhà trường phải đổi mới mục tiêu đào tạo phải có nhân cách tích cực, tự lực, năng động và sáng tạo mơí có thể mau chóng thích ứng với những đổi thay của khoa học và công nghệ.
Việc dạy học các môn học phải góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đó. Tăng cường thực hành đối với các môn học khoa học thực nghiệm trong đó sinh học phải được coi là một trong những phương pháp đổi mới dạy học. Do đó cần phải tăng cường thực hành bằng cách nào? Và mở rộng phạm vi của công tác thực hành trong dạy học sinh học phải được thực hiện ra sao?
ïo đó. Tăng cường thực hành đối với các môn học khoa học thực nghiệm trong đó sinh học phải được coi là một trong những phương pháp đổi mới dạy học. Do đó cần phải tăng cường thực hành bằng cách nào? Và mở rộng phạm vi của công tác thực hành trong dạy học sinh học phải được thực hiện ra sao? 2.Mục đích nghiên cứu: Đã coi trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì đương nhiên phải phát huy tính tích cực học tập của người học. Với phương pháo dạy học hiện nay, đối với tất cả các môn học bắt buộc phải sử dụng thí nghiệm thực hành như là một minh hoạ cho lời trình bày của Giáo viên, tạo thuận lợi cho sự tiếp thu của học sinh tại lớp một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà không gò ép kiến thức hoặc xem kiến thức đã có sẵn ở sách giáo khoa. Thí nghiệm thực hành được sử dụng như là một thông tin dẫn đến tri thức mới. Chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, hoà nhập và góp phần phát triển cộng đồng. Khi sử dụng thí nghiệm thực hành rất dễ thu hút học sinh , nhiều khi học sinh yêu thích môn học đó chỉ vì giáo viên luôn sử dụng thí nghiệm thực hành phong phú. Nếu giáo viên nhiệt tình biết chắc lọc kiến thức bằng thí nghiệm thực hành có thể áp dụng vào công nghệ sinh học hiện đại thì chúng ta sẽ thấy tự tin hơn sau mỗi tiết dạy. Việc sử dụng các phương tiện dạy học thí nghiệm thực hành theo hướng tích cực hoá hoạt động là bản chất của quá trình nhận thức. Trong Điều 10.2 của quyết định số 41 / 2000/ QĐ/ BGD – ĐT có nêu “ Thiết bị giáo dục phải sự dụng có hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục” . Vì vậy trong quá trình dạy học quan hệ giữa mục tiêu giáo dục, phương pháp giảng dạy và các phương tiện thiết bị là mối quan hệ hữu cơ có tác động qua lại với nhau. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS Phạm vi nghiên cứu: Học sinh Trường THCS Đinh Tiên Hoàng nói riêng và HS vùng nông thôn nói chung. Nhiệm vụ nghiên cứu: Phải xác định được nhiệm vụ dạy học ở trường Phổ thông là: + Cung cấp cho thế hệ trẻ một nền học vấn cơ bản để phù hợp với mục tiêu đào tạo và thực tế của nước nhà hiện nay. + Nghiên cứu phương pháp dạy học tốt môn Sinh học là xây dựng và cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực: Giáo viên là người định hướng, gợi mở, học sinh là người tích cực chủ động tìm ra kiến thức . Phương pháp nghiên cứu. Điều tra viết: dùng để thu thập các thông tin từ phía học sinh về những tâm tư, nguyện vọng mà học sinh không thể không thể bộc bạch trước Giáo viên. Mục đích khảo sát được xác định trước và thể hiện trong phiếu câu hỏi. Phỏng vấn: Giúp thu thập thông tin từ những học sinh ta có thể tiếp xúc trực tiếp. Để làm tốt điều này Giáo viên phải biết tạo sự cởi mở khi trò chuyện và linh hoạt chuyển hướng các chủ đề sao cho tự nhiên mà vẫn đạt được mục tiêu cuộc phỏng vấn. Theo dõi học sinh trong lớp mình đã dạy theo trình tự thời gian, phát hiện những biến đổi về số lượng, chất lượng gây ra do tác dụng giáo dục. Trắc nghiệm: là phương pháp kiểm tra kiến thức của học sinh một cách khách quan, giáo viên có thể ra nhiều câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau để học sinh tự đánh giá sức học của mình. Từ đó ta tự tin hơn vận dụng phương pháp mình đang nghiên cứu vào hoạt động giảng dạy. Nội dung đề tài: Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: 1. Cơ sở pháp lý - Cơ sở pháp lý của luật GD nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005 - Nghị quyết Ban Chấp Hành TW Đảng lần thứ IV khoá VII - Nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ II khoá VIII - Nghị quyết BCH TW Đảng lần thứ VI khoá IX - Chương trình THCS các môn vật lý, hoá học, sinh học - Quyết định số 03/2002/QD-BGD&ĐT - Nghị quyết 40/2000 Quốc hội khoá X - Luật GD 2005 - Chỉ thị số 14/2004/TTg - Chỉ thị số 40/2004 của BGD&ĐT 2. Cơ sở lý luận: Trong các hoạt động thực hành sinh học tính chủ động độc lập, tính tích cực tự lực của các em được nâng lên ở mức độ cao, tri thức tự các em dành được của bản thân các em mà không phải tiếp nhận một cách thụ động. Tư duy của các em được mài giũa, được phát triển trong khi quan sát, tìm tòi, độc lập, với trí tò mò khoa học có thể nảy sinh ở các em những thắc mắc, những suy nghĩ sáng tạo đôi khi có cả tìm tòi phát hiện mới trong lúc tiến hành hoạt động độc lập, đồng thời các em được GD về phẩm chất, đạo đức của con người mới ( Tính kiên trì, bền bỉ trong hoạt động học tập, tính trung thưc, tính chính xác khoa học, tính kế hoạch, tính tổ chức kỷ luật trong học tập, sự ngăn nắp, lòng say mơ nuôi dưỡng những hoài bão, ước mơ đi vào khoa học xây dựng được tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể trong lúc cùng hoạt động. 3.Cơ sở thực tiễn: Vì vậy tăng cường thực hành trong dạy học sinh học có tác dụng góp phần GD và rèn luyện con người toàn diện, đáp ứg được yêu cầu của xã hội. Chuẩn bị cho các em thực sự trở thành những con người lao động có văn hoá sau này dễ có khả năng thích ứng cao trong hoàn cảnh khoa học, kỷ thuật tiên tiến và thường xuyên đổi mơí. Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu : Khái quát địa bàn nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là HS THCS năm học: 2006 – 2007 của Trường THCS Đinh Tiên Hoàng 2. Thực trạng của đề tài: Một mặt yếu lâu nay của GV sinh học nói riêng và tất cả các GV bộ môn ở địa bàn nông thôn nói chung. Thực tiễn dạt học bộ môn cho thấy nhiều bài thực hành quy định trong chương trình không được thực hiện một cách nghiêm túc, phần do thiếu phương tiện thiết bị chưa có phòng bộ môn, khó khăn về kinh phí, phần do các cấp quản lý cũng chưa quan tâm chỉ đạo sát về việc thực hiện chương trình các tiết thực hành theo quy định. 3.Nguyên nhân của thực trạng: Nguyên nhân cơ bản là thuộc về GV bộ môn chưa thật nhiệt tình, chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của thực hành trong dạy học sinh học, để có ý thức đầy đủ và tự giác, cố gắng thực hành trong dạy học trước mọi khó khăn khách quan và chủ quan còn bằng lòng với việc dạy theo phương pháp cũ lâu nay. Chương III. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài: 1. Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong các tiết dạy này, GV tổ chức hướng dẫn HS trực tiếp quan sát các thí nghiệm hoặc do chính các em tiến hành, hoặc do GV biểu diễn từ đó mà lĩnh hội được các kiến thức mới. Ơû đây các đối tượng quan sát, thí nghiệm chính là nhuồn chủ yếu dẫn tới kiến thức mới thông qua hoạt động tư duy tích cực của HS tạo điều kiện để con em tự tìm hiểu các cấu trúc trong mối quan hệ với chức năng tìm ra bản chất của các hiện tượng cùng nghiên nhân gây ra các hiện tượng đó, trên cơ sở so sánh kết quả thí nghiệm và đối chứng. 2. Các giải pháp chủ yếu: Hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của thực hành thí nghiệm trong dạy học các bộ môn thực nghiệm trong đó có sinh học cần tăng cường sử dụng phương pháp thực hành quan sát thí nghiệm trong các bài học khi nghiên cứu bài mới, vừa thể hện rõ sắc thái của một môn học thwcj nghiệm vừa góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên tuỳ điều kiện cơ sở vật chất của nhà trưởng thời gian của tiết học định bố trí, trình độ của HS mà cho HS tiến hành hay GV biểu diễn các đối tượng hoặc hiện tượng cần quan sát. Điều quan trọng là phải hướng dẫn HS quan sát để tự rút ra kết luận tìm ra các kiến thức cần lĩnh hội bằng một hệ thống câu hỏi có tính chất định hướng, sự quan sát của HS. Trong trường hợp HS yếu, kém không thể tự rút ra kết luận từ việc quan sát, GV mới trình bày các kiến thức, nêu lên các kết luận trước rồi mới minh hoạ bằng thí nghiêm, dĩ nhiên trong trường hợp này hiệu quả mà thí nghiệm mang lại sẽ hạn chế nhiều, đặc biệt là sự hạn chế phát triển tư duy của HS. 3. Tổ chức triển khai thực hiện: Cần mở rộng phạm vi của công tác thực hành ra ngoài tiết học dưới dạng bài tập thực hành ngoài giờ: Loại bài tập thực hành này được giao cho nhóm HS khá ,giỏi hoặc yêu thích bộ môn tiến hành trước nhằm chuẩn bị cho tiết học tới hoặc tiến hành sau bài học nhằm vận dụng những kiến thức đã học. HS trong khi tiến hành phải ghi chép những kết quả theo dõi những diễn biến trong thí nghiệm và chuẩn bị thông báo kết quả trước toàn lớp hoặc cung cấp các dẫn chứng cần thiết trong tiến trình của tiết học ngoài hiệu quả đối với bản thân HS được tham gia trực tiếp. Kết luận và kiến nghị: Kết luận: Trên đây là một số kinh nghiệm trong dạy học sinh học của bản thân, chắc sẽ còn nhiều hạn chế mà bản thân chưa nhận thấy hết, mong các đồng nghiệp góp ý để chuyên đề hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, phải nói rằng nếu nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của thực hành trong dạy học thì thầy cô giáo sẽ có những suy nghĩ sáng tạo để khắc phục những khó khăn nảy sinh trong thực tiễn nhà trường, chỉ cần có lòng nhi
File đính kèm:
- nang cao hieu qua su dung mo hinh.doc