Đề tài: Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ

Trong các môn học ở trường phổ thông, môn Hóa học giữ một vai trò khá quan trọng. Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, nó nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất này thành chất khác.

Đối tượng nghiên cứu của hóa học là các chất, những quy luật biến đổi chất này thành chất khác và những biện pháp điều khiển sự biến đổi đó nhằm khắc phục đời sống con người và tiến bộ xã hội.

Với bộ môn Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, đồng thời nó vừa mới mẻ vừa trừu tượng đối với học sinh. Vì vậy, khi hình thành khái niệm hóa học cần phải chú ý triệt để sử dụng nguyên tắc trực quan. Nếu được tận mắt quan sát các chất, sự biến đổi của các chất thì học sinh sẽ nhanh chóng tiếp thu và nhớ lâu. Các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành đều gây hứng thú cho học sinh.

 

doc34 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài: Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến thức.
Cải thiện việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
Gắn việc dạy học và nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).
Phương tiện dạy học
Khái niệm phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học trên lớp là những đối tượng, đồ vật, vật chất tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng tạo điều kiện, hỗ trợ, chuyển tải các hoạt động, quan hệ của giáo viên và người học trên lớp, làm công cụ phục vụ các nhiệm vụ giảng dạy và học tập, thể hiện một cách vật chất những ảnh hưởng sư phạm của nội dung học vấn, của các hoạt động giáo dục và các hoạt động của người học, của phương pháp và biện pháp của người học, của các quan hệ sư phạm trên lớp theo những tư tưởng và cách thức nhất định, để những hoạt động này tác động đến người học và hoạt động của họ. 
Phân loại phương tiện dạy học
Dựa theo tính chất công nghệ của quá trình chế tạo và vận hành chúng, Tiến sĩ Đặng Thành Hưng chia làm hai nhóm :
Các loại phương tiện thông thường
Các loại phương tiện này thường có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo có tính năng kĩ thuật không phức tạp, được tạo ra trực tiếp hay tương đối trực tiếp trong lĩnh vực giáo dục. Gồm các kiểu sau : 
Các vật tự nhiên, vật thật, các đối tượng tuy không có nguồn gốc tự nhiên nhưng được coi là nguyên mẫu mà không bị thay đổi gì cả khi đưa vào dạy học. Ví dụ : các mẫu đá, quặng, mẫu kim loại,  
Ngôn ngữ, đặc biệt là lời nói và các nghi thức của lời nói.
Các hành vi giao tiếp và biểu đạt không lời : cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt, phong cách, 
Các phương tiện làm công cụ giảng dạy và học tập : 
Dụng cụ dùng chung : bảng, phấn, giấy bút, bàn thí nghiệm, 
Dụng cụ cá nhân.
Các phương tiện làm tài liệu giáo khoa kiểu : 
Tài liệu in : các loại sách
Tài liệu và tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, 
Các loại phương tiện kĩ thuật
Các phương tiện này được chế tạo bởi các ngành công nghiệp có tính chất chuyên nghiệp, có cấu tạo vật liệu và tính năng kĩ thuật phức tạp.
Các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn và tổ hợp nghe nhìn, gồm các kiểu sau : 
Máy và băng, đĩa ghi âm, các thiết bị phát âm, . Chúng tác động vào thính giác của người học – chỉ nhìn bằng mắt.
Các thiết bị quan sát, máy chiếu và hình vẽ,  Chúng tác động vào thị giác và tri giác thị giác của người học – chỉ nhìn hay quan sát bằng mắt.
Máy và băng, đĩa hình, các loại phim : phim giáo khoa, phim tài liệu, phim hoạt hình, các chương trình truyền hình Chúng tác động đồng thời vào thị giác và tri giác thị giác, thính giác và tri giác thính giác. Đây là một trong những tổ hợp nghe – nhìn, cho phép vừa nghe vừa nhìn.
Các công cụ, thiết bị, máy móc kĩ thuật thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
Các phương tiện tương tác mạnh có tính năng sư phạm chung, không bó hẹp ở từng môn học, đa chức năng, đó là máy tính điện tử, các phần mềm dạy học trên máy vi tính, các phần mềm sử dụng trên mạng và bản thân các kiểu mạng truyền thông giáo dục, chúng tạo nên công nghệ tương tác đa phương tiện.
Khái quát về phần mềm Microsoft Powerpoint 
Tác dụng của phần mềm
Microsoft Powerpoint là một phần mềm trong bộ Microsoft Office được sử dụng để trình bày về mặt hình thức một vấn đề. Nó là một công cụ có tính chuyên nghiệp để diễn đạt các ý tưởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng với âm thanh một cách sống động. 
Ưu điểm của phần mềm
Dễ sử dụng đối với người bắt đầu dùng và rất dể sử dụng với người đã sử dụng Winword, Excel vì có cùng các thao tác 
Thực hiện các hiệu ứng hoạt hình nhanh chóng, sinh động một cách đơn giản không cần tới kiến thức lập trình.
Kích thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển.
Kết hợp được với phần mềm đồ họa.
Trình bày trực tiếp bằng máy chiếu hoặc in ra các trang slide và sử dụng máy đèn chiếu (Overhead) để chiếu từng trang slide lên bảng, lên tường.
Khắc phục được khó khăn của giáo viên khi biểu diễn thí nghiệm trực tiếp (như dụng cụ, hóa chất, thời gian, ...)
Thí nghiệm có thể chiếu đi chiếu lại cho học sinh quan sát, thậm chí học sinh có thể copy bài về nhà nghiên cứu.
Lưu ý khi sử dụng phần mềm
Khi sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng hóa học, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau :
Không phải với loại bài nào cũng dạy hay trên giáo án điện tử, lựa chọn loại bài nào phù hợp chuẩn bị cho tiết giảng bằng giáo án điện tử sao cho học sinh có thể tiếp nhận và hệ thống kiến thức một cách tối ưu.
Lựa chọn hình thức học tập phù hợp cho tiết giảng bằng giáo án điện tử. Hình thức học tập của học sinh cần được định trước khi giáo viên bắt tay vào soạn giáo án điện tử.
Luôn nhớ đến mục đích chính, trọng tâm cần đạt được.
Không lạm dụng nhiều kĩ xảo.
Nội dung trình bày thật tinh giản : không quá nhiều dòng trong một slide, không quá nhiều chữ trong một dòng.
Chú ý chọn màu chữ, phông nền thích hợp không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng của phòng học.
Chỉ thay đổi phông nền, màu sắc của slide khi thật cần thiết (thay đổi chủ đề).
Đây chỉ là phần mềm hỗ trợ dạy học, chúng ta không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều cần phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác để việc dạy và học đạt kết quả cao hơn.
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Một số chia sẽ của Giáo viên THPT, TT GDTX về việc dạy học trong các giờ thực hành 
Giáo viên Nguyễn Ngọc Diệp – TT GDTX huyện Thuận An, thầy không dạy các bài thực hành, thay vào các bài đó là những bài luyện tập. Lý do thầy đưa ra là cơ sở vật chất đang trong giai đoạn hoàn thiện nên chưa đủ điều kiện để dạy các bài thực hành.
Giáo viên Hồ Ngọc Nga – TT GDTX huyện Bến Cất cho biết, cô cũng không dạy các bài thực hành và thay vào đó là những tiết luyện tập hoặc sữa bài tập cho học viên. Lý do khiến cô không thực hiện được các bài thực hành là phòng thí nghiệm không có, hóa chất đưa về thì được xếp vào trong một nhà kho cũ kĩ, đầy bụi bặm, mọi thứ được xếp rất lộn xộn, cô cũng rất muốn làm vài thí nghiệm mẫu cho học viên quan sát nhưng khâu chuẩn bị tốn nhiều thời gian và không có nhân viên hỗ trợ.
Giáo viên Nguyễn Thị Duyên – Trường THPT Bình An cung cấp, cô không dạy các bài thực hành vì phòng thí nghiệm không có, thỉnh thoảng cô có chuẩn bị một vài thí nghiệm đơn giản biểu diễn trên lớp cho học sinh quan sát, tuy nhiên nó mang tính chất hình thức vì lớp học đông, không gian phòng học lớn, khó mà quan sát thấy các hiện tượng thí nghiệm của cô biểu diễn. Thay vào các giờ thực hành là những giờ luyện tập kĩ năng giải bài toán.
Giáo viên Nguyễn Ngọc Lợi – Trường THPT Võ Minh Đức, thầy có dạy các tiết thực hành nhưng thầy không dạy theo phân phối chương trình mà gom các bài lại dạy vào một buổi ở mỗi học kì. Lý do thầy đưa ra là nhà trường không có phòng thí nghiệm, dùng phòng học cũ làm thí nghiệm, chuẩn bị tốn rất nhiều thời gian. Các giờ thực hành của thầy khá thành công, học sinh cảm thấy rất vui, thích thú khi phát hiện ra được những điều mới lạ,...Tuy nhiên, thầy cũng chỉ tổ chức cho học sinh làm các thí nghiệm đơn giản, còn những thí nghiệm phức tạp, hóa chất độc hại, dụng cụ thí nghiệm thiếu thì bỏ qua.
Bản thân tôi, năm ngoái không có phòng thí nghiệm nên tôi dạy chay : tức là mô phỏng thí nghiệm bằng những hình vẽ trên bảng, hoặc thay các giờ thực hành đó bằng các giờ ôn tập, tuy nhiên không gây được hứng thú lắm đối với các học viên. Năm nay, cơ sở vật chất đầy đủ, có nhân viên phòng thí nghiệm hỗ trợ nên tôi đã tổ chức dạy thực hành khá tốt, các buổi thực hành đầu, tôi thấy các học viên của mình còn lúng túng khi thao tác thí nghiệm, chưa nắm được những nội quy và những nguyên tắt cần thiết khi xuống phòng thí nghiệm. Công thêm những điều mà tôi phát hiện ra khi công tác ở Trường Tư Thục Trương Vĩnh Ký là mặc dù học sinh đã quen với việc thực hành, thao tác thực hành, nhưng có vẻ các em chưa chuẩn bị bài tốt khí xuống phòng thí nghiệm, một số thí nghiệm tạo ra khí độc, mùi khó chịu là các em kéo nhau bỏ chạy ra khỏi phòng thí nghiệm làm cho tiết học thực hành dang dở. Tôi luôn băn khoăn trăn trở và tự hỏi tại sao mình không ứng dụng phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ cho tiết dạy thực hành của mình đạt kết quả tốt hơn. 
Những khó khăn và thuận lợi khi dạy các tiết thực hành hóa học 10 ban cơ bản
Thuận lợi
Học sinh ở độ tuổi này đã hình thành một số tính cách cần thiết khi vào phòng thí nghiệm như tính cẩn thận, tiết kiệm, gọn gàng, sạch sẽ, 
Một phần do tính tò mò, hiếu kì nên các em học sinh đều rất thích học tiết học thực hành.
Ở một số trường đã trang bị được phòng thí nghiệm nên có thể dạy học sinh học thực hành trực tiếp trong phòng thí nghiệm.
Hầu hết các trường đều được trang bị phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm và hóa chất, hỗ trợ đắc lực cho tiết học thực hành.
Khó khăn
Đa số học sinh không chuẩn bị bài hoặc chuẩn bị rất sơ xài trước khi học thực hành.
Một số trường không có phòng thí nghiệm, hay phòng thí nghiệm được xây dựng không đúng với yêu cầu của phòng thí nghiệm nên giáo viên khó tổ chức cho học sinh học thực hành.
Mặc dù có những trường đủ điều kiện để dạy các tiết thực hành nhưng những thí nghiệm khó, hóa chất độc hại vẫn gây trở ngại cho việc dạy thực hành.
Một số dụng cụ bị bể, hư hao, hóa chất để lâu ngày nên đã biến chất nên khi thực hành không cho kết quả như ý
Thực hiện thiết kế giáo án các bài thực hành hóa học 10 THPT ban cơ bản bằng sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint
Mục tiêu chung của các bài thực hành hóa học 10 THPT ban cơ bản
Chứng minh tính khử của kim loại, tính oxi hóa của phi kim và một số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Giới thiệu cho học sinh nguyên tắc chung của việc điều chế một số chất như khí clo, khí oxi, khí hidroclorua
Cho học sinh quan sát màu của một số chất.
Chứng minh tính háo nước của axit sunfuric, và tính oxi mạnh của nó, 
Tiêu chí chung khi soạn các bài giáo án thực hành
Dẫn dắt học sinh vào tiết học thực hành một cách nhẹ nhàng và bất ngờ.
Sử dụng hệ thống các câu hỏi để học sinh hiểu rõ vấn đề và tiếp thu bài tốt hơn.
Hướng dẫn, gợi mở để học sinh có thể tự phát hiện vấn đề.
Hình thức học tập: 
GV

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem.doc