Đề tài Sử dụng máy vi tính ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn kỹ thuật công nghệ (công nghệ) tại trường thpt

 Công nghệ thông tin là một phát minh lớn nhất của loài người cho đến ngày nay. Công nghệ thông tin đang là một xu thế mà cả nhân loại đang cố gắng để tiếp cận và khai thác tất cả các ứng dụng để phục vụ tốt nhất nhu cầu về mọi mặt của con người.

 Theo quan điểm của Đại hội Đảng IX.“ Giáo dục phải đi trước một bước so với sự phát triển của Xã hội” Hay nói cách khác Giáo dục phải đi trước đón đầu sự phát triển của Xã hội. Vì vậy vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin ngày nay trong viêc giảng dạy trong nhà trường là một vấn đề vô cùng cần thiết và không thể chậm trễ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sử dụng máy vi tính ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn kỹ thuật công nghệ (công nghệ) tại trường thpt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp ứng nhu cầu ngày một cao. 
1.5.3. Tính tổng hợp, tích hợp.
	Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ môn học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp. Do đó kiến thức mang tính phổ thông, chìa khoá làm cơ sở cho nội dung kỹ thuật sau này.
	Tính tích hợp ở đây được hiểu với nghĩa là một mặt của quá trình phát triển, là sự thống nhất các phần tử khác nhau trong một chỉnh thể thống nhất; kết qủa của quá trình đó là sự ra đời của một hệ thống mới mà trong đó các phần tử liên hệ chặt chẽ với nhau hơn và bản thân thuộc tính của các phần tử cũng thay đổi. Môn KTCN mang tính tích hợp vì nó là một môn học ứng dụng hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều môn khoa học khác nhau: toán học, vật lý, hoá học, kinh tế học, xã hội học, nhưng lại liên quan thống nhất chặt chẽ với nhau để phản ánh những đối tượng kỹ thuật cụ thể.
1.6. Phương pháp dạy học KTCN ở trường phổ thông.
Dạy học KTCN ở trường phổ thông là việc vận dụng hài hoà các phương pháp dạy học, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất cho mục đích cuối cùng là học sinh có thể chiếm lĩnh, linh hội tri thức một cách nhanh nhất và có kết quả nhất. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp phù hợp trong những điều kiện hoàn cảnh dạy học cụ thể là một vấn đề mà người giáo viên luôn cần phải suy nghĩ và cải tiến không ngừng.
	Một số phương pháp dạy học áp dụng cho môn KTCN đem lại kết quả cao đó là:	+ Phương pháp dạy học trực quan.
	+ Phương pháp dạy học thực hành.
	+ Các phương pháp dạy học hướng đối tượng lấy học sinh làm trung tâm.
2) Khái quát về lý thuyết dạy học hiện đại và những ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn KTCN.
2.1. Khái quát về lý luận dạy học hiện đại ( dạy học lấy HS làm trung tâm).
	Tư tưởng chủ đạo của lý thuyết dạy học hiện đại là dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh là chủ thể chủ động tích cực trong học tập để lĩnh hội tri thức và người thầy đóng vai trò là người sự hướng dẫn quá trình lĩnh hội tri thức đó.
2.1.1. Bản chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
	Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người ta quan tâm trước hết đến việc chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng mục đích, nhu cầu, khả năng, hứng thú và lợi ích học tập của học sinh. Do đó, nội dung dạy học phải được thiết kế theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tế của người học hoặc theo yêu cầu của xã hội đối với người học, nghĩa là chú trọng các kỹ năng thực hành,vận dụng kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra, hướng vào việc chuẩn bị tích cực cho tìm kiếm việc làm. Phương pháp dạy học phải đảm bảo hướng vào, nhu cầu, khả năng, hứng thú của học sinh, tức coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, thông qua thảo luận, thí nghiệm, thực 
hành, hoạt động tập dượt tìm tòi nghiên cứu, quan tâm khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh. Hình thức tổ chức lớp học cũng được thay đổi linh hoạt phù hợp với hoạt động học tập của học sinh do giáo viên tổ chức, hướng dẫn và điều tiết.Vì vậy giáo án phải thiết kế nhiều phương án theo kiểu phân nhánh để giáo viên có thể điều chỉnh liên tục theo tiến trình thảo luận của học sinh. Không khí lớp học linh hoạt, cởi mở về mặt tâm lý. Học sinh và giáo viên cùng thảo luận các khía cạnh của vấn đề. Giáo viên không chỉ trình bày cho học sinh nghe về giải pháp giải quyết vấn đề, mà liên tục tạo ra các tình huống phát triển vấn đề để học sinh thảo luận giải quyết.
 Như vậy, dạy học lấy học sinh làm trung tâm có thể coi là một cách tiếp cận quá trình dạy học, một quan điểm chỉ đạo sự dạy học. Theo quan điểm này, người giáo viên phải vận dụng các phương pháp dạy học khác nhau để phát huy tính tích cực, tự lực và hoạt động sáng tạo của học sinh, đặc biệt là các phương pháp dạy học tính cực. Các phương pháp dạy học tích cực dựa trên cơ sở tâm lý học, cho rằng nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động sáng tạo, thông qua các hành động có ý thức của trẻ.
2.2. So sánh quan điểm dạy học truyền thống (lấy giáo viên làm trung tâm) và quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
2.2.1. Về mục đích dạy học.
Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa hai quan điểm này.Trong dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, người ta quan tâm trước hết đến nhiệm vụ truyền đạt cho hết những kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh phải ghi nhớ và tái hiện lại được.
	Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người ta hướng vào việc chuẩn bị cho học sinh sớm thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, hứng thú và khả năng của học sinh.
2.2.2. Về nội dung dạy học.
Mục đích dạy học khác nhau, nên nội dung dạy học cũng phải có cấu trúc khác nhau
	Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thì chương trình sách giáo khoa biên soạn theo logic nội dung môn học, chú trọng đến các kiến thức lý thuyết, sự phát triển các khái niệm, định luật nguyên lý theo một trình tự nhất định.
	Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người ta chú ý phát triển các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức lý thuyết, bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.
2.2.3. Về phương pháp dạy học.
	Từ mối liên hệ có tính quy luật giữa mục đích, nội dung và phương pháp dạy học sẽ quy định sự khác nhau về phương pháp dạy học giữa hai quan điểm này.
Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình giảng giải cặn kẽ nội dung bài học, thầy nói trò ghi chép và ghi nhớ, đôi khi trả lời một số câu hỏi theo nội dung bài dạy, giáo án được soạn theo trình tự đường thẳng.	
Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên phải coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự hoạt động, tìm tòi, tập dượt nghiên cứu ( tức là dạy phương pháp là chính, dạy phương pháp thông qua nội dung cụ thể của bài học). Giáo viên chú trọng việc vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài học. Do đó giáo án phải soạn theo kiểu phân nhánh, giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học, theo mức độ hoạt động tích cức của học sinh. Giáo án thiết kế theo quan điểm này là một hệ thống các tình huống học tập của học sinh (bao gồm cả việc dự kiến những đề xuất vấn đề mới của học sinh) đi song song với một hệ thống các thao tác và việc làm tương ứng để học sinh thực sự hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Tiến trình bài dạy sẽ không tuân theo các bước lên lớp một cách máy móc, mà giáo viên phải linh hoạt tuân theo lôgic của quá trình học sinh hoạt động chiếm lĩnh tri thức.
2.2.4. Về hình thức tổ chức dạy học.
	Trong hình thức dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, lớp học được tổ chức chủ yếu trong các phòng học cố định.
	Trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, lớp học được tổ chức linh hoạt, có thể trong phòng học, trong phòng thí nghiệm, ngoài trời hay tại địa điểm tham quan nào đó. Học sinh ngồi xung quanh cùng thảo luận, tranh luận về một vấn đề học tập nào đó do giáo viên đưa ra, thậm chí là một vấn đề do chính học sinh đề xuất.
2.2.5. Về vai trò của giáo viên.
	Trong dạy học lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên giữ vị trí trung tâm của lớp học nên hoàn toàn chủ động thực hiện một mạch kế hoạch bài dạy đã được chuẩn bị sẵn, độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh.
	Trong dạy học học sinh làm trung tâm, không phải là hạ thấp vai trò của giáo viên mà trái lại còn yêu cầu cao hơn nhiều. Giáo viên là người đề xướng, gợi mở, hướng dẫn, động viên, có vấn, trọng tài trong các hoạt động học tập tập thể của học sinh, đánh thức năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh. Do đó giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có kiến thức liên môn rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm, biết sử lý, ứng sử một cách tinh tế, đồng thời biết sử dụng các phương tiện dạy học, nhất là phương tiện nghe nhìn một cách thành thạo.
2.3. Một số ưu điểm khi sử dụng máy tính như một công cụ dạy học.
Thứ nhất: Sử dụng máy tính như một công cụ dạy học có thể khai thác được các điểm mạnh của phương tiện này.
+ Khả năng biểu diễn thông tin: Máy vi tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh Tính tích hợp này của máy vi tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu dạy học. Trong môn KTCN việc trực quan hoá các vật thể, máy móc, các qúa 
trình, nguyên lý hoạt động là một việc đặc biệt cần thiết cho việc học tập và lĩnh hội tri thức của học sinh.
+ Khả năng giải quyết một khối thống nhất các quá trình thông tin, giao lưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học có thể ví như một quá trình điều khiển nhận thức của học sinh. Ở đây, với một chương trình phù hợp, máy vi tính hoàn toàn có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao.
+ Tính lặp lại trong dạy học: Sẽ không giống như giáo viên, máy vi tính sẽ không mệt mỏi khi lưu trữ một thông tin nào đó và lặp lại cho học sinh đến mức đạt được mục đích sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể học sinh trong quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cá thể hoá trong quá trình dạy học.
+Khả năng mô hình hoá các đối tượng: Đây chính là khả năng lớn nhất của máy vi tính khi nó có thể mô hình hoá các đối tượng, xây dựng các phương án khác nhau, so sánh chúng từ đó tạo ra phương án tối ưu. Thậy vậy, có nhiều vấn đề hiện tượng không thể truyền tải được bởi các mô hình thông thường, ví dụ như: các quá trình xảy ra trong xilanh của động cơ đốt trong, sự hoạt động của hệ thống điện trên động cơ, nguyên tắc làm việc của bộ chế hoà khí, v.v ở đây máy vi tính hoàn toàn có thể mô phỏng chúng.
+ Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung lượng như hiện nay. Máy vi tính có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép thành lập các ngân hàng dữ liệu. Các máy vi tính có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục bộ. Đặc biệt ngày nay chúng ta đã có 

File đính kèm:

  • docDe tai sang kien kn.doc