Đề tài Sử dụng bản đồ tư duy vào môn hóa học 9 có làm nâng cao kết quả học tập của học sinh không
Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não
trái. Chưa, hoặc sử dụng rất ít các kỹ năng bên não phải, nơi xử lý các thông tin về
nhịp điệu, màu sắc, không gian. Cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể
của cả vấn đề. Qua nghiên cứu cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi
kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc
nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong
tài liệu đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với
nhau.
tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới PPDH một cách có hiệu quả. b) Bản đồ tư duy, vai trò của BĐTD Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm điều mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy, việc sử dụng BĐTD huy động tối đa tiềm năng của bộ não giúp HS học tập một cách tích cực, là biện pháp hỗ trợ đổi mới PPDH một cách có hiệu quả. Việc HS lập BĐTD còn giúp cho các em phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lí, trực quan, dễ hiểu, dễ “đọc”, dễ tiếp thu. Dạy học bằng Bản đồ tư duy (BĐTD) đã được xuất phát từ việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực tiễn để giới thiệu, đưa vào áp dụng ở giáo dục Việt Nam sau khi đã triển khai điểm thành công ở một số địa phương. Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy, Thiết kế trên Powerpoint; Phần mềm vẽ BĐTD. (Vào trang www.download.com.vn gõ ô “tìm kiếm” cụm từ ConceptDraw MINDMAP 5 để tải bản miễn phí Vào trang www.thinkbuzan.com để dùng thử phần mềm có bản quyền Buzans iMindmap) Trước mắt dùng phấn màu vẽ BĐTD lên bảng và sử dụng bút màu vẽ trên giấy, bìa đối với HS Điều quan trọng là GV hướng cho HS có thói quen lập BĐTD trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. 3. Tổ chức dạy học với bản đồ tƣ duy a) Dạy học sinh đọc, hiểu và lập BĐTD Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho HS một số “BĐTD” cùng với sự dẫn dắt của GV để các em làm quen. Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhìn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lôgic của kiến thức Hướng cho HS có thói quen khi tư duy lôgic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 4 - Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ... các nhánh này như “bố mẹ” rồi “con, . Cho HS thực hành vẽ BĐTD trên giấy: Chọn key words- tên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: AXIT, Bazơ NaOH, ... để HS có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con”, “cháu”, “chắt”... theo cách hiểu của các em. Vẽ BĐTD theo nhóm hoặc từng cá nhân b. Sử dụng BĐTD trong dạy học * Đối với đối tượng học sinh: + Học sinh trung bình: - Tập cho HS có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD. - Cho HS tập “đọc hiểu” và tự vẽ BĐTD sau từng bài học. Ban đầu, GV cho các em làm quen với một số BĐTD có sẵn, sau đó tập cho các em vẽ BĐTD từ chủ đề ở vị trí trung tâm rồi tiếp tục đặt câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, ... *Đối với đối tượng học sinh: + Học sinh trung bình: - GV hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của mỗi bài học vào một trang giấy, kẹp đóng thành quyển để dễ ôn tập, xem lại kiến thức *Đối với đối tượng học sinh: + Học sinh khá, giỏi: - Sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm nhiều hướng giải một bài toán, hệ thống hóa kiến thức, ... Việc vẽ BĐTD theo nhóm nên thực hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức mới để cả nhóm tìm chiến lược giải quyết vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện để hệ thống hóa kiến thức một chủ đề, một chương. Sau khi các nhóm “vẽ” xong, đại diện các nhóm hoặc một số thành viên trong nhóm “thuyết trình BĐTD cho cả lớp nghe để thảo luận, góp ý, bổ sung. Khuyến khích HS ôn luyện bài, học ở nhà, hoạt động nhóm ở lớp bằng BĐTD 4. Sử dụng BĐTD trong môn hóa học a) Sử dụng vào việc hình thành kiến thức mới: Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 5 - HS thảo luận nhóm hoặc làm việc độc lập vẽ BĐTD HS thuyết trình trước nhóm, lớp => GV, HS bổ sung điều chỉnh => hình thành kiến thức mới b) Sử dụng ôn tập hệ thống hóa kiến thức: HS hoặc nhóm HD vẽ BĐTD=> trình bày=> chỉnh sửa, bổ sung=> hoàn thiện c) Một số minh họa BĐTD trong bài dạy Lớp 9 chƣơng I: Bài 1. Tính chất hóa học của Oxit Bài 2 : Một số oxit quan trọng( Lƣu huỳnh dioxit) Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 6 - Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4: Một số axit quan trọng Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 7 - Bài 7. Tính chất hóa học của Bazơ Bài 8: Một số bazo quan trọng(Natri hidroxit) Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 8 - Bài 9: Tính chất hóa học của muối Bài 13. Luyện tập chƣơng 1 Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 9 - Chƣơng II - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại Bài 18: Nhôm Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 10 - Bài 19: Sắt Chƣơng III - Bài 25: Tính chất của phi kim *Một số chú ý khi vẽ BĐTD Bắt đầu từ trung tâm, tên chủ đề có thể là tên bài học, tên chương, ... Hình ảnh chọn sát với chủ đề giúp người xem hưng phấn, ấn tượng hơn. Sử dụng màu sắc hợp lý có tác dụng kích thích não Vẽ các nhánh bằng các đường kẻ, đường cong với màu Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 11 - sắc khác nhau, chọn chữ cùng màu với nhánh để dễ phân biệt. Cụm từ, hình ảnh .. được bố trí nằm gần với nhánh Tạo kiểu BĐTD theo sở thích của riêng mình. Nên dùng đường cong thay vì đường thẳng để thu hút người nhìn, tạo cảm giác thoải mái, ấn tượng. Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, hình ảnh và chữ viết rõ. Nên phác thảo bằng bút chì nếu vẽ trên giấy. *Lưu ý đối với GV khi lập BĐTD 1.Bài này có cần sử dụng BĐTD không? 2.Hình ảnh hoặc từ ngữ ở trung tâm đã hợp lí chưa? 3.Cấu trúc BĐTD đã hợp lí chưa? Đã làm nổi bật được nội dung KT chưa? 4.Màu sắc đã hợp lí chưa? 5.Nhìn tổng thể có thu hút được sự chú ý của người đọc không? IV. PHƢƠNG PHÁP: 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi lựa chọn hai lớp 9A và 9B trường THCS Cao Minh vì có nhưng điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng. * Giáo viên: Tôi là người trực tiếp dạy hai lớp này nên rất thuận lợi cho việc dạy thực nghiên các kỹ thuật dạy học tích cực này. * Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau: - Về sĩ số, tỉ lệ giới tính. Cụ thể như sau Bảng 1. Sĩ số, giới tính. Lớp Sĩ số Nam Nữ 9A 37 24 13 9B 37 23 14 - Về ý thức học tập của cả hai lớp chưa thật tích cực, chủ động. - Về thành tích học tập ở năm học trước: Hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các bộ môn. - Đặc biệt hơn đầu mỗi năm học ban giám hiệu trường tôi thực hiện chia lại lớp theo nguyên tắc số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình, số HS cá biệt trên mỗi lớp là như nhau. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao khoán chất lượng. 2. Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 9B là lớp thực nghiệm, lớp 9A là lớp đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra KSCL đầu năm do nhà trường tổ chức làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điển trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 12 - đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm trứng để xác định nhóm tƣơng đƣơng. P = 0,47 > 0,05, Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm không có ý nghĩa, hai nhóm coi là tương đương . Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu. Nhóm KT trƣớc tác TĐ Tác động KT sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng bản đồ tư duy O3 Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng ban đồ tư duy O4 3. Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị của giáo viên: - Trong quá trình soạn giáo án lựa chọn kỹ thuật dạy học phù hợp với nội dung kiến thức của từng phần . - Đầu năm học giới thiệu cho học sinh các kỹ thuật học có sử dụng bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh cách làm. * Tiến hành dạy thực nghiệm : - Tôi tiến hành sử dụng các kỹ thuật dạy học có sử dụng bản đồ tư duy ở lớp thực nghiệm một cách thường xuyên. - Còn ở lớp đối chứng tối tuyệt đối không sử dụng các kỹ thuật dạy học có sử dụng bản đồ tư duy 4. Đo lƣờng Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra KSCL đầu năm do nhà trường tổ chức, đề của nhóm bộ môn. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra hết học kì I do nhà trường tổ chức coi. ( Nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục) V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 1. Phân tích dữ liệu. Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,03 6,05 P - ttest 0,47 Sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết dạy Hóa học 9 Người thực hiện : Phạm Công Hòa - Trường THCS- Cao Minh - 13 - Đối chứng Thực nghiệm Điểm TB 5,9 6,51 Độ lệch chuẩn 1,39 1,26 Giá trị P T-test 0,024 Chênh lêch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,45 Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T – test cho kết quả p = 0,024 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực ngh
File đính kèm:
- NCKHSPUD Hoa9 Ban Do Tu Duy.pdf