Đề tài Sáng kiến và giải pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Nâng cao chất lượng trong Giờ dạy Trẻ làm quen Với môi trường xung quanh

Chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non gồm các môn học và nhiều hoạt động. Nhưng mỗi môn học và mỗi hoạt động đều có tác dụng giúp trẻ phát triển về các mặt Đức- Trí- Thể- Mỹ. Tuổi mầm non là tuổi thích khám phá thích tò mò và ham muốn được giao tiếp, câu hỏi “ tại sao” thường được trẻ kết nối lần lượt đó chính là một phần của sự phát triển vốn từ và cách tìm hiểu về môi trường xung quanh của trẻ

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến và giải pháp Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Nâng cao chất lượng trong Giờ dạy Trẻ làm quen Với môi trường xung quanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í Hiệu Trưởng nhà trường.
- Được sự tham gia nhiệt tình của toàn thể các đồng chí cán bộ giáo viên.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương, hội cha mẹ các cháu cùng kết hợp chăm sóc con em mình.
2. Khó khăn: 
- Nhà trường có 5 nhóm trẻ và 9 lớp mẫu giáo nằm rải rác ở các thôn xóm 
- Số trẻ đến trường phần đa là chưa biết nói tiếng phổ thông. 
- Đồ dùng dạy học tìm hiểu về môi trường xung quanh còn ít, không hấp dẫn sinh động ảnh hưởng sự thu hút chú ý của trẻ.
- Khả năng tiếp thu kiến thức tìm hiểu về MTXQ không đồng đều trên trẻ. 
- Trình độ chuyên môn của độ ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy còn nhiều hạn chế.
Phần II
Nội dung:
Cơ sở khoa học:
 - Để nâng cao chất lượng dạy trẻ LQMTXQ trước hết:
+ Giáo viên cần nhận rõ được nhiệm vụ của mình đối với việc hướng dẫn trẻ LQMTXQ.
+ Giáo viên cần xác định được mục đích - yêu cầu của nội dung và phương pháp dạy trẻ LQMTXQ với từng chủ đề chủ điểm cụ thể từng loại tiết, bài dạy,phù hợp với từng đối tượng.
+ Giáo viên phải biết cách tích hợp để dạy trẻ ngoài giờ luyện tập có chủ đích còn phải biết chủ động kết hợp dạy ở mọi lúc mọi nơi, các giờ hoạt động khác.
+ Giáo viên cần biết được đặc điểm tâm lý, sự nhận thức của từng trẻ trong lớp.
+ Giáo viên cần tìm ra cách giải pháp tốt nhất và đổi mới hình thức tổ chức tiết dạy.
2. Cơ sở thực tiễn
 Làm công tác quản lý phụ trách về chuyên môn Tôi nhận thấy công tác tổ chức chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy trẻ các môn học cho giáo viên trong trường có tác dụng tích cực đối với công tác giảng dạy và công tác chỉ đạo về chuyên môn, nhất là môn dạy trẻ LQMTXQ.
 Qua khảo sát đầu kỳ môn dạy trẻ LQMTXQ kết quả cho thấy:
 a/ Đối với giáo viên:
- Số giáo viên thực hiện tốt dạy trẻ môn LQMTXQ thì rất ít nói chung là giáo viên chưa biết cách tổ chức lồng ghép, tích hợp các hoạt động khác như thế nào?
- 30% số giáo viên chưa nắm chắc phương pháp dạy trẻ môn LQMTXQ 
- Về nghệ thuật sư phạm trong giảng dạy của giáo viên phần đa còn cứng nhắc, gò ép trẻ, giờ học trầm không sinh động chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, dẫn đến chất lượng dạy chưa đạt được theo yêu cầu.
 b/ đối với trẻ:
- Số cháu nhận biết nói đúng tên đồ vật và mạnh dạn giao tiếp 65%
- Số cháu biết được đặc điểm đặc trưng,tính chất của sự vật 50%
 Từ những hạn chế đó nếu chúng ta biết cách tổ chức vận dụng sáng tạo, biết cách tích hợp các nội dung cho phù hợp vào môn dạy trẻ LQMTXQ và biết uốn nắn kịp thời sẽ tạo điều kiện để cùng nhau thực hiện tốt bộ môn dạy trẻ LQMTXQ. Giúp cháu nhận biết mọi sự vật hiện tượng xung quanh mình tốt hơn- từ đó biết trân trọng gìn giữ yêu quí và bảo vệ chúng. 
3. Nôi dung cụ thể 
Là người phụ trách chuyên môn Tôi luôn lo lắng vấn đề này, với mong muốn là làm sao ở tất cả các cô giáo phải biết đầu tư suy nghĩ nghiên cứu chuyên môn như: sưu tầm, cải biên, sáng tác một số trò chơi và biết cách tổ chức vận dụng sao cho phù hợp với từng loại tiết dạy, môn học. Làm được như vậy thì mới phần nào góp thêm cho chuyên môn trường từng bước được nâng lên. 
Để nâng cao chất lượng dạy trẻ LQMTXQ trước hết tôi xin đưa ra kế hoạch và một số giải pháp thực hiện như sau: 
Giải pháp 1: Thái độ cần có của giáo viên mầm non.
Là người chỉ đạo về chuyên môn của trường điều đầu tiên Tôi đề cập với giáo viên là: Cô giáo mầm non không nhất thiết phải có biệt tài như múa dẻo hát hay... mới thành công trong công việc dạy trẻ 
mầm non, bởi đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là có thái độ tích cực và tôn trọng các biểu hiện của trẻ, tạo cho trẻ bầu không khí tin tưởng, một môi trường sống gia đình ân cần yêu thương giữa cô và trẻ, biết động viên khen ngợi trẻ
kịp thời hướng trẻ quan sát và kích thích khám phá với yêu cầu của cô, trẻ nhận biết được đặc điểm, đặc trưng, tính chất, công dụng của sự vật hiện tượng: ví dụ với bài dạy trẻ LQ với một số đồ dùng gia đình ( Dùng để ăn - để uống)và khi cho trẻ về các góc chơi tự tạo ra các sản phẩm vừa được làm quen và khi được Cô khen 
 ngợi thì trẻ sẽ tự tin hơn và tạo ra nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ “mình đã làm được điều gì đó một mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác. 
Giải pháp 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn.
- Thông qua các buổi thăm lớp dự giờ giáo viên Tôi nắm được những điểm yếu trong khi tổ chức thực hiện các hoạt động học tập vui chơi cho trẻ để từ đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, chỉ đạo chuyên đề rồi trình duyệt với đồng chí Hiệu trưởng nhà trường góp ý bổ xung và cùng bố trí thời gian hợp lý sinh hoạt chuyên môn hay tổ chức chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Qua các buổi đó Tôi tổ chức cho giáo viên được ôn lại lý thuyết về yêu cầu - mục đích, nội dung và phương pháp về các loại tiết dạy LQMTXQ khi giáo viên đã nắm vững về lý thuyết Tôi chọn giáo viên có năng lực xây dựng tiết dạy mẫu và dạy thực hành cho toàn thể giáo viên tham dự, được trao đổi kinh nghiệm góp ý bổ xung thảo luận, giải đáp những vướng mắc chưa rõ, nếu cần đề xuất với cấp trên.
Giải pháp 3: Tạo môi trường thiên nhiên cho trẻ tìm hiểu, khám phá.
Trước khi thực hiện chuyên đề Tôi thường trau dồi cùng toàn thể giáo viên những kinh nghiệm đã thực hiện khi dạy trẻ. 
- Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi thích tìm hiểu, khám phá những gì xung quanh trẻ - ví dụ: hàng ngày trẻ được rửa tay dưới vòi nước có những trẻ thò tay bịt vòi nước hoặc đưa hai tay hứng nước vào lòng bàn tay, người lớn thấy cho rằng đó là đứa trẻ nghịch ngợm rồi nhắc nhở quát mắng trẻ không được làm thế. Nhưng thực chất trẻ đang tìm hiểu xem vòi nước chảy như thế nào?
Nhận rõ tầm quan trọng đó, tôi suy nghĩ: hàng ngày trẻ đến trường với cô giáo và bạn bè từ sáng đến chiều. Để môi trường thiên nhiên luôn có xung quanh trẻ thì chúng ta cần xây dựng góc thiên nhiên của lớp để trẻ tìm hiểu khám phá: ví dụ- tạo buồn hoa, cây cảnh, luống rau bằng các đồ phế thải như hộp xốp, hộp nhựa v.v...Để trẻ được thực hành như gieo hạt trồng cây chăm bón bắt sâu nhổ cỏ, tưới cho cây hàng ngày, được quan sát tìm hiểu khám phá sự trưởng thành của cây hay bể cá bồn cát để trẻ chơi thực nghiệm chìm nổi thả thuyền làm bánh...... 
Giải pháp 4 : Tạo điều kiện cho trẻ được quan sát vật thật để khắc sâu nhận thức về đối tượng mà trẻ tìm hiểu.
Với trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các giác quan Nếu sử dụng tranh ảnh chỉ giúp trẻ quan sát, tìm hiểu bề ngoài các bộ phận như : màu sắc, hình 
dáng công dụng ....của các sự vật hiện tượng . Vì vậy Tôi luôn lựa chọn những đề tài có thể sử dụng vật thật để thực hành dạy tiết mẫu nhằm hướng dẫn giáo viên biết cách sử dụng vật thật trong khi tiến hành dạy trẻ . 
 Khi thực hiện cho trẻ quan sát vật thật bao giờ trẻ cũng rất thích vì không những được nhìn, được nghe tiếng kêu ... mà còn được tự mình nâng niu, sờ mó vào đồ vật, con vật. Sử dụng vật thật là giúp trẻ vận dụng tất cả các giác quan trong quá trình quan sát và trẻ dễ dàng tiếp thu những thông tin mà cô giáo cần truyền đạt đến. Quan sát vật thật nhằm giúp trẻ tiếp nhận, mở rộng hiểu biết của mình một cách đầy đủ về đối tượng đó.
Ví dụ: Tìm hiểu về các loại rau- củ- quả ăn. Tôi cho trẻ quan sát quả (cam, chuối, đu đủ....) không những trẻ được trực tiếp xờ mó quan sát để nhận biết hình dáng, màu sắc, vỏ bên ngoài mà còn được khám phá tìm hiểu bên trong khi nhìn thấy cô thực hành bổ quả ra như: múi- tép - hạt và sau đó còn được nếm gửi mùi vị của quả hay ví dụ : cho trẻ tìm hiểu về các con vật sống dưới nước cho trẻ quan sát Cá -Tôm- Cua....Tôi thả vào chậu hay bể thuỷ tinh để trẻ dễ quan sát các chi tiết vận động của chúng.
Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh trên lớp, ngoài trời một cách thích hợp để truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả.
Tôi nhận thấy qua nghiên cứu kế hoạch hoạt động theo từng chủ điểm hay chủ đề nội dung cần tổ chức trên lớp dưới hình thức tiết học và cũng có những nội dung cần tổ chức ngoài trời.
Ví dụ: Những nội dung cần tổ chức ngoài trời như:
+ Thực hành về thực hiện luật giao thông.
+ Làm quen với các loại lá cây
 Khi trực tiếp, tiếp xúc với không gian thiên nhiên trẻ luôn hứng thú hoạt động và đạt hiệu quả cao, mặt khác giúp trẻ thoả mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp cận thông tin qua tự khám phá với thiên nhiên.
Giải pháp 6: Lồng tiết học dưới nhiều hình thức “chơi mà học, học mà chơi”. 
Hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh thực sự thu hút trẻ nếu giáo viên biết khai thác tìm tòi để đưa những đề tài dưới nhiều hình thức: trò chơi, thí nghiệm, thực hành nhằm giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách đồng bộ mà không nhàm chán.
 - Ví dụ: cho trẻ làm quen một số nghề phổ biến trong xã hội: cô giáo, bác sỹ, công an, bác nông dân v.v... Cô cho trẻ chơi hoá trang các ngành nghề và hướng dẫn trẻ dưới hình thức đi tham dự hội nghị biểu dương các ngành nghề trong xã hội.
 - Ví dụ: cho trẻ tìm hiểu khám phá khoa học: Cô giáo cho trẻ tự làm thí nghiệm theo nhóm:
+ Nhóm 1: Thí nghiệm trộn ít nước với bột gạo à kết quả tạo ra một loại bột mềm, hơi cứng. Như vậy, trẻ làm thí nghiệm dạng nước ở thể rắn.
+ Nhóm 2: Nước hoà tan với đường, muối à trẻ biết nước ở thể lỏng. Đường, muối hoà tan trong nước.
- Ví dụ: cho trẻ làm quen với các loại lá cây, thì từ các loại lá cây, cô hướng dẫn cho trẻ làm đồ chơi như làm đồng hồ đeo tay bằng lá dừa, làm những con trâu, con bò bằng lá mít. v .v...
Như vậy các tiết học lồng ghép nhiều hình thức thí nghiệm trò chơi trẻ được thực hành đã gây hứng thú cho trẻ nhiều, tiết học đã kết thúc mà trẻ không muốn ngừng lại . Lượng kiến thức trẻ tiếp thu một cách đồng bộ và hiệu quả rất cao.
Giải pháp 7: Tổ chức cho trẻ đi dạo, đi thăm quan.
-Với hình thức tổ chức cho trẻ, đi dạo, đi thăm quan đã mang lại cho trẻ bầu không khí trong lành, ánh sáng làm thoả mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp cận thông tin qua khám phá thiên nhiên.
Ví dụ: Với bài dạy “ Làm quen với các loại rau” cô tổ chức cho trẻ đi thăm quan vườn rau của bé, yêu cầu trẻ quan sát rồi tự hái mỗi cháu một loại rau- cho trẻ so sá

File đính kèm:

  • docSang kien va giai phap.doc
Giáo án liên quan