Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm : “Giáo dục đạo đức ở học sinh lớp 6”

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, việc bùng nổ “ công nghệ thông tin ” đã mang lại cho xã hội nhiều lợi ích; con người được tiếp thu thông tin, kiến thức, vui chơi, giải trí.nhiều hơn trên đài, báo, tivi, internet, các phương tiện thông tin đại chúng.Tuy nhiên, mặt trái của việc bùng nổ “ công nghệ thông tin ” đã tác động không nhỏ đến một bộ phận người dân làm đạo đức con người xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có các em học sinh. Các em tiếp xúc với nhiều phim ảnh không lành mạnh, nhiều trò chơi, tranh truyện,. mang tính bạo lực không phù hợp với độ tuổi. Với đặc điểm tâm lý của học sinh cấp Trung Học Cơ Sở, các em dễ dàng bị chi phối, bắt chước, làm theo những gì các em được tiếp xúc mà không hề ý thức rõ được việc làm đó sẽ mang lại hệ quả như thế nào.

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm : “Giáo dục đạo đức ở học sinh lớp 6”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn luyện trong giao lưu
* Khi thực hiện phương pháp rèn luyện cần thực hiên đồng bộ các bước sau :
	+ Xác định mục đích giáo dục và khêu gợi nhu cầu của học sinh đối với việc rèn luyện một hành vi hoặc một phẩm chất đạo đức nào đó.
	+ Trang bị cho học sinh những tri thức cần thiét ( phát triển ý thức ).
	+ Chỉ cho cá em các mẫu hành động.
	+ Luyện tập để hình thành, củng cố hành động.
	+ Đề ra các yêu cầu tiếp tục rèn luyện và nhắc nhở, kiểm tra.
2.2 Phương pháp nêu gương :
- ở lứa tuổi này, các em có xu hướng muốn bắt chước, làm theo những hành động và hành vi mà em cho là đúng, có giá trị, có ý nghĩa. Giáo dục đạo đức cho học sinh không thể chỉ dựa vào lời nói và ý nghĩ. Tấm gương về những hành động và hành vi đạo đức của những người khác có ý nghĩa to lớn trong giáo dục đạo đức. Vì vậy cần sử dụng biện pháp nêu gương.
* Biện pháp nêu gương : 
- Cần lựa chọn các đạo đức mới, một đạo đức gắn chặt với lý tưởng và chính trị. Vì vậy những tấm gương được sử dụng không chỉ của học sinh ưu tú, của những người lao động xuất sắc, của những tấm gương bảo vệ tổ quốc mà cả những tấm gương qua các hành động của các nhân vật trong lịch sử, trong tác phẩm văn họcChú ý đến những tấm gương trong “ đời thường ”.
* Khi thực hiện phương pháp nêu gương cần chú ý :
+ Đặc điểm phát triển của học sinh, óc phê phán khi đánh giá hành vi đạo đức của bạn bè và của người lớn tuổi.
+ Hành vi tốt đẹp đáng được biểu dương và học tập phải là hành vi của người mà các em tín nhiệm, quí mến 
+ Phương pháp nêu gương chỉ có tác dụng khi có sự đánh giá đúng mức. Đánh giá quá cao hoặc quá thấp đều làm hạn chế tác dụng giáo dục, thậm chí còn phản giáo dục.
+ Với các hiện tượng đạo đức chưa tốt trong tập thể học sinh cần tránh nêu tên các em với ý nghĩa là “ tấm gương xấu ” trước tập thể vì điều đó sẽ xúc phạm, tạo một yếu tố tâm lí bất lợi đến các em.
+ Phương pháp nêu gương thường gắn với phương pháp kể chuyện. ở một chừng mực nào đó, giáo viên có thể kết hợp hai phương pháp này làm một.
2.3 Phương pháp khen thưởng và trách phạt:
- Khen thưởng và trách phạt nếu xử dụng đúng đắn có tác dụng khêu gợi xúc động nội tâm của học sinh, thúc đẩy các em rèn luyện để hoàn thiện những phẩm chất đạo đức của mình. Đối với học sinh, thi đua gắn liền với khen thưởng là một động lực không thể thiếu trong đời sống tập thể của các em. Bởi vậy trong các tiết dạy, giáo viên cần thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng những đơn vị, cá nhân học sinh đã thực hiện tốt những hành vi đã học, đã đóng góp xây dựng bài tốt. Đồng thời cũng cần phê bình, nhắc nhở các em còn chưa thực hiện tốt các hành vi đã học. Tuy nhiên, trách phạt không nên là phương pháp giáo dục chủ yếu được sử dụng trong trường học, phải lấy động viên, khen thưởng là chính.
* Biện pháp khen thưởng :
- Lời khen của giáo viên ( khen riêng hay khen trước lớp, trước trường ) .
- Giấy khen của Giáo viên chủ nhiệm hoặc Hiệu trưởng
- Trao phần thưởng.
- Ghi tên trên bảng danh dự.
* Khi thực hiện phương pháp khen thưởng cần chú ý: 
+ Biểu dương, khen thưởng thường xuyên từ nhữngviệc nhỏ hay bất kì hành động nào tốt của học sinh
+ Tuy nhiên chỉ biểu dương, khen thưởng những hành động, việc tốt nào có ý nghĩa. Nếu biểu dương, khen thưởng nhiều và quá thường xuyên sẽ mất tác dụng.
* Biện pháp trách phạt :
- Giáo viên nhận xét, quở trách, khiển trách trước lớp, trước trường 
- Cảnh cáo, đuổi học 
* Khi thực hiện phương pháp trách phạt cần đúng đắn và được tập thể tán thành:
+ Có sự can thiệp của hội dồng giáo viên và dư luận học sinh tán thành.
+ Tham khảo ý kiến học sinh về hình thức trách phạt.
+ Xem xét cụ thể từng trường hợp.
+ Cân nhắc hình thức trách phạt khéo léo
2.4 Phương pháp đàm thoại
- Là phương pháp trò chuyện giữa thầy – trò hoặc trò – trò về một chủ đề đạo đức dựa trên một hệ thống câu hỏi đã được giáo viên chuẩn bị trước nhằm hướng dẫn học sinh nhận thức chuẩn mực hành vi cần nắm.
- Phương pháp đàm thoại giúp học sinh phát huy vốn kinh nghiệm đạo đức đã có, tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động, sáng tạo; biến nhu cầu giáo dục của thầy, trách lí thuyết khô khan, áp đặt nặng nề. Chính vì vậy mà phương pháp đàm thoại được coi là phương pháp chủ đạo trong việc giáo dục đạo dức cho học sinh. Nó quán xuyến từ đầu đến cuối tiết học. Tuy nhiên, phương pháp đàm thoại phải được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác như kể chuyện, giảng giải, quan sát, luyện tập 
* Hiệu quả đàm thoại phụ thuộc phần lớn vào hệ thống câu hỏi. Vì vậy khi thực hiện phương pháp đàm thoại cần chú ý các bước sau :
- Các câu hỏi phải được sắp xếp một cách liên tục, hợp lí, có hệ thống nhằm dẫn dắt học sinh đi từ câu chuyện kể, tìm cách ứng xử trong một tình huống cụ thể, riêng lẻ đến bài học đạo đức một cách thoải mái, tự nhiên không gượng ép.
- Câu hỏi phải tập trung khai thác mặt đạo đức của hành vi, giúp học sinh phân tích, làm rõ tình huống, cách ứng xử trong tình huống; nhận rõ sự đấu tranh lựa chọn động cơ hành động; nhận ra mối quan hệ qua lại giữa động cơ và kết quả hành động; làm khơi dậy những xúc cảm đạo đức tích cực và nhu cầu ham muốn hành động theo chuẩn mực.
- Câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, phù hợp với đối tượng học sinh xong không đơn điệu, một chiều, quá đơn giản. Câu hỏi phải mở cho học sinh nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết tùy vào vốn kinh nghiệm đạo đức của mỗi em, có như vậy mới phát triển tư duy học sinh, mới gây được hứng thú đàm thoại ở học sinh.
* Khi thực hiện phương pháp đàm thoại cần chú ý: 
+ Giáo viên phải có thái độ ân cần, động viên, khuyến khích học sinh tích cực suy nghĩ và mạnh dạn bộc lộ quan điểm của mình một cách thẳng thắn, tự tin. Đồng thời phải nhạy bén, phản ứng nhanh, giải quyết chu đáo, có tình, có lí những boăn khoăn, thắc mắc của học sinh khiến việc đàm thoại đi đúng hướng, đúng chủ đề đã định.
+ Khi tiến hành đàm thoại, giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm và trình độ học sinh mà có thể chẻ nhỏ câu hỏi hoặc đưa thêm vào những câu hỏi bổ trợ, gợi ý cho phù hợp.
2.5 Phương pháp kể chuyện
- Hầu hết các bài dạy Giáo dục công dân trên lớp đều được bắt đầu bằng những câu chuyện, những tình huống đạo đức, nêu lên cách ứng xử trong một tình huống cụ thể (thường là gương tốt) để từ đó phân tích và khái quát thành chuẩn mực hành vi mà học sinh cần thực hiện.
* Hiệu quả phương pháp kể chuyện phụ thuộc vào chất lượng chuyện kể và nghệ thuật kể chuyện của giáo viên. Vì vậy khi thực hiện phương pháp kể chuyện cần đảm bảo những yêu cầu sau :
+ Truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một danh nhân, của người lớn, bạn bè hoặc loài vật đã được nhân cách hóa trong một tình huống đạo đức cụ thể. Truyện không những mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng, là đẹp (hoặc là xấu, là sai) mà còn làm cho học sinh thể hiẹn được niềm vui sướng, hạnh phúc ( hoặc khó chịu, đau khổ) của nhân vật được đối xử đúng (hoặc sai).
+ ở mức độ cao hơn, truyện có thể nêu lên sự đấu tranh nội tâm của nhân vật để lựa chọn quyết định hành động
- Truyện có thể của Việt Nam hoặc nước ngoài, có thể cổ hoặc kim, có thể nêu tấm gương xấu hoặc tốt hoặc đồng thời cả tốt lẫn xấu để học sinh so sánh, đối chiếu, phê phán, đánh giáSong nên nêu gương tốt là chủ yếu.
+ Ngôn ngữ truyện phải trong sáng, giản dị, có hình ảnh gợi cảm.
+ Độ dài truyện vừa phải.
* Khi thực hiện phương pháp kể chuyện cần chú ý: 
- Để kể truyện hay, giáo viên phải nắm vứng nội dung truyện, thực sự có cảm xúc với truyện, đồng thời nắm vững yêu cầu của bài đạo đức. Khi kể, giáo viên phải biết nhấn mạnh vào những chi tiết chủ yếu của truyện; giọng nói phải khoan thai, rõ ràng, diễn cảm đồng thời kết hợp với sử dụng điệu bộ và tranh ảnh minh họa cũng như các đồ dùng dạy học khác. 
2.6 Phương pháp giảng giải
- Học sinh lớp 6 còn ít kinh nghiệm đạo đức. Vì vậy trong việc giáo dục đạo đức cho các em, nhiều khi giáo viên phải sử dụng lời nói để diễn đạt yêu cầu, nội dung của chuẩn mực hành vi; chứng minh tính đúng đắn, chuẩn mực của hành vi; thuyết phục học sinh tin và làm theo các chuẩn mực đó.
* Khi thực hiện phương pháp giảng giải cần đảm bảo những yêu cầu sau :
- Phải kết hợp với các phương pháp khác như đàm thoại, quan sátGiáo viên phải nắm chắc, nắm nhuần nhuyễn và có cảm xúc với những vấn đề cần giảng giải. Khi giảng giải, phải đặt vấn đề rõ ràng, giúp học sinh dễ theo giỏi quá trình lập luận, chứng minh. Lời nói cần ngắn gọn, trong sáng, giàu hình ảnh, truyền cảm. Có như vậy mới có sức thuyết phục học sinh. Tuy nhiên, ở học sinh lớp 6 cần tránh lạm dụng nhiều phương pháp này.
2.7 Phương pháp quan sát
- Quan sát là phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh nhìn nhận các hiện tượng có vấn đề đạo đức; các đồ dùng trực quan như tranh ảnh, phim truyện để thông qua đó hình thành biểu tượng đạo đức, làm nãy nở xúc cảm tích cực về chuẩn mực hành vi đạo đức.
* Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả, cần chú ý :
+ Đối tượng quan sát phải phù hợp với mục đích, nội dung bài học, phù hợp với trình độ học sinh.
+ Đối tượng quan sát phải sinh động, gợi cảm và chính xác.
+ Quá trình quan sát phải diễn ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
* Khi thực hiện phương pháp quan sát cần đảm bảo những yêu cầu sau :
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức quan sát; hướng dẫn các em tập trung quan sát các mặt chủ yếu của sự vật, hiện tượng nhằm thu được những tri thức đạo đức cần thiết.
- Phương pháp quan sát cần được sử dụng kết hợp với những phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp đàm thoại.
2.8 Phương pháp luyện tập
- Luyện tập là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hiện một hành vi tốt, trên cơ sở hiểu được giá trị đạo đức của hành vi.
- Phương pháp luyện tập giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Học sinh ở lứa tuổi này chóng thuộc, dễ nhớ nhưng lại mau quên. Muốn cho tri thức thành hành vi thấm sâu, bền vững, trở thành kĩ xảo và thói quen đạo đức, nhất thiết học sinh phải được ôn luyện nhiều lần, cả về nhận thức lẫn hành động, thông qua các hình thức luyện tập.
- Có thể chia các hình thức

File đính kèm:

  • docSKKN(7).doc
Giáo án liên quan