Đề tài Rèn luyện kĩ năng viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT

Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng và kể cả thi chọn học sinh giỏi, câu hỏi nghị luận xã hội có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi nghị luận xã hội vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 3 đến 4 điểm trong thang điểm 10) góp phần làm nên thành công của bài thi. Trong đề thi môn Ngữ văn, câu hỏi nghị luận xã hội là phần mà thí sinh thích nhất, bởi nó không bị gò bó, luôn đem đến sự mới mẻ và cũng là phần đề thi dễ “kiếm điểm”. Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ năng viết bài, nên khi làm bài văn nghị luận xã hội, thường lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm không đạt được như mong muốn.

Để làm nên một bài văn nghị luận xã hội thành công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài không chỉ có một vị trí quan trọng trong cả bài viết mà còn là phần khó khăn nhất của học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”.

Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn nghị luận xã hội, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn của học sinh khi viết mở bài. Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận xã hội luôn chiếm nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn dạt và trình bày. Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận xã hội, tôi nhận thấy giáo viên cần phải hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Rèn luyện kĩ năng viết mở bài trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chép, không có ý thức tự mày mò, tìm kiếm. Chính vì vậy, để ôn thi học sinh phải học thuộc cách viết của giáo viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo. 
c. Nguyên nhân xuất phát từ giáo viên:
Hạn chế trong viết mở bài cho đề văn Nghị luận xã hội còn xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên: Trong quá trình dạy học, giáo viên tập trung hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm. Giáo viên không dành thời gian hình thành kỹ năng viết mở bài cho học sinh. Bên cạnh đó, một số giáo viên hiện nay lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức về mặt lý thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, một tiết học trên lớp, học sinh ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết mở bài của mình
III. Một số cách viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội
Một bài văn nghị luận xã hội hay cần nhiều kỹ năng song mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng và trúng vấn đề, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận bài viết. Mục đích của phần mở bài là giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận. Đó cũng là hai bước không thể thiếu ở phần mở bài. Mở bài cho đề văn nghị luận có rất nhiều cách khác nhau, văn nghị luận xã hội việc lựa chọn cách viết mở bài càng đa dạng. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã từng khẳng định: “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại, cứ thay đổi phần dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”. Trong đề tài này, xuất phát từ kinh nghiệm và kết quả dạy học, tôi lựa chọn 3 cách mở bài cơ bản, dễ dàng vận dụng vào dạy học với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Đó là: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp và mở bài theo hướng phản đề. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm và hạn chế tùy thuộc vào khả năng vận dụng và yêu cầu đề để vận dụng. 
1. Mở bài trực tiếp:
a. Mở bài trực tiếp: 
Mở bài trực tiếp là cách mở bài đi thẳng vào vấn đề mà yêu cầu của đề đặt ra. Cách mở bài này không yêu cầu cao đối với học sinh. Đây là dạng mở bài tương đối dễ. Học sinh cũng dễ vận dụng vào quá trình làm bài của mình. Ngay cả đối tượng là những học sinh trung bình cũng dễ dàng vận dụng hướng mở bài trực tiếp. 
Mở bài trực tiếp là cách mở bài được học sinh lựa chọn nhiều. Mở bài theo hướng trực tiếp thường ngắn gọn, dễ dẫn dắt vào yêu cầu đề. Học sinh có thể trực tiếp giới thiệu vấn đề nghị luận. Cách mở bài này sẽ không bị xa đề, lạc đề. Mặt khác, mở bài trực tiếp sẽ không bị mất nhiều thời gian. Mở bài trực tiếp có thể hạn chế tính sáng tạo, không tạo được hứng thú mới mẻ cho người đọc. Tuy nhiên, trước khi hướng dẫn học sinh viết bài theo những cách khác, giáo viên cần rèn luyện học sinh thành thạo cách viết mở bài theo hướng trực tiếp. Cách viết mở bài theo hướng trực tiếp là tiền đề cho những cách viết mở bài khác với những yêu cầu cao hơn, khó hơn. 
b. Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài trực tiếp:
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề. Đây là thao tác quan trong nhất trong việc phân tích đề. Yêu cầu đề thường nằm ở phần giới hạn của đề. Trọng tâm đề có vai trò then chốt đối với cách mở bài trực tiếp. 
+ Từ yêu cầu trọng tâm của đề, học sinh phải đưa ra được những hiểu biết, đánh giá của mình về những ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra.
+ Cuối cùng, dẫn dắt vào yêu cầu đề. Với cách mở bài trực tiếp, khi có thể đưa ra nhận định của mình về vấn đề ngay từ phần mở bài. Tuy nhiên, dẫn dăt phải ngắn gọn.
c. Bài tập vận dụng:
Ví dụ 1: Đề số 1: 
Khi bàn về lối sống thực dụng, có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định:“Không phải lối sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn những người thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi”.
Anh chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên.
Các bước tiến hành viết mở bài: 
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Lối sống thực dụng
+ Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: phổ biện trong cuộc sống hiện nay, để lại những hậu quả nghiêm trọng.
+ Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề
Viết mở bài :
Thực dụng đang là một lối sống phổ biến trong xã hội hiện nay. Lối sống thức dụng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, khi bàn về lối sống thực dụng, lại có những quan điểm trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Không phải lối sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường toàn những người thực dụng mà bản thân không như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi”. (Trích từ bài làm của học sinh)
Ví dụ 2: Đề số 2:
Trước tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ ngay tại bệnh viện hiên nay, trên trang báo điện tử Dantri.com.vn, bạn đọc có tên Lê Chân Nhân đã viết: “Nơi nào mà lòng nhân ái và đạo đức tụt hậu thì sự lo ngại còn lớn hơn sự tụt hậu về kinh tế” .  
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của anh / chị về ý kiến trên.
Các bước tiến hành viết mở bài: 
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Sự tụt hậu về lòng nhân ái và đạo đức.
+ Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: Đó là mối lo ngại lớn trong cuộc sống hiện nay.
+ Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề
Viết mở bài :
Những thành tựu kì diệu của kỹ thuật công nghệ làm nên những thay đổi mạnh mẽ về nhiều mặt của đời sống. Nhưng, cuộc sống càng hiện đại con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thử thách. Trong đó có nguy cơ tụt hậu về kinh tế, xuống dốc về đạo đức, về lòng yêu thương, tình nhân ái. Nguy cơ tụt hậu về lòng nhân ái, về đạo đức đã thể hiện qua tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ. Trước tình trạng đó, trên báo điện tử Dantri.com Lê Chân Nhân đã đưa ra nhận định: “Nơi nào mà lòng nhân ái và đạo đức tụt hậu thì sự lo ngại còn lớn hơn sự tụt hậu về kinh tế”. (Trích từ bài làm của học sinh)
Ví dụ 3: Đề số 3: 
Trong lễ tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trên báo điện tử Dantri.com.vn, có đưa hai thông tin:
- Trong lúc chờ đợi xe linh cữu đi qua, nhóm phóng viên của VTV bất ngờ lao ra và đứng chắn hết trước mặt nhân dân, tỏ thái độ thô lỗ, thiếu văn hóa với người dân đang đứng xếp hàng phía đằng sau, còn hiên ngang đứng giữa đường đưa điện thoại ra tạo dáng, chụp ảnh.
- Trong dòng bạn trẻ lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà văn hóa Thanh niên: Nguyễn Xuân Nguyên - Anh thanh niên cụt cả hai tay, mắt rưng rưng, quỳ dưới di ảnh của Đại tướng.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của anh / chị về hai hình ảnh trên.
Các bước tiến hành viết mở bài: 
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Cách ứng xử của giới trẻ hiện nay.
+ Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: Bên cạnh những cách ứng xử cao đẹp, giới trẻ hiện nay đang hình thành một cách ứng xử thiếu văn hóa
+ Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề
Viết mở bài :
Ứng xử là thước đo chuẩn xác về giá trị văn hóa nhận thức của con người. Trong cuộc sống, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau vì thế trước một sự việc, một tình huống sẽ có những thái độ sống, quan niệm sống khác nhau và cũng sẽ có cách ứng xử khác nhau. Có những cách ứng xử được đồng tình, ngợi ca, ngược lại có những cách ứng xử bị lên án, phê phán. Hai thông tin đăng tải trên báo điện tử Dantri.com về cách ứng xử của tuổi trẻ trong Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho thấy rõ điều đó: nhóm phóng viên của VTV ứng xử thiếu văn hóa với một thái độ thô lỗ còn anh thanh niên tật nguyền Nguyễn Xuân Nguyên cụt cả hai tay, mắt rưng rưng, quỳ giữa đường, ôm di ảnh của đại tướng trước ngực”.
2. Mở bài gián tiếp:
a. Mở bài gián tiếp: 
Mở bài gián tiếp là cách người viết đi từ vấn đề khác có liên quan để bắt cầu giới thiệu vấn đề nghị luận. Khi mở bài gián tiếp thường bắt đầu bằng cách trích dẫn một ý kiến, một câu chuyện, lối sống, cách ứng xử,... làm cơ sở đề dẫn dắt vào yêu cầu của đề đặt ra.
Mở bài gián tiếp tạo cho bài viết có chất văn chương, sáng tạo hơn, đem đến những sáng tạo mới mẻ, bất ngờ cho người đọc. Tuy nhiên, cách mở bài gián tiếp với những học sinh không thành thạo kỹ năng sẽ rất dễ lan man, dài dòng, sa đà vào vấn đề khác dẫn đến xa đề hoặc lạc đề. Học sinh không chủ động khi viết thì mở bài có thể sẽ trích dẫn vòng vo, dài dòng, mất thời gian. Do vậy cần đọc thật kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để xác định cho trúng vấn đề nghị luận. 
b. Hướng dẫn học sinh cách viết mở bài gián tiếp:
Để mở bài gián tiếp, khi dạy học sinh cần hình thành các cho học sinh những kỹ năng qua các bước sau:
+ Đọc phân tích yêu cầu đề. Từ đặt ra yêu cầu bàn luận về vấn đề gì của của sống: Cách sống, cách ứng xử, thái độ sống, quan niệm sống,....
+ Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến, cách ứng xử... để dẫn dắt, khẳng định vấn đề. Khi lựa chọn cần phải đặt nó trong mối quan hệ tường dồng, gần gũi về mặt ý nghĩa
+ Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. Dẫn dắt cần bộc lộ cách đánh giá của người viết về những thông tin mình đưa ra.
c. Bài tập vận dụng:
Ví dụ 4: Đề số 4: 
Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Các bước tiến hành viết mở bài: 
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Sự tim lặng của người tốt
+ Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: Câu chuyện về anh thanh niên bị móc ví trên xe buýt
+ Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề.
Viết mở bài :
Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt vô cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề có tiền mà chỉ

File đính kèm:

  • docSKKN 2014.doc
Giáo án liên quan