Đề tài Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá học cho học sinh lớp 9

 Xã hội ngày nay đang trên đà phát triển, đòi hỏi người học sinh không chỉ có phẩm chất đạo đức, chính trị mà phải là người năng động, sáng tạo thích ứng với mọi sự phát triển đa dạng với tốc độ cao của xã hội, cùng với đó con người ngày càng được phát triển toàn diện hơn cả về kiến thức và các kĩ năng trong cuộc sống.

 Những năm gần đây, vấn đề phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, học đi đôi với hành của học sinh nhằm đào tạo được đội ngũ những người lao động sáng tạo biết áp dụng lí thuyết vào thực tiễn cũng được đặt ra từ những năm 60

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá học cho học sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng dạy và học của giáo viên và học sinh.
+ Đúc rút kinh nghiệm của mình về vấn đề phát huy tích tích cực, sáng tạo, tìm tòi và rèn kĩ năng thực hành hóa học cho học sinh ở trường THCS.
b, Phương pháp nghiên cứu. 
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Bộ GD và ĐT về quá trình dạy học ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu các tài liệu sư phạm có liên quan đến dạy học và quản lí dạy học.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, quan sát các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Phương Pháp đàm thoại : Trực tiếp trò chuyện với giáo viên và học sinh để bổ sung thông tin cần thu thập.
- Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập những số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra vấn đề cần giải quyết thực hiện phương pháp này dưới dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong phiếu điều tra để lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS trong quá trình dạy học.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh: Thông qua các bài kiểm tra để thấy được sự phát huy tính tích cực sáng tạo và hình thành kĩ năng thực hành hoá học của học sinh ở trường THCS có hiệu quả hay không.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp này sau khi kết thúc quá trình nghiên cứu từ đó rút ra kinh nghịêm cho các tiết dạy sau. 
* Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ. 
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để xử lí các số liệu đi đến kết luận phù hợp với giả thuyết khoa học.
5. Phạm vi nghiên cứu. 
Nghiên cứu học sinh lớp 9A, 9B ở trường PTCS Mạn Lạn – Thanh Ba
6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
	Thông qua các thí nghiệm hoá học mà học sinh được tự tay làm hoặc được quan sát các thí nghiệm khó do giáo viên làm, các em đã giải thích các hiện tượng tương tự các thí nghiệm đã học một cách thành thạo, bên cạnh đó kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá học của học sinh tiến bộ rõ rệt.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Giáo viên cho học sinh dự đoán và cho biết nhôm có tính chất hoá học gì? Vì sao? Cần tiến hành các thí nghiệm gì để chứng minh điều dự đoán đó?
+ Học sinh dự đoán Al sẽ có đầy đủ các tính chất hoá học của kim loại và nhôm là kim loại, cần tiến hành thí nghiệm Al tác dụng với oxi, với axit, với muối.
Sau khi học sinh đưa ra các ý kiến dự đoán cách tiến hành thí nghiệm giáo viên kết luận và hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi lại các hiện tượng quan sát được, sau đó so sánh với dự đoán ban đầu (Lưu ý an toàn thí nghiệm) 
Như vậy từ việc cho học sinh dự đoán cách tiến hành thí nghiệm và hiện tượng của thí nghiệm, và qua việc trực tiếp tiến hành thí nghiệm chứng minh điều dự đoán học sinh sẽ nắm chắc tính chất hoá học của nhôm vì nhôm cũng là kim loại nên sẽ có tính chất hoá học của kim loại.
Ví dụ 2: Phản ứng của Fe và S 
Với thí nghiệm này giáo viên cho học sinh đọc cách tiến hành thí nghiệm sgk, sau đó dự đoán hiện tượng xảy ra(Ghi lại dự đoán). Sau đó giáo viên hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm (Hết sức lưu ý tỉ lệ bột Fe và bột S để thí nghiệm thành công), Giáo viên lưu ý học sinh khi quan sát hiện tượng cần quan sát kĩ màu của hỗn hợp và màu sắc của sản phẩm (đây là thí nghiệm không an toàn vì phản ứng toả rất nhiều nhiệt). Sau đó học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm và nêu hiện tượng quan sát được, từ đó học sinh nhớ được tính chất hoá học này của sắt.
Ví dụ 3: Tính chất hoá học của axit 
Hoạt động 2
1 . Tính chất hoá học của axit 
? Dung dịch axit có thể làm đổi màu chất chỉ thị như thế nào (Liên hệ tính chất hoá học của nước ở lớp 8) ?
HS trả lời.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm kiểm chứng:
Nhỏ dung dịch axit HCl lên mẩu giấy quỳ tím.
HS tiến hành, nêu hiện tượng.
GV chốt kiến thức.
GV giới thiệu: Trong hoá học quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch axit.
HS nghiên cưú sgk.
? Axit còn tính chất hoá học nào khác?
HS: Axit tác dụng với kim loại.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm.
 - Cho 1 ít kim loại Al vào đáy ống nghiệm. Thêm 1 - 2ml dung dịch HCl vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.
HS tiến hành thí nghiệm.
GV gọi đại diện 1 nhóm nêu hiện tượng quan sát được.
HS: Có khí không màu bay ra, mẩu Al tan dần.
 GV giới thiệu: Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh vậy theo em đó là khí gì?
HS: Khí hiđro.
HS nêu nhận xét: Phản ứng sinh ra muối và khí hiđro.
GV chốt kiến thức.
GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
1 HS lên bảng viết phương trình.
GV giới thiệu: Nhiều kim loại cũng tác dụng với dung dịch axit như Al.
? Dung dịch axit tác dụng với kim loại được những sản phẩm gì?
HS: Muối và khí hiđro.
GV gọi HS nhận xét.
 GV chốt kiến thức.
GV giới thiệu: 1 số kim loại không tác dụng được với dung dịch axit HCl, H2SO4l . Axit HNO3 đ và H2SO4 đ tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí H2.
HS nghe và ghi.
 GV giới thiệu tính chất hoá học thứ 3 của axit.
 HS làm thí nghiệm: Cho vào đáy ống nghiệm 1ít Cu(OH)2, thêm 1 - 2 ml dung dịch axit H2SO4, lắc nhẹ.
? Em hãy cho biết hiện tượng quan sát được?
HS: Cu(OH)2 bị hoà tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
? Em có nhận xét gì về phản ứng này?
HS Cu(OH)2 tác dụng với axit H2SO4 sinh ra dung dịch muối đồng màu xanh lam.
GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng.
HS nêu kết luận.
GV giới thiệu: Tất cả các bazơ tác dụng với dung dịch axit đều cho sản phẩm là muối và nước, đây là phản ứng trung hoà.
HS nghe và ghi.
HS nêu tính chất hoá học tiếp theo của axit.
HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn: Cho vào ống nghiệm 1 ít bột Fe2O3, thêm 1 - 2 ml dung dịch axit HCl, lắc nhẹ. 
HS mô tả hiện tượng quan sát được: Fe2O3 bị hoà tan tạo ra dung dịch có màu vàng nâu.
HS nêu nhận xét, viết phương trình.
GV: Các axit khác tác dụng với oxit bazơ đều cho sản phẩm là muối và nước.
HS nêu kết luận.
GVthông báo tính chất hoá học thứ 5 của axit: Axit tác dụng với muối, tính chất hoá học này sẽ học ở bài muối.
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu.
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại.
 - Thí nghiệm: 
- Hiện tượng: Có khí không màu bay ra, mẩu nhôm tan dần
Phương trình:
2Al(r) + 6HCl(dd) → 
2AlCl3 (dd) + 3H2(k)
KL: dung dịch axit +kim loại → Muối + H2.
3. Axit tác dụng với bazơ.
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng: Cu(OH)2 bị hoà tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
- Phương trình:
Cu(OH)2(r)+H2SO4(dd0→CuSO4 (dd) 
 + 2H2O(l)
 Xanh lam
KL: Axit + bazơ → Muối + nước.
Phản ứng trung hoà
4. Axit tác dụng với oxit bazơ.
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng: Fe2O3 bị hoà tan tạo ra dung dịch có màu vàng nâu.
Phương trình:
Fe2O3(r) + 6HCl(dd) → 2FeCl3 (dd) + 3H2O(l)
KL: Axit + oxit bazơ → Muối + nước.
5. Axit tác dụng với muối.
Ví dụ 4: Tính háo nước của axit sunfuric đặc 
GV giới thiệu tính háo nước của H2SO4(đ)
GV làm thí nghiệm: Cho một ít đường vào đáy cốc, rồi thêm từ từ 1 - 2ml H2SO4(đ) vào.
HS quan sát nêu hiện tượng.
? Em hãy rút ra nhận xét từ thí nghiệm trên?
HS trả lời.
GV giải thích thêm.
HS nghe và ghi.
GV viết phương trình. 
GV giải thích: Sau đó 1 phần C sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hoá tạo thành các chất khí CO2, SO2 gây sủi bọt làm C dâng lên.
Do đó khi sử dụng H2SO4 đặc phải hết sức cẩn thận.
b, Tính háo nước.
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc. Phản ứng toả rất nhiều nhiệt.
- Nhận xét: Chất màu đen là cacbon do H2SO4(đ) đã loại đi 2 nguyên tố là H và O.
- Phươngtrình:
 to
 C12H22O11 → 12C + 11H2O	
Ví dụ 5: Thực hành tính chất háo học của muối 
Hoạt động 1: Kiểm tra tình hình chuẩn bị phòng thí nghiệm: 
Kiểm tra tình hình chuẩn bị hóa chất , dụng cụ.
? Em hãy nêu mục tiêu của buối thực hành?.
HS trả lời.
GV kết luận.
GV lưu ý HS các điểm cần lưu ý khi tiến hành thí nghiệm.
Kiểm tra lý thuyết:
? Nêu tính chất hóa học của bazơ?
 ? Nêu tính chất hóa học của axit?
HS trả lời.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
GV yêu cầu HS nghiên cứu các thí nghiệm sau đó nêu cách tiến hành các thí nghiệm.
Sau đó giáo viên hướng dẫn lại cách tiến hành các thí nghiệm(Các điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn và lưu ý khi tiến hành các thao tác)
Thí nghiệm 1: NaOH t/d với FeCl3
HS làm thí nghiệm.
Nhỏ 1 vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dd FeCl2 lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng.
HS tiến hành theo nhóm, ghi lại hiện tượng.
Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 t/d HCl
HS làm thí nghiệm.
Nhỏ 1 vài giọt dd HCl vào ống nghiệm có chứa 1 ít Cu(OH)2. Quan sát giải thích 
 hiện tượng.
HS tiến hành theo nhóm, ghi lại hiện tượng.
Thí nghiệm 3: CuSO4 t/d với kim loại 
HS làm thí nghiệm.
Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng CuSO4. Quan sát hiện tượng trong 4-5 phút.
HS tiến hành theo nhóm, ghi lại hiện tượng.
Thí nghiệm 4: BaCl2 t/d với muối 
Nhỏ 1 vài giọt dd Ba(OH)2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dd Na2SO4 . Quan sát hiện tượng và giải thích. 
HS tiến hành theo nhóm, ghi lại hiện tượng.
Thí nghiệm 5: BaCl2 t/d với axit
HS làm thí nghiệm.
Nhỏ 1 vài giọt dd Bacl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dd H2SO4 loãng . Quan sát hiện tượng.
HS tiến hành theo nhóm, ghi lại hiện tượng.
1. Tính chất hoá học của bazơ.
Thí nghiệm 1: NaOH t/d với FeCl3
Nhỏ 1 vài giọt dd NaOH vào ống nghiệm có chứa 1ml dd FeCl2 lắc nhẹ . Quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 2: Cu(OH)2 t/d HCl
Nhỏ 1 vài giọt dd HCl vào ống nghiệm có chứa 1 ít Cu(OH)2 . Quan sát giải thích hiện tượng.
2. Tính chất hoá học của muối.
Thí nghiệm 3: CuSO4 t/d với kim loại 
Ngâm đinh sắt trong ống nghiệm đựng CuSO4. Quan sát hiện tượng trong 4-5 phút.
Thí nghiệm 4: BaCl2 t/d với muối 
Nhỏ 1 vài giọt dd Ba(OH)2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dd Na2SO4 . Quan sát hiện tượng và giải thích
Thí nghiệm 5: BaCl2 t/d với axit
Nhỏ 1 vài giọt dd Bacl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dd H2SO4 loãng . Quan sát hiện tượng
Hoạt động 3: Viết bản tường trình:
GV gọi đại diện 1 nhóm nêu hiện tượng quan sát được ở các thí nghiệm

File đính kèm:

  • docSKKNhoa 9.doc