Đề tài Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp học sinh yêu thích môn Hóa học lớp 8

Trong bộ môn Hóa học, việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong giờ học là một việc làm rất cần thiết nhằm phục vụ cho việc dạy và học tập bộ môn hóa học được tốt hơn. Ngoài ra việc sử dụng thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học là yêu cầu bắt buộc của việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng tích cực thiết bị dạy học là một trong những phương pháp dạy học trực quan hỗ trợ đắc lực tư duy sáng tạo sẽ cuốn hút học sinh say mê học tập. Trong các giờ học, học sinh sẽ là trung tâm, làm việc với các dụng cụ hóa chất dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp học sinh có được niềm vui của sự khám phá, lĩnh hội tri thức dễ dàng, tạo nền tảng vững chắc

doc19 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp tiến hành các thí nghiệm giúp học sinh yêu thích môn Hóa học lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí phải bỏ cồn cũ đã bị bay hơi ra hết cồn) làm cho ngọn lửa đèn cồn đủ lớn. Đun tập trung ngọn lưa đèn cồn vào phần ống thủy tinh có chứa bột đồng (II) oxit.
+ Đảm bảo trực quan: Trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn. Cho nên khi chuẩn bị thí nghiệm, giáo viên cần suy nghĩ đến kích thước các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng hóa chất thích hợp. Các dụng cụ thí nghiệm cần có kích thước và màu sắc hài hòa. Bàn để biểu diễn thí nghiệm phải có độ cao cần thiết và bố trí các dụng cụ thí nghiệm sao cho mọi học sinh trong lớp đều nhìn rõ. Đối với các thí nghiệm có kèm theo sự đổi màu sắc hoặc có chất khí sinh ra hoặc tạo thành các chất rắn không tan (chất kết tủa) thì cần có thêm các phông màu thích hợp giúp học sinh dễ quan sát và nêu nhận xét.
Số lượng thí nghiệm trong một tiết dạy nên chọn vừa phải, phục vụ đúng trọng tâm bài học và đảm bảo thời gian của tiết dạy để đảm bảo thực hiện các khâu lên lớp đồng thời trong biểu diễn thí nghiệm giáo viên nên sử dụng những hóa chất gần gũi mà học sinh đã học và đã biết.
Bên cạnh để tập trung sự chú ‏‎‎‎ý của học sinh vào các phản ứng diễn ra, giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu về các dụng cụ trước khi thực hiện thí nghiệm. Một số trường hợp cần thiết có thể dùng hình vẽ hoặc tháo rời từng bộ phận để giới thiệu sau đó lắp lại dụng cụ theo một trình tự. Giáo viên nên lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, gọn nhẹ, dễ tháo lắp, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm hóa chất nhưng đảm bảo dễ thành công và an toàn cho học sinh. Ngoài ra giáo viên cần giải thích mục đích yêu cầu và cách tiến hành trước khi làm thí nghiệm.
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm cần hướng sự chú ‏‎ý của học sinh vào việc quan sát các hiện tượng xảy ra bằng cách đặt câu hỏi để học sinh phải theo dõi quan sát thí nghiệm để trả lời. Điều này cần thiết đặc biệt ở học sinh lớp 8 do khả năng quan sát của học sinh còn phát triển nên lưu ‏‎‎‎ý học sinh quan sát việc thực hiện đúng các thao tác thí nghiệm: như cách lấy hóa chất rắn và lỏng, cách đun, cách sử dụng đèn cồn, đặc biệt cách lắp và kiểm tra dụng cụ thí nghiệm
MỘT SỐ VÍ DỤ KHI TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN CỦA GIÁO VIÊN
Ví dụ Khi dạy phần “Tác dụng của nước với kim loại”–Bài Nước–Lớp 8
 Dụng cụ
Hóa chất
1 phễu nhỏ
1 ống nghiệm 
2 cốc 100 ml
1 kẹp lấy hóa chất
Mẫu Na nhỏ bằng hạt đậu xanh
Nước cất
Mẫu quỳ tím
Mẫu nhỏ Cu
 Cho mẫu nhỏ Na vào cốc chứa 10 ml nước cất, úp phễu thu khí vào ống nghiệm. Sau đó cho mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.
Giáo viên có thể làm song song thí nghiệm cho một mẫu Cu vào cốc nước để học sinh quan sát.
Hỏi: Hiện tượng quan sát được khi cho mẫu Na vào cốc nước? Dấu hiệu nào cho thấy đã có phản ứng xảy ra? Khí thoát ra có thể là chất gì?
--> HS quan sát, nêu được: Mẫu Na tan, nóng chảy thành giọt tròn chạy vòng trên mặt nước, tỏa nhiệt mạnh, thoát khí H2.
Hỏi: Cho biết quỳ tím ngã màu gì? Dung dịch tạo thành có tính chất gì? Chất rắn màu trắng còn lại khi làm bay hơi nước của dung dịch này có công thức thế nào? 
--> HS quan sát, nêu được: quỳ tím ngã màu xanh. Dung dịch tạo thành có tính chất bazơ. Chất rắn màu trắng có công thức NaOH
 Hỏi: Viết PTHH đã xảy ra? 
--> HS viết PTHH: 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Hỏi: Tại sao phải dùng lượng nhỏ mà không dùng lượng lớn Na kim loại?
--> HS nêu được: Nhiệt tỏa ra quá nhiều có thể làm vỡ cốc thủy tinh, Na dư có thể cháy trong không khí gây nguy hiểm.
Hỏi: Phản ứng hóa học giữa Na và nước thuộc loại phản ứng gì?
--> HS nêu được: Phản ứng hóa học giữa Na và nước thuộc loại phản ứng thế.
Hỏi: Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước không?
 -->HS nêu được: Không phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước. 
Ví dụ: Khi dạy phần “Tính chất của chất” – Bài Chất – Lớp 8
Dụng cụ
Hóa chất
1 đèn cồn, diêm
1 môi đốt hóa chất, 1 cốc 100ml
1 cốc thủy tinh chịu nhiệt 200ml
1 nút cao su, 1 lọ thủy tinh 
1 lọ bột lưu huỳnh
Nước cất
Thí nghiệm 1: Sự hòa tan của lưu huỳnh trong nước
- Lấy 1 ít bột lưu huỳnh cho vào cốc khô.
- Nhỏ 2-3ml nước cất vào cốc chứa lưu huỳnh, lắc nhẹ cốc.
Hỏi: Phát biểu về trạng thái, màu sắc, mùi và độ tan của lưu huỳnh trong nước.
 --> HS quan sát, nhận xét TN1: Lưu huỳnh là 1 chất rắn, màu vàng tươi, không mùi, không tan trong nước. Tuy lưu huỳnh có khối lượng riêng lớn hơn nước nhưng nó vẫn nổi vì không tan trong nước.
Thí nghiệm 2: Khi đốt nóng lưu huỳnh 
- Lấy lọ thủy tinh chứa ½ nước cất, dùng thìa lấy hóa chất. Hơ môi trên ngọn lửa đèn cồn đến khi lưu huỳnh bắt cháy. Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét màu ngọn lửa.
- Luồn nhanh môi vào lọ thủy tinh đựng nước, đậy miệng lọ bằng nút cao su để chặn khí SO2 không bay ra ngoài ( do khí SO2 mùi hắc, độc , gây ho, khó thở).
--> HS quan sát, nhận xét TN2: Khi đốt nóng, lưu huỳnh nóng chảy và cháy được với ngọn lửa màu xanh nhạt.
Kết luận: Những biểu hiện trên là tính chất của lưu huỳnh.
--> HS nêu được: Phản ứng hóa học giữa Na và nước thuộc loại phản ứng thế.
Hỏi: Có phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước không?
 -->HS nêu được: Không phải tất cả các kim loại đều tác dụng với nước. 
b/.Thí nghiệm của học sinh:
Tùy theo mục đích sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập (để nghiên cứu bài mới hoặc để củng cố hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng kĩ xảo) mà thí nghiệm của học sinh được chia thành các dạng khác nhau:
- Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới.
- Thí nghiệm thực hành.
- Thí nghiệm ngoại khóa.
Thí nghiệm để nghiên cứu bài mới: 
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng do khả năng nhận thức của học sinh có hạn ( chỉ bằng thị giác và thính giác) nên thí nghiệm biểu diễn còn những mặt hạn chế. Dù sao khi học sinh được trao dụng cụ tận tay và được thực hiện làm thí nghiệm thì việc làm quen với các dụng cụ, hóa chất và quá trình thực hành sẽ đầy đủ hơn. Ở đây học sinh tự tay điều khiển các quá trình và làm biến đổi các chất do đó có sự phối hợp giữa hoạt động trí óc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức. Phương pháp này phát triển tốt nhất năng lực trí tuệ, kích thích hứng thú học bộ môn của học sinh vì giúp học sinh phân tích dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của chính mình, thu hút học sinh nhận thức đối tượng nghiên cứu.
Việc tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm nghiên cứu bài mới có thể thực hiện bằng 2 cách: Toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm những thí nghiệm khác nhau. 
Khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm, giáo viên cần theo dõi để giúp các học sinh trong nhóm lần lượt được học, nếu không thì thí nghiệm theo nhóm 
sẽ biến thành thí nghiệm biểu diễn trong đó chỉ có vài em khá phụ trách. 
 Nếu thí nghiệm phức tạp cần có sự phân công giữa các học sinh
 trong nhóm.
Ví dụ 1: Khi dạy phần “Điều chế và thử tính chất của oxi” – Bài Tính chất của oxi – Hóa 8: Giáo viên có thể cho 1 nhóm học sinh lắp dụng cụ điều chế và thu khí oxi; các nhóm khác tiến hành các thí nghiệm đốt cháy lưu huỳnh, photpho, dây sắt trong khí oxi.
Các thí nghiệm của học sinh có thể tiến hành theo phương pháp minh họa hoặc phương pháp nghiên cứu như ví dụ sau: 
Ví dụ 2: Khi dạy phần “Nghiên cứu tính khử của hiđro” – Bài Tính chất của hiđro – Hóa 8: Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm khí hiđro khử CuO bằng 1 trong 2 phương pháp trên như sau:
+ Phương pháp minh họa: Giáo viên thông báo cho học sinh biết H2 không những có thể hóa hợp với đơn chất oxi mà còn khử được oxi ra khỏi các hợp chất oxit kim loại. Nếu cho H2 đi qua bột CuO nung nóng, H2 sẽ chiếm lấy oxi của hợp chất này và tạo ra nước, bột CuO từ màu đen sẽ chuyển sang màu đỏ do tạo ra Cu đơn chất.
PTHH: H2 + CuO t0 Cu + H2O
Tiếp theo giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm vừa được mô tả. Sau khi làm xong thí nghiệm, học sinh khẳng định về mặt thực nghiệm trên cơ sở những điều giáo viên đã trình bày.
+ Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên đặt vấn đề “ H2 có thể chiếm oxi của các oxit kim loại không?”
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, sử dụng các hóa chất được chuẩn bị sẵn để tiến hành thí nghiệm. Trong lúc thí nghiệm, giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh quan sát hiện tượng xảy ra, đặc biệt quan sát màu sắc CuO trước và sau khi dẫn H2 qua bột CuO bị đun nóng ( HS: màu đen chuyển thành màu đỏ), hướng dẫn học sinh quan sát trên thành và đáy ống nghiệm có gì xuất hiện 
( HS: Xuất hiện những giọt nước trên thành và 
 đáy ống nghiệm).
HS kết luận: H2 đã chiếm oxi của CuO tạo thành nước và giải phóng kim loại Cu màu đỏ.
PTHH: H2 + CuO t0 Cu + H2O
Phương pháp nghiên cứu kích thích học sinh hoạt động tích cực trong giờ học Hóa học và phát triển kĩ năng làm việc độc lập.
Thí nghiệm thực hành:
Hình thức thí nghiệm do học sinh tự làm khi hoàn thiện kiến thức nhằm minh họa, ôn tập, củng cố kiến thức đã học, được rèn luyện thao tác kĩ năng kĩ thuật tiến hành thí nghiệm và cách sử dụng dụng cụ - hóa chất và kĩ năng trực quan giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
Một trong những yếu tố giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là học sinh đã được chuẩn bị trước về mục đích của thí nghiệm, đọc trước cách tiến hành nội dung thí nghiệm ở SGK, quan sát giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra những kết luận đúng đắn. Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp tiến hành sao cho phù hợp cơ sở vật chất thiết bị liên quan, phổ biến cho học sinh những việc cần chuẩn bị và phải dự kiến những tình huống xảy ra cần giải thích về mặt lí thuyết. Các thí nghiệm thực hành có dụng cụ đơn giản, giá thành hạ, thí nghiệm dễ làm dễ thành công nhưng phải rõ và đảm bảo các yêu cầu về khoa học sư phạm. Một giờ thực hành thường theo trình tự sau:
- Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, nêu mục đích tiến hành và lưu ‏‎ý hướng dẫn những qui tắc, thao tác với dụng cụ, hóa chất cần đảm bảo an toàn trong khi thí nghiệm.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm. Trong điều kiện hiện nay, do khả năng trang bị cơ sở vật chất còn hạn chế nên thường thực hành theo nhóm lớn (từ 6-10em). Giáo viên nên gợi ý phân công nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm tránh 
không để HS chuyên làm 1 nhiệm vụ mà phải thay

File đính kèm:

  • docSKKN PP tien hanh cac thi nghiem giup HS yeu thich môn hoa hoc THCS.doc
Giáo án liên quan