Đề tài Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt ở lớp ở trường ptdt nội trú tây giang

Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn.

Xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay thì giáo dục gồm cả “Dạy chữ” và “Rèn người” thông qua môi trường giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh dần dần được hình thành.

 

doc17 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt ở lớp ở trường ptdt nội trú tây giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức và rèn luyện tu dưỡng hoàn thiện nhân cách của bản thân vì vậy tôi cho rằng: đây là một công việc quan trọng, nhưng thông thường giáo viên chúng ta không phải ai cũng chú ý và xác định đúng vai trò của nó, bản thân tôi xác định nếu cá nhân được sống và học tập, rèn luyện trong một môi trường tốt chắc chắn cá nhân đó sẽ có những điều kiện để rèn luyện tu dưỡng về đạo đức và năng lực của bản thân, biết tuân thủ theo các chuẩn mực sống của tập thể, biết sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” và như Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng nói: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên.” Thực hiện công việc này mỗi người có một phương pháp riêng của bản thân, riêng cá nhân tôi sau khi được nhà trường phân công công tác chủ nhiệm lớp tôi đã có kế hoạch cho mình và thực hiện nghiêm túc công việc được giao theo tiến trình sau đây và thu được những kết quả đáng nói, cùng chia sẻ những kinh nghiệm với các thầy cô giáo đang công tác trong ngành giáo dục .
1. Xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò trong quá trình hình thành tập thể tự quản
Như chúng ta đã biết chất lượng giáo dục giúp học sinh biết làm chủ và tự quản trong trường PTDT nội trú Tây Giang hiện nay chưa cao. Điều này làm cho giáo viên chủ nhiệm lớp rất vất vả vì phải làm thay học sinh qúa nhiều việc. Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi nghĩ rằng chúng ta chưa chú ý xây dựng tốt mối quan hệ thầy trò, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật phát triển tập thể qua 3 giai đoạn của học sinh, chưa biết tổ chức hướng dẫn học sinh làm việc một cách tự giác, tự lập cho nên quá trình này cần làm tốt một số công việc sau:
1.1 Phát hiện hiện trạng ban đầu của quan hệ thầy trò :
Thông thường giáo viên chủ nhiệm lớp ít khi chú ý đến vấn đề này nên việc gì cũng đến tay giáo viên chủ nhệm, tiết sinh hoạt nào vắng giáo viên chủ nhiệm là lớp loạn cả lên, cán bộ lớp tự ti, thụ động, ngại và chán sinh hoạt tập thể các em thường ỷ lại vào giáo viên chủ nhiệm do đó năng lực tự quản của các em không phát triển. Từ đó tôi đề ra những biện pháp cụ thể sau :
+ Trước hết ở giai đoạn tập thể sơ khai của tập thể học sinh lớp 6 mới vào trường nội trú các em còn nhiều bỡ ngỡ lạ thầy, lạ bạn, trong khi các em còn dè dặt làm quen, nghe ngóng thăm dò thái độ của thầy của bạn thì giáo viên chủ nhiệm cần phải tỏ ra nghiêm khắc, mệnh lệnh bắt buộc học sinh phải thực hiện nghiêm chỉnh nhiệm vụ đề ra. Quan hệ thầy trò trong giai đoạn này là quan hệ học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều khiển trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm .
+ Sau 1 thời gian chúng ta cần phân học sinh của lớp thành 3 nhóm:
Nhóm 1 : Gồm những học sinh tích cực ủng hộ các giải pháp của giáo viên chủ nhiệm.
Nhóm 2: Gồm những học sinh không biểu hiện gì xấu, nhưng không thể hiện rõ tính tích cực của mình trong tập thể lớp. Loại này chiếm số đông trong học sinh của lớp. 
Nhóm 3: Đó là những học sinh có nhiều biểu hiện yếu về học tập và tư cách đạo đức, những em này cần được quan tâm nhiều hơn. 
Với việc phân loại trên, nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên chủ nhiệm làm sao tập hợp được các em, để các em hoà đồng cùng tập thể tự giác rèn luyện tu dưỡng, hăng hái học tập là một việc không phải thực hiện ngay trong một sớm, một chiều nên giáo viên chủ nhiệm cần kiên trì và bằng thái độ sư phạm để đưa ra được kế hoạch cụ thể cho tập thể lớp thực hiện trên cơ sở tuân thủ theo kế hoạch chung của nhà trường để dần hình thành cho được một tập thể tự quản tốt.
Ví dụ: Tôi đã mạnh dạn giao việc cho lớp trưởng như xếp chỗ ngồi cho các bạn, trong buổi sinh hoạt tập cho lớp trưởng lên điều khiển lớp, xây dựng hệ thống biểu mẫu để theo dõi thi đua cuối tuần, cuối tháng, gợi ý và hướng dẫn lớp trưởng lập kế hoạch cho các buổi sinh hoạt theo các chủ đề có kết quả, ở đây tôi chỉ đóng vai trò là người cố vấn giúp các em định hướng công việc và điều khiển hoạt động khi cần thiết, chính vì vậy mà tôi nhận thấy các em tham gia vào công việc của lớp tự giác và có tinh thần tự chủ rất cao.
1.2. Nâng cao ý thức làm chủ tập thể của từng thành viên trong lớp 
Song song với việc tạo dựng mối quan hệ ban đầu của thầy và trò cùng với việc bước đầu tạo dựng kế hoạch hoạt động cho các em được giao nhiệm vụ là cán bộ lớp, tôi cũng chú ý đến việc đề cao trách nhiệm của từng thành viên trong lớp bằng viêc giao ý thức làm chủ tập thể của các thành viên trong lớp, tôi khẳng định với các em về những quyền lợi và nghĩa vụ của từng cá nhân đối với tập thể, bằng những câu chuyện kể nói đến tinh thần đoàn kết đồng lòng của các thành viên trong tập thể như câu chuyện sau đây tôi thấy có tác dụng rất lớn đến tâm tư và tình cảm của các em đối với lớp:
Ví dụ: Tôi kể một câu chuyện: “ Có một lần, ở một làng nọ tổ chức lể hội, trong cuộc họp chuẩn bị cho buổi lễ mọi người đều được tham gia bàn bạc các công việc và hoạt động của buổi lễ, sau đó cùng nhất trí những thành viên tham gia lễ hội đều phải đóng góp 1 chai rượu để uống mừng sau khi lễ hội kết thúc và hôm sau khi buổi lễ bắt đầu ai ai cũng vui vẻ đem theo 1 chai rượu và tiến đến đổ vào 1 thùng lớn đặt tại trung tâm lễ hội. Sau khi lễ Hội kết thúc thì tất cả mọi người đều vui vẻ tiến đến bên thùng rượu và hồ hởi thưởng thức những chén rượu mừng được rót ra từ chiếc thùng đó, nhưng khi uống tất cả mọi người không ai bảo ai đều nhận thấy rằng mình đang uống những cốc nước lã, hoá ra mọi người lúc này đều ngầm hiểu rằng: Ai cũng nghĩ là chỉ có một mình đem theo 1 chai nước lã thì có thấm gì so với rất nhiều người cùng mang rượu khi tham dự lễ hội, kết quả là có nhiều người có cùng suy nghĩ như nhau nên dẫn đến có kết cục không vui như trên”.
Qua câu chuyện trên, tôi đã nhấn mạnh cho các em thấy được việc suy nghĩ ích kỉ như những con người trong câu chuyện trên thì chắc chắn tập thể lớp của chúng ta cũng sẽ không bao giờ trở thành một tập thể tốt được, tôi cũng yêu cầu các em trong lớp hãy suy nghĩ nghiêm túc câu chuyện mà tôi đã kể và liên hệ bản thân tự xác định trách nhiệm của mình đối với lớp. Chính qua câu chuyện trên phần nào tôi thấy các em ở lớp tôi làm chủ nhiệm đều thể hiện trách nhiệm đối với tập thể lớp. Ví dụ như các em mạnh dạn có thể là gặp trực tiếp, hoặc viết ra giấy gửi đến tôi những tâm tư, nguyện vọng của các em đề đạt với giáo viên chủ nhiệm về những vấn đề của lớp, ở các em tôi nhận thấy các em thân thiết và lo lắng cho nhau, cùng nhắc nhở nhau hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp giao cho, không khí lớp vui vẻ, cởi mở, hăng hái thi đua, kết quả là ý thức tổ chức kỉ luật của các em tiến bộ không ngừng, tập thể lớp giành được nhiều giải cao trong học tập và các hoạt đông văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường tổ chức trong các đợt thi đua chào mừng để kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước trong năm học như: Nhì thi đua tuần trong năm học, nhất tiết học tốt, nhất hoa điểm mười, Nhì thi đố vui để học, và nhất nhì các giải hội thao cấp trường.
Sau đây là bảng thể hiện mối quan hệ thầy trò trong quá trình xây dựng tập thể tự quản tốt .
Các giai đoạn phát triển tập thể 
 Các thái độ sư phạm của thầy. 
 Các quan hệ
 thầy - trò 
 Giai đoạn 1
Điều khiển trực tiếp 
 ( Mệnh lệnh )
Học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào sự điều khiển của thầy 
 Giai đoạn 2
 Huấn luyện đào tạo (Dân chủ tập trung )
 Học sinh nửa phụ thuộc, bước đầu tập làm quen với công việc mà giáo viên giao. 
 Giai đoạn 3 
Điều khiển gián tiếp 
 ( Cố vấn ) 
Học sinh tự lập hoàn toàn. 
2. Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức tốt “ Bộ máy tự quản” của lớp – Đội ngũ cán bộ tự quản .
 Lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp có đủ uy tín và năng lực điều khiển tập thể lớp. mô hình của 1 đội ngũ cán bộ lớp gồm có : 
 -Một lớp trưởng phụ trách chung.
 - Các lớp phó: Tôi lựa chọn từ 3 em mỗi em phụ trách một nội dung của lớp như : học tập, văn nghệ , lao động kĩ luật.
 	- Các cán sự bộ môn : ở trường PTDT nội trú có nhiều môn học, mỗi môn có 1 cán sự. Cán sự bộ môn phải là những học sinh khá - giỏi bộ môn đó, say sưa và có nhiều sáng tạo trong môn học đó, có trách nhiệm với việc tổ chức giúp các bạn học còn yếu về môn học đó và có khả năng điều khiển lớp khi vắng mặt giáo viên bộ môn vì một lí do nào đó. Chính những cán sự bộ môn này sau này cũng là một trong các trợ thủ đắc lực của tôi trong việc cải tiến tiết sinh hoạt của lớp trở nên vui vẻ và bổ ích thay vì những buổi sinh hoạt khô khan công thức và cứng nhắc trước đây. Ngoài cán sự môn học, cần có cán sự một số hoạt động của lớp như thủ quỹ, ... 
 	- Học sinh trong lớp cần chia ra thành các tổ học tập, có trình độ mọi mặt tương đương nhau . Trong lớp, học sinh nên ngồi theo tổ. Mỗi tổ cần có tổ trưởng và tổ phó. Mỗi tổ cũng lại chia thành nhóm học tập và các hoạt động trong nhóm .
 	- Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp có đầy đủ uy tín và năng lực ? 
 Có 2 cách hình thành : 
 	+ Giáo viên tự lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp trên cơ sở tìm hiểu học sinh .
 	+ Tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua hình thức bỏ phiếu kín .
 	Mỗi cách trên đều có những ưu điển riêng song theo kinh nghiệm của bản thân tôi thấy tốt nhất giáo viên chủ nhiệm cần định hướng cho tập thể lựa chọn biến ý định của mình thành qyuết định dân chủ của tập thể bằng việc xác định những tiêu chuẩn lựa chọn và mục tiêu nội dung hoạt động của lớp để lựa chọn được người gánh vác công việc của tập thể .
 	- Khi lựa chọn những học sinh đủ tiêu chuẩn vào đội ngũ cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể tự mình thông báo cho học sinh và dùng phiếu tín nhiệm thăm dò ý kiến của học sinh sau đó sẽ có quyết định chính thức ..
 	- Nếu để học sinh tự lựa chọn thì phải tổ chức cho các em bỏ phiếu tín nhiệm những bạn xứng đáng nhất vào cán sự lớp. việc bỏ phiếu phải diễn ra công khai, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính dân chủ, không áp đặt học sinh. Trên cơ sở của việc đặt đúng tầm quan trọng của việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp, sau nhiều năm được nhà trường giao cho công tác chủ nhiệm lớp tôi đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
 	3. Giáo viên chủ nhiệm lớp quy định rõ chức năng cho từng loại cán bộ tự quản .
Bên c

File đính kèm:

  • docSKKN HOA 9.doc