Đề tài Phương pháp giảng dạy môn hóa học ở thcs

Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất , nhưng nó lại có vai trò quan trọng trong nhà tường phổ thông.Môn hóa học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động . Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ,.chính xác, yêu thích khoa học.

doc16 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp giảng dạy môn hóa học ở thcs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấn đề ( đặt giả thiết, lập kế hoạch giải quyết vấn đề vấn đề đó).
Tình huống đặt ra phải kích thích, gây hứng thú, nhận thứca đối với học sinh, tạo cho học sinh ý thức tự giác tích cực trong hoạt động nhận thức .
Tình huống đưa ra phải phù hợp khả năng của học sinh, để học sinh căn cứ vào những kiến thức cũ, để giải quyết được vấn đề đặt ra  bằng hoạt động tư duy của học sinh.
+ Câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên cần phải chứa đựng các yếu tố sau:
Chứa đựng mâu thuẫn nhận thức: Có một hay vài khó khăn, đòi hỏi học sinh phải tư duy, huy động và vận dụng các kiến thức đã có ( nghĩa là câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bên trong giữa điều đã biết và điều chưa biết).
Chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vi tìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thiết, tạo điều kiện tìm ra được con đường giải quyết.
Gây được cảm xúc mạnh đối với học sinh khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức liên quan đến vấn đề.
2. Giải quyết vấn đề.
Gồm các bước sau:
2.1 Xây dựng các giả thuyết.
2.2 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
2.3 Thực hiện giải quyết vấn đề, kiểm tra các giả thuyết bằng các phương pháp khác nhau.
3. Kết luận:
Gồm các bước sau:
3.1 Thảo luận các kết quả thu được và đánh giá.
3.2 Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu.
3.3 Phát biểu kết luận.
3.4 Đề xuất vấn đề mới.
4. Vận dụng dạy học nêu vấn đề khi giảng dạy hóa học ở trường THCS.
Dạy học nêu vấn đề khi giảng dạy hóa học ở trường THCS chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp trong một số bài cụ thể:
Ví dụ 1. Khi nghiên cứu thí nghiệm: Nhôm phản ứng với dd kiềm trong bài nhôm ở lớp 9.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Nêu vấn đề: Nhôm có đầy đủ TCHH chung của kim loại, ngoài ra nhôm còn có tính chất gì đặc biệt ?
+ Hãy nghiên cứu thí nghiệm nhôm tác dụng với dd NaOH.
+ Gợi ý: Phản ứng này có mâu thuẫn với những điều đã học ?
+ Giải quyết mâu thuẫn: Điều này không sai và không mâu thuẫn. Đó là do hợp chất của nhôm có tính chất đặc biệt, ta sẽ học ở lớp trên.
+  Nhóm HS : Thả dây nhôm vào ống nghiệm đựng dd NaOH, có ống vuốt dẫn khí ra ngoài.
+ Quan sát hiện tượng: Có khí thoát ra.
+ Châm lửa đốt, khí cháy, ngọn lửa xanh
-> Khí tạo ra là H2.
+ HS nêu vấn đề: Phản ứng Al với dd NaOH có mâu thuẫn với TC của KL đã học không ? Hay TN sai ?
Ví dụ 2. Khi nghiên cứu tính chất hóa học của axit sùnuric đặc nóng, với đồng thì vấn đề xuất hiện là: Trái với tính chất của kim loại đã học đó là : Kim loại đứng sau hiđrô trong dãy hoạt động hóa học đã phản ứng với axit. Điều này đúng hay sai ?
Ta hãy xem điều kiện và sản phẩm cảu phản ứng H2SO4 tác dụng với Cu như thế nào ?
Học sinh phát biểu: H2SO4 đặc, nóng.
Cu kim loại hoạt động yếu ( đứng sau H)
Sản phẩm: Khí không màu, mùi khó chịu, làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. dd CuSO4 màu xanh.
* Kết luận: Điều này không mâu thuẫn gì với TCHH chung của axit và dd H2SO4 lo
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề góp phần rất lớn trongviệc giúp học sinh tích cực phát hiện kiến thức mới, và có thể áp dụng một cách linh hoạt hiệu qủa trong dạy học đặc biệt là dạy kiến thức mới. Tuy nhiên muốn thật sự mang lại hiệu quả cao người dạy, người học phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thực hiện phương pháp này để tạo tịnh huống, giải quyết tình  huống một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác nhất.
ãng. Đó là do TCHH đặc biệt của H2SO4 đặc, nóng.
C. SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỂ DẠY HỌC TÍCH CỰC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC.
 Vai trò của bài tập hóa học trong việc dạy hóa học và nâng cao chất lượng giảng dạy.
1. Các dạng bài tập hóa học.
* Bài tập tự luận: ( Bài tập lý thuyết, bài tập thực hành).
* Bài tập trắc nghiệm khách quan: ( Bài tập dạng câu điền khuyết, câu đúng sai, câu có/không, câu nhiều lựa chọn, câu cặp đôi).
2 Bài tập hóa học có vai trò to lớn trong việc giảng dạy, củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học.
* Bài tập hóa học như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
* Bài tập hóa học mô phỏng một số tình huống đời sống thực của con người.
* Bài tập hóa học được nêu lên như tình huống có vấn đề.
* Bài tập hóa học là một nhiệm vụ mà giáo viên, học sinh cần giải quyết.
3 Bài tập hóa học chính là một phương tiện giúp người giáo viên tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới.
* Hình thành kiến thức kỹ năng mới.
* Vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
+ Ví dụ 1.
Hoàn thành PTPƯ sau:
SO3 + H2O –>  H2SO4
P2O5 + H2O –>  H3PO4
CO2 + H2O –>  H2CO3
? Cho biết các chất tạo ra sau PƯHH thuộc loại chất nào.
? Cho biết thành phần phân tử của H2SO4 ,H3PO4 ,H2CO3 có gì giống nhau.
? Nhóm nguyên tố SO4, PO4, CO3 được gọi là gốc axit. Vậy căn cứ vào hóa trị của H là I, cho biết hóa trị của các gốc axit trên?
? Hãy cho biết hợp chất axit có thành phần như thế nào.
+ Ví dụ 2.
Có hỗn hợp gồm các chất khí thải độc hại sau đây: HCl, Cl2, CO2, CO, SO2 Hãy nêu biện pháp để xử lý chất thải đó bằng phương pháp hóa học?
+ Ví dụ 3.
Có 3 lọ đựng 3 dd NaOH, HCl, nước cất. Chỉ dùng một chất hãy nhận biết mỗi lọ đựng chất nào. Dụng cụ hóa chất coi như đủ.
* Tóm lại:
Để tích cực hóa hoạt dộng của học sinh trong giờ học hóa học thông qua các bài tập hóa học, bài tập đưa ra như một vấn đề cần giải quyết, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
D. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRONG TRƯỜNG THCS.
1. Cách vận dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học môn hóa học trong trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy:
+ Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất.
+ Nhóm học sinh thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó.
+ Nhóm học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này muốn tăng hiệu quả cần chú ý:
* Phân công nhóm thường xuyên, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công học sinh thành nhóm thường xuyên (một bàn hoặc hai bàn ghép lại) có đặt tên nhóm (1,2) có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần thiết (nhóm cơ động, không cố định).
* Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định ( nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay thế cho các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm: Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi có yêu cầu.
* Giáo viên giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm, theo dõi các nhóm hoạt động để có thể giúp đỡ, định hướng, điều khiển, điều chỉnh kịp thời để hoạt động nhóm đi đúng hướng
1. ,Áp dụng cho chương trinhg hoa hoc 8
Ví dụ .
*Tổ chức HĐN theo bàn cùng QS một số TN của GV, nhận xét rút ra KL.
2. Tổ chức HĐN trong giờ TH hóa học.
+ Tùy theo điều kiện về dụng cụ, hóa chất có thể chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm.
+ Mỗi nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Báo cáo mục đích mỗi thí nghiệm, các dụng cụ, hóa chất cần thiết, cách tiến hành thí nghiệm, và những điểm lưu ý. Nghe báo cáo của các nhóm khác, bổ xung hoàn thiện.
- Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
* Lắp dụng cụ nếu có, lấy hóa chất. Quan sát trạng thái, màu sắc trước phản ứng.
* Thực hiện thí nghiệm.
* Quan sát hiện tượng sảy ra, giải thích hiên tượng, dự đoán chất tạo thành, viết phương trình phản ứng.
VD1. Tổ chức HĐN HS thực hành bài TN bài 39 SGK hóa học 8.
TN3. Nước tác dụng  với điphotpho penta oxit.
HĐN có thể là:
HĐ của GV
HĐ của nhóm HS do nhóm trưởng phân công
1. Y/C đại diện các nhóm báo cáo MĐ, Dc, HC cần cho TN.
+ HS1. MĐ TN.
+ HS2. Dụng cụ hóa chất.
+ KT t/d của nước với P2O5
+ Bình TT, muỗng sắt, đèn cồn, khí O2, Pđỏ, nước, giấy quỳ tím.
2. Y/C đại diện nhóm nêu cách tiến hành TN.
+ TN gồm 2 TN nhỏ:
HS3. Đ/C P2O5
HS4. Cho P2O5 t/d với nước, xđ chất tạo thành.
+ Đốt mẩu Pđỏ ngoài kk rồi đưa nhanh vào bình O2, đậy nút bông tẩm xút.
+ cho khoảng 2 ml nước vào bình lắc nhẹ.
+ cho vào bình 1 mẩu giấy quỳ tím.
3. Y/C đại diện nhóm tiến hành TN, QS, mô tả, GT HT.
HS5&HS 6. Thực hiện TN1.
HS7 &8. Thực hiện TN2.
Các HS  QS HT, mô tả Ht.
Thư ký ghi chép KQ.
+ P cháy sáng có khói trắng gồm những hạt liti.
+ Bột trắng tan dễ dàng trong nước tạo thành dd không màu.
+ dd không màu làm quỳ tím hóa dỏ.
4. Y/C ghi tường trình TN.
+ Tất cả HS trong nhóm đều ghi tường trình.
+ TN.
+ HT, GT, PTHH.
+ Rút ra NX.
4P     +    5O2 –>   2 P2O5
(r, đỏ)       (khí)            (r, trắng)
P2O5+ 3H2O–> 2H3PO4
(r, trắng)             ( dd không màu)
dd H3PO4
+ oxit axit tác dụng với nước tạo thành axit.
VD2. Tổ chức cho HS HĐN tiến hành TN TH hóa học 9.
TN2. PƯ của rượu etylic và axit axetic ( bài 49- SGK hóa học 9).
* HĐN có thể tổ chức như sau:
HĐ của GV
HĐ của nhóm HS do nhóm trưởng phân công
1. Y/C đại diện các nhóm báo cáo MĐ, Dc, HC cần cho TN.
+ HS1. MĐ TN.
+ HS2. Dụng cụ hóa chất.
+ Kiểm tra t/d của rượu etylic và axit axetic.
+ ống nghiệm chịu nhiệt, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, cốc nước lạnh, 1 ống nghiệm khô sạch, đèn cồn, giá TN, rượu etylic, axit axetic, H2SO4(đ/n), nước muối ăn bão hòa.
2. Y/C đại diện nhóm nêu cách tiến hành TN.
+ TN gồm 2 TN nhỏ:
+ HS3. Cho rượu etylic t/d với axitaxetic có H2SO4(đ/n),
+ HS4. XĐ SP:
+ Thực hiện TN:
3. Y/C đại diện nhóm tiến hành TN, QS, mô tả, GT HT.
+ HS5 &HS6. Thực hiện TN 1.
+ HS7&8. Thực hiện TN2.
+ Các HS khác QS HT, mô tả HT.
+ Thư ký ghi chép KQ.
+ Có chất lỏng ở ống nghiệm ngâm trong cốc nước lạnh. Mùi thơm xuất hiện.
+ Tạo thành lớp chất lỏng không màu, có mùi thơm, nổi lên trên mặt nước.
4. Y/C ghi tường trình TN.
+ Tất cả HS trong nhóm đều ghi tường trình.
+ TN.
+ HT, GT, PTHH.
+ Rút ra NX.
C2H5OH + CH3COOH
H2SO4đ/n
CH3COOC2H5
+ C2H5OH t/d với CH3COOH tạo thành este( etyl axetat) có mùi thơm.
3. Kết luận.
PP

File đính kèm:

  • docskkn phuong phap giang day mon hoa hoc o thcs.doc
Giáo án liên quan