Đề tài Phương pháp dạy một tiết thực hành môn hoá học 9

Để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam- chủ nhân tương lai của đất nước, là những người lao động phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thế kỉ XXI. Theo nghị quyết quốc hội, Bộ giáo dục đào tạo đổi mới chương trình sách giáo khoa ở các trường phổ thông. Sách giáo khoa mới có nhiều điểm khác sách giáo khoa cũ như: giảm lượng kiến thức, tăng lượng kênh hình làm cho bài học trở nên sinh động hơn. Quan điểm trong phương pháp dạy học và nội dung chương trình sách giáo khoa mới là: dạy học hướng vào người học hay nói cách khác theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy một tiết thực hành môn hoá học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
đề tài: Phương pháp dạy một tiết thực hành môn hoá học 9
I.Phần mở đầu.
 1. Lý do chọn đề tài:
Để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam- chủ nhân tương lai của đất nước, là những người lao động phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thế kỉ XXI. Theo nghị quyết quốc hội, Bộ giáo dục đào tạo đổi mới chương trình sách giáo khoa ở các trường phổ thông. Sách giáo khoa mới có nhiều điểm khác sách giáo khoa cũ như: giảm lượng kiến thức, tăng lượng kênh hình làm cho bài học trở nên sinh động hơn. Quan điểm trong phương pháp dạy học và nội dung chương trình sách giáo khoa mới là: dạy học hướng vào người học hay nói cách khác theo hướng dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Để thực hiện tốt hướng dạy học này giáo viên dóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn còn học sinh phải tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập.
Nên đa số học sinh và giáo viên còn ngại khi tiến hành thực hành, chỉ học trên lí thuyết mà không được củng cố bằng thực hành. Do đó với những bài tập thực nghiệm các em tỏ ra lúng túng. Vì những lí do trên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp dạy một tiết thực hành hoá học lớp 9 để các đồng chí tham khảo, trao đổi và tìm ra giải pháp tốt nhất.
2.Các nhiệm vụ của đề tài:
 a. Nghiên cứu kĩ bài thực hành:
Trước khi dạy giáo viên phải
Nghiên cứu kĩ nội dung bài thực hành,
Tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến nội dung bài,
Định hướng phương pháp dạy.
 b. Làm thử các thí nghiệm của bài:
 Mỗi thí nghiệm dù dễ hay khó cũng có thễ xảy ra sự cố trong khi làm. Chính vì vậy người giáo viên phải làm thử tất cả các thí nghiệm trong bài trước khi dạy và hướng dẫn học sinh làm. Từ đó cũng rút ra được phương pháp hướng dẫn thực hành sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, điều kiện hiện có của trường, an toàn cho cả thày và trò.
 c. Chuẩn bị tiết dạy:
- GV cần soạn giáo án chi tiết, khoa học.
- Chuẩn bị các đồ dùng, hoá chất của học sinh, giáo viên phục vụ cho giờ thực hành.
3. Các giả thuyết khoa học:
- Cha ông ta có câu: “Học đi đôi với hành”.Trong mọi thời đại câu noí đó luôn đúng bởi dù học lí thuyết có giỏi dang đến đâu nhưng không được thực tế trải nghiệm thì lí thuyết đó chỉ là “lí thuyết xuông”. Từ lí thuyết dẫn tới thành công phải trải qua một quá trình thực hành gian nan, vất vả bởi lẽ giữa lí thuyết và thực hành có nhiều điểm khác nhau.
- Nếu học sinh được học thực hành để củng cố cho lí thuyết đã học thì chắc chắn rằng kiến thức hoá học của các em tương đối vững vàng. Khôngg những thế tiết thực hành còn thu hút các em hăng say học tập môn hoá học, kích thích óc sáng tạo, nghiên cứu và tìm tòi của các em hơn.
4. Các phương pháp nghiên cứu:
 a. Nghiên cứu tài liệu tham khảo:
Tài liệu cơ bản nhất đó là sách giao khoa và sách giáo viên hoá học 9. Ngoài ra tôi còn tham khảo một số sách có liên quan tới thực hành hoá học của các trường CĐSP hoặc ĐHSP ví dụ như: Thí nghiệm Hoá Học ở trường THCS của tác giả Trần Quốc Đắc do nhà xuất bản giáo dục ban hành. Các đĩa CD hoặc VCD có liên quan tới thí nghiệm như: Thí nghiệm của GV, HS lớp 8, 9 do nhóm công nghệ thông tin trường ĐHSP Hà Nội – do PGS.TS đặng thị oanh đạo diễn.
 b. Phương pháp dạy:
- Các bài thực hành hoá học đều nhằm mục đích khắc sâu các kiến thức đã học, mở rộng, bổ sung kiến thức mới. Vì vậy trong mỗi bài thực hành tôi thường sử dụng phương pháp sau:
*Mở đầu: Giáo viên phân công học sinh làm việc theo nhóm
 + Cách chia nhóm:
Mỗi nhóm gồm 2 bàn ngồi quay mặt vào nhau để tiện trao đổi ý kiến với nhau mà không làm xáo trộn trật tự trong lớp học và không làm mất nhiều thời gian.
Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng và 1 thư kí: Nhóm trưởng có nhiệm vụ điều khiển, hướng dẫn các thành viên trong tổ làm thí nghiệm và thảo luận nhóm. Thay mặt nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình; Thư kí có nhiệm vụ ghi lại kết quả thảo luận chung của nhóm mình.
 c.Yêu cầu học sinh:
Ôn tập kiến thức, kĩ năng có kiên quan đến bài thực hành.
Nghiên cứu trước bài thực hành. Kẻ trước bản tường trình thí nghiệm.
Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất đơn giản, dễ kiếm cho bài thực hành.
 d. Soạn giáo án:
Sau đây tôi xin trình bày giáo án dạy một bài thực hành (trong chương trình hoá học 9):
Bài 14: Thực hành: tính chất hoá học của bazơ và muối
mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:
Khắc sâu cho học sinh những tính chất hoá học của bazơ: tác dụng với muối, tác dụng với axit.
Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của muối: tác dụng với kim loại, tác dụng với muối và tác dụng với axit.
 2.Kĩ năng:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành làm thí nghiệm hoá học, quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTHH.
Củng cố kĩ năng thảo luận nhóm.
 3.Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, tiêt kiệm.. trong học tập và thực hành hoá học.
B.Phương tiện dạy học:
1.Giáo viên chuẩn bị:
 2.Học sinh chuẩn bị:
Kẻ trước bản tường trình theo mẫu sau:
C.Tiến trình tổ chức bài học:
 I.ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp
 - Phân nhóm học tập: ChiaHĐ4: Hoàn thành bản tường trình thí nghiệm (10 phút)
 nhóm, cử nhóm trưởng và thư kí
II. Tổ chức các hoạt động học tập.
 HĐ1: Kiểm tra dụng cụ, sự chuẩn bị của HS (5 phút)
 HĐ2:Tiến hành thí nghiệm về tính chất hoá học của bazơ(10 phút)
HĐ3: Tiến hành thí nghiệm về tính chất hoá học của muối (15 phút)
6. Lịch sử nghiên cứu
Là một giáo viên tốt nghiệp khoa Hoá- Sinh trường CĐSP Hưng Yên, tôi luôn tâm niệm rằng cần phải dạy học sao cho học sinh yêu môn hoá và thích học môn hoá. Chính vì vậy trong 5 năm dạy học( kể từ khi tôi ra trường) tôi luôn cho học sinh vừa học lí thuyết vừa được thực hành.
 Tôi đã áp dụng phương pháp này ở cả 2 khối 8 và 9 trên tất cả các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình. Vì lí do đó tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến này để mọi người xem xét, tham khảo và góp ý.
II. Nội dung và kết quả nghiên cứu
1.Nghiên cứu lí luận:
III. Phần kết luận
1.Tóm tắt kết quả nghiên cứu:
-100% các em khi được hỏi “ Các em có thích học môn hoá không?” “có thích thực hành không?” thì trả lời là “có”
-85% các em học sinh làm được các bài toán thực nghiệm: Nêu hiện tượng, phân biệt chất, nhận biết chất, tách chất dạng trung bình và khó
- 90% các em học sinh nắm được các thao tác thực hành cơ bản và quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
2. Kết luận chính:
3. Những đề xuất kiến nghị
Để dạy một tiết thực hành đòi hỏi người giáo viên dạy môn hoá phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu chuẩn bị hoá chất và làm thử thí nghiệm để đảm bảo sự an toàn cho học sinh. Do đó tôi đề nghị với các cấp lãnh đạo nghiên cứu tạo điều kiện về thời gian cho các giáo viên giảng dạy (như rút bớt giờ). Bên cạnh đó giáo viên bộ môn thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại như: axit clohiđric đặc, brom, Clocó ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Họ rất cần sự quan tâm hơn nữa về kinh phí độc hại đối với giáo viên hoá.

File đính kèm:

  • docskkn hay.doc