Đề tài Phương pháp dạy học tích cực ở bộ môn hoá học thcs

 Khoa học và tri thức là điểm khởi nguồn cho sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Vậy làm thế nào để lớp trẻ lĩnh hội được lượng kiến thức đó và vận dụng nó một cách linh hoạt vào đời sống và sản xuất. Đó là điều mà mỗi cán bộ giáo viên nói riêng và ngành giáo dục nói chung đang băn khoăn trăn trở. Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp dạy học tích cực ở bộ môn hoá học thcs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp để dạy học tích cực.
 + Thiết kế, kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực.
 +Tổ chức,điều khiển các hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng tích cực. Do đó khâu thiết kế, kế hoạch bài học rất quan trọng. Muốn vậy cần chú ý một số điểm sau:
 -Phân loại bài học hóa học và một số phương pháp,kỹ thuật dạy học cơ bản đối với mỗi loại bài hóa học.
 -Quy trình để thiết kế bài soạn theo hướng đổi mới phương pháp dạy học gồm :
 +Thiết kế, kế hoạch bài học (giáo án). Chú ý hoạt động của học sinh theo hướng tích cực. 
 VD:dạy bài 21 :Sự ăn mòn kim loại
 -Theo phương pháp cũ là đưa khái niệm về sự ăn mòn kim loại sau đó làm thí nghiệm minh hoạ từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn nên giáo viên có thể không cần phải yêu cầu học sinh sưu tầm mẫu vật. Do vậy sau khi học xong bài, học sinh chỉ nắm kiến thức lí thuyết một cách thụ động. 
 -Ngày nay khi dạy bài này tôi luôn yêu cầu học sinh sưu tầm vật mẫu là các mẩu kim loại gang, thép bị gỉ..v..v .. Khi dạy vào bài tôi yêu cầu học sinh quan sát các vật mẫu và rút ra nhận xét, thông qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra để từ đó hoc sinh rút ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại và nguyên nhân của sự ăn mòn, những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn, ,bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
 Dạy bài kiểu này giáo viên nên:
 - Tổ chức các hoạt động trên lớp: để học sinh làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức và hình thành kỹ năng hóa học.
 VD:Cho học quan sát vật mẫu thảo luận rút ra nhận xét cho từng đơn vị kiến thức của bài: Khái niệm sự ăn mòn kim loại ,những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn và cách bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn. 
 -Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh: chính xác hóa các khái niệm hóa học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hóa học mà học sinh tìm tòi được.
 VD: dạy các bài khái niệm trong chương trình hoá học 8 
 +Thiết kế và thực hiện sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm hóa học, mô hình mẫu vật như là nguồn để học sinh khai thác, tìm kiếm, phát hiện kiến thức, kỹ năng hóa học. 
-VD bài 39 BENZEN (hoá 9) các năm học trước tôi dạy theo phương pháp cũ. Năm học này tôi đã khai thác ứng dụng thông tin trên mạng, soạn và dạy theo phương pháp trình chiếu kết hợp với thực hành thí nghiệm tại phòng chức năng. Nhờ vậy giáo viên hoạt động ít, ngược lại tạo hứng thú cho học sinh học tập tích cực và có thêm nguồn kiến thức. Từ đó các em thêm yêu thích môn học hơn. 
 +Tạo điều kiện để học sinh rèn luyện kỹ năng học tập, tự học tích cực, vận dụng sáng tạo nhiều hơn những tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học và sản xuất.
Vd các bài có thực hành thí nghiệm nên để học sinh tự làm giáo viên chỉ hướng dẫn và đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp từng bài để học sinh rút ra kiến thức sau đó giáo viên chốt lại vấn đề. 
 +Thiết kế kiểu bài trình chiếu.
 +Chú ý dạy học sinh cách học tích cực, chủ động, sáng tạo giáo viên phải thiết kế bài soạn cho một tiết dạy theo hướng tích cực được chuẩn bị theo các bước sau:
 + Bước 1:Xác định mục tiêu của bài.
 + Bước 2: Chuẩn bị.(bao gồm chuẩn bị của giáo viên và của học sinh) 
 + Bước 3: Xác định phương pháp,kỹ thuật dạy học chủ yếu.
 + Bước 4 :Thiết kế các hoạt động của giáo viên và học sinh theo hướng tích cực ở trên lớp.
 + Bước 5: Ra bài tập để học sinh tự đánh giá và vận dụng tri thức.
 Vd1: Loại bài nghiên cứu tính chất chung của loại chất: Oxít, Axit, Bazơ, muối, kim loại, phi kimTrước kia ta thường đưa ra định nghĩa sau đó cho ví dụ rồi phân loại gọi tên và yêu cầu học sinh làm bài tập theo các nội dung đó. nay theo chương trình cải cách mới tôi dạy theo phương pháp sau:
 -GV nêu vấn đề 
 - HS giải quyết vấn đề bằng cách:
 + Nghiên cứu thí nghiệm 
 + Sử dụng kiến thức đã biết 
 + Đọc thông tin trong bài ... 
 -Từ đó HS kết luận vấn đề.
 -GV hoàn thiện và bổ sung kiến thức.
 Vd2: Dạy bài khái niệm hóa học ở lớp 8: ( Bài: Axit – Bazơ – Muối )
 -GV nêu vấn đề : Thế nào là Axit – Bazơ – Muối ? 
 - HS giải quyết vấn đề bằng cách:
 + Nghiên cứu thông tin (hoặc thí nghiệm); về khái niệm, công thức, phân loại. 
 + Sử dụng kiến thức đã biết để tìm hiểu thành phần của từng chất. Từ đó rút ra khái niệm.
 + Đọc thông tin trong bài để tìm hiểu và đưa ra công thức tổng quát, phân loại từng loại chất.
 -HS kết luận vấn đề.
 -GV hoàn thiện và bổ sung kiến thức.
 Như vậy học hóa học không phải là quá trình được dạy,mà là quá trình tự tiếp nhận tri thức và chủ yếu là quá trình học sinh tự nhận thức, tự học, tự khám phá tìm tòi các tri thức một cách chủ động tích cực, là trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề dưới sự chỉ đạo của giáo viên. 
b/Sử dụng thiết bị dạy học hóa theo hướng tích cực. 
 Bản thân tôi luôn thường xuyên, tích cực sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các thiết bị dạy học hóa học .Tranh ảnh ,dụng cụ hóa chất (được cung cấp theo danh mục) hiện có và các thiết bị dạy học chung như đĩa hình,đầu DVD,tivi,nay là máy chiếu
 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tích cực hóa hoạt động của học sinh. 
 -Thực hiện, sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tích cực .Thiết bị dạy học được sử dụng như phương tiện hỗ trợ nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi nghiên cứu rút ra kiến thức, kiểm tra, vận dụng kiến thức và kĩ năng giúp học sinh hiểu sâu,nhớ lâu kiến thức đã học.
 -Không sử dụng thiết bị một cách hình thức,hời hợt thiếu hiệu quả như:chỉ xem lướt qua chỉ nhìn mà không có yêu cầu (câu hỏi) để học sinh thu thập thông tin rút ra nhận xét, kết luận. 
c/Các hình thức tổ chức dạy học tích cực
 -Các hình thức tổ chức dạy học cần tạo ra một môi trường đảm bảo được mối quan hệ tương tác giữa hoạt động của giáo viên,hoạt động của học sinh và có môi trường an toàn để học sinh tiến hành các hoạt động học tập,có hiệu quả chất lượng.Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục thì có ba hình thức dạy học sau:
 +Học tập trên lớp :-học tập cá nhân
 -học tập hợp tác theo nhóm
 +Học tập ở nhà,trong thư viện, trên mạng intenet
 +Học tập ngoài nhà trường: như tham quan ngoài trời,cơ sở sản xuất 
 -Tuy nhiên tuỳ vào tình hình thực tế của địa phương và của trường mà áp dụng các hình thức dạy học khác nhau.Trong điều kiện của trường THCS Dương Thị Cẩm Vân tôi chủ yếu áp dụng hình thức dạy học trên lớp hay dạy tại phòng chức năng để tiện cho việc thực hành thí nghiệm.Đồng thời phải tuỳ vào từng bài, từng nội dung mà tổ chức cho học sinh học tập cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm.
 Ví dụ: dạy bài 17:DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI.
 Tôi tổ chức dạy tại phòng chức năng:
 Phần I: Tôi tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập hợp tác theo nhóm.(nhóm làm thí nghiệm).sau đó giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời rút ra kết luận, giáo viên nhận xét bổ sung.
 Phần II: Tôi tổ chức dạy học cá nhân: giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời và nắm ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
 Sau đó tôi cho các em làm một số bài tập vận dụng cho cả phần lí thuyết và bài tập để củng cố và khắc sâu kiến thức.
2/ Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng sử dụng một cách tổng hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn hóa học với các kỹ thuật thiết kế tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả.
 -Sử dụng các yếu tố tích cực đã có ở những phương pháp dạy học hóa học như thực hành thí nghiệm, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan,đàm thoại ,sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học. 
 -Sử dụng phương pháp đã có theo hướng tích cực: Thuyết trình ,thí nghiệm và thí nghiệm biểu diễn theo hướng nghiên cứu.
 -Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm,phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục khoa học tự nhiên của các nước trên thế giới: như sử dụng công nghệ thông tin, phương pháp đèn chiếu v..v..
 -Lựa chọn các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh phù hợp mục tiêu, nội dung loại bài hóa học nhất định, đối với từng đối tượng học sinh cụ thể.
 -Phối kết hợp một cách hợp lí,một số phương pháp khác nhằm phát huy cao độ hiệu quả của giờ dạy hóa học tích cực.
 Đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực tức là:
 -Sử dụng yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học nêu vấn đề, đàm thoại tìm tòi,thí nghiệm nghiên cứu..v ..v.
 - Sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình...theo hướng tích cực nhất.
 - Vận dụng một cách sáng tạo có chọn lọc một số quan điểm dạy học mới trên thế giới, thí dụ: dạy học hợp tác, dạy học kiến tạo, dạy học theo dự án...Hiện nay tôi đang áp dụng hai hình thức dạy học hợp tác nhóm nhỏ và dạy học kiến tạo.
 Vd dạy bài luyện tập, ôn tập; tôi thiết kế gián án theo kiểu các sơ đồ chuỗi để học sinh thảo luận đưa ra ý nghĩa của sơ đồ từ đó giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản. ( Đây là một chuyên đề đổi mới mẫu của phòng giáo dục - đào tạo Đầm Dơi đã triển khai đầu năm học 2009- 2010 )
 -Sử dụng phối kết hợp các phương pháp dạy học đã có với thiết bị dạy học hiện đại một cách linh hoạt, sáng tạo giúp học sinh tự học theo cá nhân và nhóm để thu thập và sử lí thông tin. 
 Như vậy để đổi mới phương pháp dạy học hoá học ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp thí nghiệm hoá học.
 + Sử dụng thiết bị dạy học hoá học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học hoá học.
 + Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học hoá học.
 + Sử dụng bài tập hoá học theo hướng dạy học tích cực.
 + Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.
 + phương pháp hệ thống và tóm lược kiến thức theo sơ đồ.
 Ngoài ra tuỳ vào tình hình thực tế của từng đối tượng học sinh và điều kiện của từng trường, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp điển hình của bộ môn để học sinh học tập tích cực.
 Vd dạy bài: Một số o xit quan trọng ( tiết 1 hoá 9 ) nếu ở nơi có sản xuất vôi sống ta nên cho học sinh tham quan thực tế theo nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh viết bản báo cáo thì sẽ có kết quả tốt nhất.
 Trên đây là các phương pháp tôi đã áp dụng trong những năm giảng dạy của bản thân mà tôi thấy đạt hiệu quả tích cực với học sinh và phù hợp với yêu cầu đổi mới "Phương pháp dạy học tích 

File đính kèm:

  • docSKKN HOA9.doc
Giáo án liên quan